Cách Giảm Đau Đầu Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối Hiệu Quả
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênSuốt giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm, thường gặp rất nhiều vấn đề, trong đó đau đầu là tình trạng phổ biến nhất. Với mỗi thời điểm khác nhau, mức độ và nguyên nhân gây bệnh sẽ không giống nhau. Trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối để biết bệnh có gây nguy hiểm không, xuất hiện do yếu tố nào cùng một số biện pháp cải thiện hiệu quả và an toàn nhất.
Đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối có nguyên nhân do đâu?
Đau đầu là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, từ người trẻ đến người già và thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai. Người bệnh lúc này sẽ cảm thấy đau nhức 1 bên đầu hoặc cả đầu, kèm theo đó là cảm giác chóng mặt, buồn nôn, đi không vững và có thể bị ngã nếu cố di chuyển.
Tình trạng đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối được xem là phổ biến, xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm tâm lý, sinh lý và tác động từ các yếu tố bên ngoài môi trường.
Theo thống kê, có đến 80% chị em gặp phải hiện tượng đau đầu trong suốt thời gian mang bầu. Lý do là bởi khi mang thai, hormone trong cơ thể phụ nữ bị thay đổi mạnh mẽ, từ đó gây ra tình trạng căng cơ, thay đổi vóc dáng, hình thể, đồng thời hiện tượng đau đầu xuất hiện chính là phản ứng tự nhiên của cơ thể với sự thay đổi này.
Cùng với đó, ở 3 tháng cuối thai kỳ, kích thước, trọng lượng của thai nhi tăng đáng kể, làm ảnh hưởng đến quá trình máu lưu thông đến khắp các bộ phận của cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh. Khi đó máu không được cung cấp đầy đủ cho não bộ, dẫn đến đau đầu cùng nhiều vấn đề liên quan khác.
Bên cạnh đó, nếu chị em đang mắc phải một số bệnh lý như dị ứng, viêm xoang, nghẹt mũi hoặc căng thẳng, stress, trầm cảm cũng dẫn đến hiện tượng đau đầu thường xuyên.
Ngoài ra, bà bầu bị đau đầu 3 tháng cuối còn bắt nguồn do một số nguyên nhân khách quan, đến từ tác động của môi trường bên ngoài, có thể kể đến như:
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh: Thói quen của đa số chị em khi mang bầu đó là ăn uống không đúng giờ, có thể ăn vặt nhiều hơn và thường xuyên bỏ bữa, bên cạnh đó là việc uống ít nước, thức khuya, ngủ không đủ giấc hoặc sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn cũng là tác nhân gây ra chứng đau đầu.
- Môi trường sống tiêu cực: Đây cũng là yếu tố tác động trực tiếp đến bà bầu và thai nhi. Cụ thể việc tiếp xúc với nhiều tiếng ồn, khói bụi sẽ khiến chị em trở nên bực bội, khó chịu, căng thẳng, mất ngủ, dẫn đến mệt mỏi, đau đầu.
- Nằm ngủ sai tư thế: Chị em khi nằm sai tư thế, đặc biệt thường hay nằm ngửa khiến các mạch máu bị chèn ép và gây đau đầu.
Đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối có gây nguy hiểm không?
Hiện tượng đau đầu khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người. Thực tế đây là tình trạng thường gặp ở hầu hết các thai phụ, có nhiều mức độ khác nhau, đồng thời những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của mẹ và thai nhi cũng không giống nhau.
Thông thường, nếu đau nhức đầu khi mang thai 3 tháng cuối do các yếu tố khách quan tác động như sinh hoạt thiếu khoa học, thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc, ăn không đúng bữa, môi trường sống không đảm bảo,… được xếp vào mức độ nhẹ. Đối với trường hợp này, bệnh đau đầu thường biến mất nhanh chóng khi chị em điều chỉnh lại thói quen ăn uống, sinh hoạt.
Tuy nhiên khi mẹ bầu tăng cân không kiểm soát, dẫn đến quá trình máu lưu thông bị ảnh hưởng, não thiếu oxy có thể gây nguy hiểm, làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ bị băng huyết sau sinh hoặc sảy thai.
Ngoài ra, sự căng thẳng, mệt mỏi do những cơn đau đầu thường khiến bà bầu khó chịu, tâm lý bất ổn, thường xuyên cáu gắt, ăn ngủ không ngon, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Chính sự bực bội, khó chịu, hay cáu gắt của người mẹ gây ảnh hưởng đến tính cách của em bé sau này.
Đặc biệt, theo các chuyên gia, một trong những biến chứng nguy hiểm nhất khi bà bầu đau đầu 3 tháng cuối đó là hiện tượng tiền sản giật – bệnh lý đe dọa đến mẹ và bé, phổ biến ở mẹ bầu trên 40 tuổi. Tiền sản giật khi đau đầu sẽ đi kèm theo các triệu chứng như buồn nôn hoặc nôn, rối loạn thị lực, khó thở, lượng nước tiểu giảm, huyết áp tăng, phù nề,…
Tình trạng đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, do đó chị em không nên xem thường. Đặc biệt khi hiện tượng này kết hợp cùng các biểu hiện dưới đây, mẹ bầu cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp:
- Các cơn đau nhức đầu xuất hiện thường xuyên, có thể đột ngột khi đang ngủ và kéo dài liên tục không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Kèm theo hiện tượng sốt cao, rối loạn thị giác, đau cứng cổ, buồn ngủ, tê buốt đầu.
