CHÀM (Eczema)

Bệnh chàm (Eczema) là một loại bệnh da liễu thường gặp, đây là nỗi ám ảnh của rất nhiều người đã từng mắc. Bệnh không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn khiến họ mất tự tin trong cuộc sống, giao tiếp với mọi người xung quanh. Do đó, mỗi người cần hiểu rõ về bệnh lý để phòng tránh cũng như biết cách điều trị dứt điểm, hiệu quả nhất.

Định nghĩa

Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương - chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh cho biết: bệnh chàm da hay còn gọi bằng tên khoa học là Eczema là tình trạng viêm da ở thể cấp và mãn tính. Những vết mẩn ngứa, nổi đỏ, vùng da sần sùi, phát ban gây cảm giác ngứa ngáy, dai dẳng khó chịu, kèm theo đó là nhiều biến chứng khác.

Chàm da ảnh hưởng đến những tế bào biểu bì dưới da, những mụn nước li ti tạo thành từng mảng, từng mảng. Chàm da khiến người bệnh tự ti trong cuộc sống và giao tiếp xung quanh, bởi chàm da thường xuất hiện ở những da để lộ như cánh tay, chân, cổ và cả ở trên mặt.

Hình ảnh người mắc bệnh chàm
Hình ảnh người mắc bệnh chàm

Đối tượng bệnh lý

Chàm da xuất hiện ở mọi lứa tuổi và chừa bất kỳ một đối tượng nào. Trong đó đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất phải kể đến:

  • Trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu.
  • Trẻ em thường xuyên nghịch, chơi và không vệ sinh tay chân sạch sẽ.
  • Các bà nội trợ, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, nước tẩy rửa, dầu rửa bát.
  • Công nhân, nhân viên vệ sinh hoặc làm việc tại các khu hóa chất, độc hại.
  • Những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị kích ứng khi thay đổi thời tiết, môi trường, điều kiện sống.
  • Người có bố mẹ đã từng mắc bệnh chàm da.

Nguyên nhân

Theo nghiên cứu khoa học có đến hơn 2000 nguyên nhân gây bệnh Eczema khác nhau. Trong đó phải kể đến những yếu tố cơ bản gây bệnh như:

  • Yếu tố di truyền: Như đã nói, bệnh chàm có khả năng di truyền giữa những người có cùng huyết thống. Đặc biệt nếu người mẹ bị chàm da thì khả năng cao là con cái của họ cũng sẽ bị. Nhiều bé sẽ phát tác bệnh ngay từ khi sơ sinh, vừa sinh ra, nhưng nhiều bé lại phát bệnh muộn hơn có khi là lúc dậy thì, lúc lại là trưởng thành,… thời gian khó để kiểm soát được.
  • Yếu tố dị nguyên: Dị nguyên ở đây chính là những loại hóa chất độc hại, mỹ phẩm sử dụng, thuốc, hay những loại thảo dược dị ứng với cơ thể,…. Khi những tác nhân tác động trực tiếp vào cơ thể, nếu hệ thống miễn dịch tốt thì chỉ là dị ứng bình thường. Nhưng nhiều trường hợp nặng hơn, gây phát ban, mẩn đỏ, viêm da dị ứng, chàm da,…

Các loại mỹ phẩm chứa hóa chất cũng là nguyên nhân gây bệnh
Các loại mỹ phẩm chứa hóa chất cũng là nguyên nhân gây bệnh

  • Bị bệnh chàm da có yếu tố vi sinh: Trong trường hợp người bệnh bị da sần sùi do dị ứng, cơ địa,.. lại gặp điều kiện thời tiết nóng ẩm, bề mặt da trở thành điều kiện thuận lợi để các vi sinh vật xâm chiếm, gây bệnh.
  • Thể trạng kém: Hệ thống miễn dịch của con người giống như một tấm lá chắn để ngăn chặn tất cả những loại vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh bảo vệ sức khỏe con người. Tuy nhiên khi tấm lá chắn này suy giảm khả năng miễn dịch thì sẽ dễ bị các yếu tố ngoại sinh tấn công, khả năng mắc bệnh mà cụ thể là chàm da sẽ yếu tố.
  • Người bị bệnh mãn tính: Chàm da là một trong những biến chứng thường gặp khi người bệnh mắc xơ gan, hen phế quản, viêm thận,….Như vậy chỉ cần điều trị bệnh nền thật tốt cùng sử dụng thuốc bôi là có thể điều trị dứt điểm bệnh. Ngoài ra bạn có thể phòng tránh bệnh một cách tốt hơn.

Nhiều người thắc mắc bệnh chàm có lây không? Với giải đáp từ nguyên nhân gây bệnh có thể thấy là bệnh chàm không lây lan. Tuy nhiên nhiều người thường thấy một gia đình có bố hoặc mẹ chàm da thì con cái của họ cũng bị. Thực ra bệnh không lây giữa những người khác lạ với nhau nhưng lại có yếu tố di truyền trong quan hệ huyết thống.

"Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho biết, phần lớn những người bị chàm da đều là do họ bị dị ứng với những tác nhân gây bệnh như hóa chất, khói bụi, môi trường sống,…. Chàm da không phải gây ra từ những loại vi khuẩn, virus, hay nấm. Cho nên nó không có khả năng lây nhiễm trong cộng đồng", bác sĩ Phương cho hay.

Tuy nhiên, bệnh chàm không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác nhưng lại có khả năng lây nhiễm từ vùng da này sang vùng da khác trên cơ thể người bệnh.

Cho nên người bệnh cần phải thực sự biết cách điều trị, chăm sóc da, tránh tình trạng bội nhiễm vi khuẩn, tạo điều kiện lây lan vùng da bị bệnh. Lúc đó, tình trạng bệnh sẽ ngày càng nặng hơn và để điều trị dứt điểm là rất khó.

Triệu chứng và biến chứng

Bệnh chàm được phân thành nhiều bệnh nhỏ khác nhau và có từng dấu hiệu riêng. Dưới đây là những triệu chứng chung thường gặp nhất ở tất cả những người bị bệnh chàm da.

  • Vùng da tấy đỏ: Triệu chứng bệnh Eczema thường gặp nhất chính là vùng da bị bệnh tấy đỏ, xuất hiện những mảng hồng, đỏ, khác biệt hoàn toàn so với những vùng da khác. Lớp da này gây tình trạng sưng ngứa, nóng rát, gần giống như bị dị ứng thức ăn, nên người bệnh thường bỏ qua mà chỉ uống thuốc chữa dị ứng.
  • Xuất hiện mụn nước: Sau những vùng da tấy đỏ lên chính là mụn nước nổi lên nhiều hơn, mụn nhỏ li ti nếu gãi vỡ ra sẽ chảy dịch trong suốt. Chúng sẽ xuất hiện nhiều hơn, đùn lớp này lên lớp khác. Nếu không vỡ thì sau vài ngày sẽ khô lại và tự bong vẩy ra. Tuy nhiên thường thì những mụn nước này rất ngứa mà người bệnh không chịu được sẽ gãi, lớp dịch chảy ra rồi phần da sẽ đóng vẩy lên như da rắn.
  • Da khô nứt nẻ, bong tróc: Đó là khi mụn nước vỡ ra, vùng da khô lại và bong tróc từng mảng một. Khi bong ra hết thì vùng da sẽ trở nên, bóng giống như sẹo để lại.

Da khô, bong tróc, nứt nẻ
Da khô, bong tróc, nứt nẻ

  • Hình thành tảng da “hằn cổ trâu”: Đây là tên gọi để chỉ những vùng da bị chàm càng dày lên, do tái phát nhiều lần. Màu sắc ở vùng da này cũng đậm màu hơn những vùng bình thường khác. Đây là mầm bệnh mà nếu bạn gãi ở đây rồi lại gãi ở vùng da không bị bệnh thì khả năng lây lan là vô cùng cao.

Bệnh Eczema không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh, song ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh gây nên những vết mẩn ngứa, sưng tấy thường xuất hiện ở vùng cánh tay, cổ, mặt và chân khiến người bệnh ngại giao tiếp, tự ti với ngoại hình của mình.