- Bàn tay, bàn chân và mặt bị có thể sưng phù.
- Tăng cân đột ngột.
- Đau đầu kèm theo tình trạng đau bụng trên và bụng dưới xương sườn.
- Nghẹt mũi, đau răng, đau cổ, mỏi mắt.
Biện pháp cải thiện tình trạng đau đầu khi mang thai
Đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và chất lượng cuộc sống của thai phụ. Do đó người bệnh cần nhanh chóng tìm cách cải thiện để ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra. Trong trường hợp áp dụng những biện pháp dưới đây nhưng không cho hiệu quả khả quan, bạn cần tìm đến sự hỗ trợ và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Một số cách làm giảm tình trạng đau đầu khi mang thai đó là:
Chườm ấm hoặc chườm lạnh
Khi bị đau đầu, người ta thường ưu tiên chườm nóng hoặc chườm lạnh. Đây là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện và vô cùng an toàn, không gây tác động tiêu cực đến thai nhi. Việc chườm nóng giúp thân nhiệt tăng nhanh, làm giãn cơ, giảm kích thích thần kinh, tăng tuần hoàn máu, từ đó giảm cơn đau đầu nhanh chóng. Trong khi đó, chườm lạnh hỗ trợ giảm thân nhiệt, giảm sung huyết cục bộ và giảm cảm giác đau nhức, khó chịu.
Tùy từng trường hợp, bạn có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh sao cho phù hợp. Nếu hiện tượng đau đầu xảy ra do stress, áp lực, căng thẳng, nên chườm lanhj. Ngược lại chườm nóng sẽ được áp dụng cho trường hợp đau đầu do viêm xoang, viêm mũi,…
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 1 chiếc khăn sạch và mềm.
- Nhúng khăn vào nước nóng ấm hoặc dùng khăn bọc đá lạnh, sau đó đặt trực tiếp lên trán, kết hợp massage nhẹ nhàng.
- Chú ý nhiệt độ không quá nóng hoặc quá lạnh vì sẽ gây tổn thương cho da.
Massage giảm đau
Bên cạnh chườm nóng hoặc chườm lạnh, bà bầu 3 tháng cuối bị đau đầu có thể massage để giảm đau ngay lập tức. Biện pháp này cũng đảm bảo an toàn, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Chị em có thể áp dụng cách massage cải thiện cơn đau nhức như sau:
- Bạn chuẩn bị tinh dầu, cho ra bát rồi đặt vào lò vi sóng khoảng 2 phút để làm ấm tinh đầu.
- Dùng lược chia tóc thành từng phần nhỏ, tiếp đến sử dụng các đầu ngón tay nhúng vào tinh dầu rồi xoa bóp trực tiếp lên da đầu theo vòng tròn.
- Tiếp tục nhúng thêm lần nữa, massage tại khu vực cả hai bên tai và sau cổ.
- Chú ý thực hiện các động tác xoa bóp chậm rãi, nhẹ nhàng, không nên dùng lực quá mạnh. Đồng thời để tinh dầu lưu lại trong khoảng 30 phút đến 1 giờ đồng hồ rồi gội lại với nước sạch.
Sử dụng tinh dầu cải thiện tình trạng đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối
Bệnh đau đầu có thể được cải thiện nhờ sử dụng tinh dầu, cụ thể là phương pháp trị liệu bằng tinh dầu thiên nhiên aromathepy. Nhờ hương thơm của dược liệu tự nhiên, cơ thể được tác động tích cực, giảm đau nhức, giảm sự căng thẳng, áp lực. Bên cạnh đó, biện pháp này còn giúp hạ huyết áp, tránh rụng tóc và cảm giác ngứa ngáy do eczema gây ra, kích thích ngủ ngon hơn.
Do mang đến nhiều công dụng cho cơ thể, trị liệu bằng tinh dầu để giảm đau đầu được các chuyên gia khuyến khích bà bầu áp dụng. Chị em mang thai 3 tháng cuối ngửi mùi tinh dầu thường xuyên sẽ giúp thư giãn, tinh thần thoải mái, ổn định và giảm đau nhanh chóng.
Bạn có thể sử dụng tinh dầu yêu thích hoặc chọn một số loại đặc biệt tốt cho sức khỏe như tinh dầu bạc hà, tinh dầu oải hương, tinh dầu hương thảo, tinh dầu quế, tinh dầu sả,… Đặt lọ tinh dầu trong phòng ngủ hoặc đeo túi tinh dầu bên mình chính là cách chị em nên áp dụng.