Người bệnh thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, gãi liên tục, cơ thể bứt rứt không yên, nôn nao, khó chịu. Nhiều trường hợp còn gặp phải tình trạng sốt nhẹ, miên man, buồn nôn,…

Hành động gãi vô tình làm tổn thương vùng da bị bệnh, khiến vị trí đó bị nhiễm trùng chảy dịch, mủ, tạo điều kiện thuận lợi cho những loại vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Từ đó người bệnh dễ mắc những bệnh lý khác, hệ thống miễn dịch kém đi và xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, khó thở,…

Ngoài ra vòng tuần hoàn “ngứa – gãi – lây lan”, khiến cho bệnh không những không khỏi lại còn tái phát lại, lan sang nhiều vùng khác. Gãi nhiều còn để lại sẹo trên những vùng da bị thường, càng khiến người bệnh mất tự tin hơn.

Bệnh chàm (Eczema) không quá nguy hiểm nhưng lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống
Bệnh chàm (Eczema) không quá nguy hiểm nhưng lại gây nhiều bất tiện trong cuộc sống

Bên cạnh đó, bệnh chàm da nặng hoàn toàn có thể đi vào máu, lúc này việc điều trị lại càng khó khăn hơn, người bệnh sẽ mang bệnh suốt đời. Có hai kiểu nhận biết chàm da đã ăn vào máu:

  • Kiểu 1: Bạn bị chàm da, đã chữa khỏi nhưng cứ uống rượu bia hay đồ hải sản thì vùng chàm lại xuất hiện, nặng hơn và ở nhiều vị trí khác nhau.
  • Kiểu 2: Bạn bị chàm da ở cánh tay, chữa khỏi và vùng chàm đã lặn mất. Nhưng nay sau đố, chúng lại xuất ở vị trí khác. Cứ thế, điều trị khỏi chỗ này thì chỗ khác lại xuất hiện.

Cả hai trường hợp trên đều là dẫn chứng cho việc tràm da đã ăn vào máu, việc điều trị là rất khó. Và lúc ấy nếu bạn sinh con thì chắc chắn chúng sẽ bị bệnh chàm do di truyền dòng máu.

Các dạng chàm da

Bệnh chàm có thể có nhiều thể bệnh khác nhau. Người ta căn cứ vào hình dáng vết chàm, màu sắc, dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh mà xác định và phân loại bệnh. Một số thể chàm phổ biến nhất và cách nhận biết:

Viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là thể chàm phổ biến nhất mà nhiều người mắc phải. Viêm da dị ứng cùng hen suyễn và sốt hoa cỏ là bộ 3 được gọi là Hay fever gây nguy hiểm cho người bệnh. Một vài trường hợp sẽ cùng bị cả 3 biến chứng trên.

Triệu chứng của viêm da dị ứng thường thấy:

  • Phát ban ở vùng da để hở nhiều nhất như tay, chân, cổ.
  • Vùng da phát ban dần trở nên mẩn đỏ, ngứa, sẫm màu hơn những vùng da không bị bệnh.
  • Những mụn nước cũng dần xuất hiện gây ngứa ngáy và chứa dịch lỏng

Nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm da dị ứng chính là do cơ thể không chống lại được tác nhân kích ứng và dị ứng. Người bệnh cũng có thể mắc viêm da do di truyền hoặc do môi trường sống không sạch sẽ dễ gây kích hoạt mầm bệnh.

Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng

Bệnh chàm tiếp xúc

Bệnh chàm tiếp xúc là do người bệnh thường xuyên tiếp xúc với tác nhân kích ứng như hóa chất độc hại, nước rửa bát, sữa tắm,… Cụ thể, bệnh được phân loại thành 3 thể nhỏ theo tính chất:

  • Chàm da do tiếp xúc dị ứng: Đó là khi người bệnh tiếp xúc với những tác nhân lạ khiến cơ thể tự giải phóng ra những chất kích ứng.
  • Chàm da do tiếp xúc ánh sáng: Trường hợp này hiếm gặp hơn, đó là người bệnh bị chàm khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
  • Chàm da do kích ứng: Đó là người bệnh tiếp xúc với hóa chất, mỹ phẩm, sữa tắm có thành phần độc hại không được phép dùng lên da.