Uống trà gừng
Gừng chính là loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình, không chỉ giúp tăng thêm hương vị cho món ăn, nguyên liệu này còn được sử dụng làm vị thuốc trong Đông y, hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh lý. Nghiên cứu Y học cổ truyền cho rằng, gừng có vị cay, tính ấm, quy kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng tiêu đàm, phát tán, giảm đau đầu hiệu quả.
Bên cạnh đó, Y học hiện đại cũng tìm hiểu gừng có chứa nhiều thành phần có lợi giúp giãn nở mạch máu, kích thích máu lưu thông lên vùng não bộ, đồng thời được sử dụng như một chất kháng viêm, chống oxy hóa. Vậy nên bà bầu 3 tháng cuối có thể dùng gừng để cải thiện tình trạng đau đầu của mình.
Cách thực hiện:
- Bạn cần chuẩn bị một vài lát gừng tươi đã được sơ chế sạch, 1 thìa mật ong và 1 ly nước ấm.
- Cho gừng tươi vào ly nước, thêm mật ong, khuấy đều để tạo thành hỗn hợp đồng nhất và các dưỡng chất từ gừng chiết ra nước.
- Chị em uống khi trà còn ấm, sử dụng hàng ngày để bệnh được cải thiện nhanh chóng.
Bầu 3 tháng cuối bị đau đầu nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý
Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối đó là thói quen sinh hoạt không khoa học, thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc. Do đó để cải thiện tình trạng này, cách tốt nhất là bạn nên cân bằng thời gian nghỉ ngơi, làm việc của mình.
Theo các chuyên gia, mẹ bầu khi được nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc sẽ giảm được tình trạng căng thẳng, áp lực, stress, giữ tinh thần luôn thoải mái, từ đó thúc đẩy máu lưu thông tốt hơn và ngăn ngừa chứng đau đầu.
Do đó, phụ nữ trong giai đoạn mang thai hãy tạo cho mình thói quen ngủ trước 23h, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, không làm việc quá sức, cân bằng thời gian cho bản thân, đồng thời đảm bảo không gian sống trong lành, thoải mái, yên tĩnh để cơ thể được thư giãn và giúp giấc ngủ ngon hơn.
Thường xuyên tập luyện thể dục với bài tập nhẹ nhàng
Chị em khi mang bầu thường xuyên mệt mỏi, khó chịu nên ít dành thời gian vận động, tập luyện thể dục khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề hơn. Thực tế đã chứng minh rằng, thường xuyên vận động với các bài tập nhẹ nhàng và phù hợp với thể trạng sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, giúp cơ thể dẻo dai, ngăn ngừa các bệnh về xương khớp, thúc đẩy máu lưu thông tốt hơn, đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động đúng chức năng của mình.
Phụ nữ mang thai có thể lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản để tập luyện hàng ngày như yoga, thiền, đi bộ,… sẽ giúp giảm cơn đau nhức đầu hiệu quả nhất.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ dinh dưỡng tác động rất lớn đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, nếu không ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, cơ thể dễ mắc nhiều bệnh lý, trong đó có đau đầu.
Vậy nên mẹ bầu cần bổ sung những món ăn dinh dưỡng vào thực đơn của mình, ưu tiên thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất, tốt nhất nên ăn đầy đủ 3 bữa chính và 2 bữa phụ mỗi ngày.
Hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước, đồng thời có thể chuẩn bị hoa quả sấy khô, sữa, bánh quy để ăn vào bữa phụ. Ngoài ra, chị em nên tránh xa đồ uống có cồn, cà phê, thuốc lá để đảm bảo an toàn cho bản thân và em bé trong bụng.
Lưu ý để phòng tránh và cải thiện
Nếu bà bầu 3 tháng cuối bị đau đầu, cần chú ý những vấn đề dưới đây để tăng hiệu quả chữa trị, đồng thời bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và thai nhi:
- Mẹ bầu cần thăm khám bác sĩ ngay khi cơn đau không thuyên giảm hoặc xuất hiện thêm những biểu hiện bất thường.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì thuốc tiềm ẩn nhiều tác hại cho mẹ và bé.
- Bạn có thể kết hợp nhiều cách cải thiện đau đầu kể trên để đẩy nhanh thời gian phục hồi và ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Tham khảo bác sĩ để sử dụng các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng bổ sung sắt, DHA, EPA, vitamin, canxi, magie,… giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ tốt nhất cho quá trình phát triển của thai nhi.
- Thăm khám định kỳ 3 tháng/lần để kịp thời phát hiện những bất thường để xử lý và phòng tránh bệnh đau đầu có thể xảy ra.
Có thể thấy đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối là hiện tượng phổ biến và thường gặp ở số đông mẹ bầu. Bệnh có nhiều mức độ và ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe người mắc, do đó bạn không nên chủ quan. Hy vọng qua nội dung trong bài viết, chị em đã có cho mình những kiến thức bổ ích để phòng tránh và cải thiện nhanh chóng bệnh đau đầu.
Liên hệ Phòng khám Nhất Nam Y Viện :
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
- Website: nhatnamyvien.com
- Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!