Dấu hiệu của bệnh chàm tiếp xúc thường gặp nhất là: Mẩn đỏ, ngứa ngáy, cảm giác châm chích, mụn nước nhỏ li ti,…

Bệnh chàm do tiếp xúc với các dị nguyên
Bệnh chàm do tiếp xúc với các dị nguyên

Bệnh chàm tổ đỉa

Bệnh chàm tổ đỉa thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới do họ thường xuyên làm những công việc nội trợ tiếp xúc với nước, dầu rửa bát, nước tẩy rửa,…

Biểu hiện bệnh chàm tổ đỉa thấy rõ nhất chính là những mụn nước xuất hiện li ti ở các kẽ ngón tay, ngón chân gây lở loét và ngứa ngáy, khó chịu.

Nguyên nhân chủ yếu là do những tác nhân kích ứng mà người bệnh tác động vào.

Hình ảnh bệnh chàm tổ đỉa
Hình ảnh bệnh chàm tổ đỉa

Bệnh chàm thể địa

Chàm thể địa còn có tên gọi khác được nhiều người biết đến hơn là viêm da cơ địa. Bệnh này thường được di truyền giữa những người cùng huyết thống và dễ tái phát lại nhiều lần trong đời.

Dấu hiệu bệnh chàm là những vùng da bị đổi màu sậm, da khô và nứt nẻ hơn. Bệnh thường hình thành thành từng mảng lớn và lan rộng ra nhiều vùng xung quanh khác nếu như không có biện pháp điều trị kịp thời.

Thể chàm tổ đỉa tương đối nguy hiểm
Thể chàm tổ đỉa tương đối nguy hiểm

Chàm thể đồng tiền

Đúng như tên gọi thì vùng da bị bệnh có hình tròn như đồng tiền. Cách nhận biết bằng mắt thường là rất dễ dàng. Vùng da bị bệnh sẽ có hình và màu sắc khác biệt hoàn toàn so với những vùng da khác.

Bệnh chủ yếu gây ngứa ngáy và khó chịu. Gãi nhiều sẽ khiến vùng da bị bong tróc và xước làm cơ hội để vi khuẩn tấn công gây nên những căn bệnh khác.

Bệnh điều trị khỏi một thời gian sẽ lại tái phát lại, rất khó để trị dứt điểm. Tuy nhiên nếu biết chăm sóc và điều trị đúng cách, bạn vẫn có thể kiểm soát bệnh một cách tốt nhất.

Những vết chàm hình đồng tiền tròn dễ nhận biết
Những vết chàm hình đồng tiền tròn dễ nhận biết

Chàm da đầu

Thể chàm da dầu còn được gọi là viêm da tiết bã da dầu. Biểu hiện của bệnh chàm là da đầu bị ngứa ngáy, đỏ lên, bong tróc thành từng lớp vảy sừng.

Vè cơ bản, bệnh chàm da dầu là bệnh lành tính, không lây giữa mọi người. Tuy nhiên, chúng lại khiến da đầu bong thành từng mảng gây mất thẩm mỹ và làm người bệnh cảm thấy ngại giao tiếp với mọi người.

Nguyên nhân gây bệnh là do tuyến bã nhờn hoạt động bị rối loạn, nấm men xuất hiện hoặc do cơ thể bị dị ứng với tác nhân gây bệnh như dầu gội đầu chứa thành phần kích ứng,… Bệnh cũng có tính di truyền cao, đa phần những gia đình nào có bố mẹ mắc bệnh thì con cái của họ cũng sẽ mắc bệnh.

Hình ảnh chàm da đầu với từng mảng bong tróc
Hình ảnh chàm da đầu với từng mảng bong tróc

Dấu hiệu nhận biết rõ nhất là ngay dưới từng chân tóc xuất hiện những mảng da đổi màu cùng lớp da bong tróc lên khi chúng ta vuốt tóc nhẹ. Cảm giác ngứa ngáy cũng sẽ không tránh khỏi khi bị mắc bệnh.

Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sơ sinh hay còn gọi là chàm sữa, bệnh xuất hiện nhiều chủ yếu ở các bé từ 2 tuần tuổi đến 2 năm tuổi. Khi bé bị bệnh sẽ xuất hiện những vùng da đổi màu, cảm giác ngứa ngáy, bé khó chịu, quấy khóc, thậm chí là sút cân.

Nguyên nhân chủ yếu bệnh Eczema ở trẻ là do cơ thể, sức đề kháng và hệ miễn dịch còn kém nên phản ứng lại với môi trường sống và điều kiện thời tiết. Hoặc do mẹ sử dụng một số loại mỹ phẩm, sữa tắm, dầu gội đầu có chứa thành phần kích ứng da của bé.

Chẩn đoán bệnh học

Bệnh nhân sẽ được chỉ định khám lâm sàng dựa trên những dấu hiệu xuất hiện trên da và tiểu sử bệnh của gia đình.

Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về tiểu sử gia đình đã từng có ai mắc bệnh chàm da hay không, quan sát những dấu hiệu, triệu chứng mà họ đang gặp phải để bước đầu chẩn đoán lâm sàng.

Sau đó, bệnh nhân cũng sẽ được bác sĩ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh đã ăn vào máu hay chưa. Ngoài ra còn được lấy tế bào da ở vùng da bị bệnh để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và tình trạng da hiện tại.

Khi bệnh nhân đã làm một số xét nghiệm, dựa trên kết quả ghi nhận, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.

Giải pháp điều trị

Khi bệnh nhân đã làm một số xét nghiệm, dựa trên kết quả ghi nhận, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.

Điều trị bệnh Eczema – chàm bằng mẹo dân gian

Trong dân gian hiện nay lưu truyền rất nhiều mẹo dân gian điều trị bệnh chàm tại nhà. Ưu điểm của phương pháp này chính là đơn giản, dễ thực hiện, dùng được cho cả trẻ nhỏ và người lớn, giá thành rẻ, hiệu quả tốt.

Tuy nhiên có một nhược điểm khi điều trị bằng mẹo dân gian đó là không trị dứt điểm tình trạng bệnh. Nó chỉ giúp bạn đỡ ngứa, cấp ẩm cho da và giảm những triệu chứng của bệnh.

Bạn nên kết hợp thêm những phương pháp khác nhau dùng thuốc uống để tăng hiệu quả hơn. Nếu không chỉ áp dụng mẹo vặt tại nhà, sau một thời gian bệnh sẽ rất dễ tái phát lại nguy hiểm và càng khó để điều trị hơn.

Bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian sau:

Chữa bệnh chàm da bằng củ nghệ tươi

Trong nghệ có hàm lượng chất Curcumin tương đối cao, đây là một chất chống oxy hóa tương đối mạnh giúp kháng viêm, kháng khuẩn rất cao. Nghệ sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng, giảm mẩn đỏ và giảm ngứa rất tốt. Cách sử dụng như sau:

  • Bạn chuẩn bị một củ nghệ tươi, rửa sạch và gọt vỏ cho vào cối giã nát, chắt lấy nước cốt. Tùy từng vùng da cần sử dụng mà căn chỉnh liều lượng phù hợp.
  • Bạn dùng bông nhúng vào dung dịch sát khuẩn, sát trùng lên vùng da bị chàm để làm sạch da. Sau đó dùng một chiếc khăn bông sạch để thấm khô vùng da.
  • Dùng bông gòn thấm vào cốt nghệ và thoa đều lên da.
  • Mỗi ngày thoa đều đặn liên tục từ 2 – 3 lần, kiên trì thực hiện để thấy những sự thay đổi nhất định trên vùng da bị bệnh

Nghệ chứa rất nhiều Curcumin để giúp kháng viêm hiệu quả
Nghệ chứa rất nhiều Curcumin để giúp kháng viêm hiệu quả

Dùng của khoai tây

Khoai tây dùng để cấp ẩm cho da, hạn chế tình trạng khô da, nứt nẻ vô cùng tốt. Ngoài ra những thành phần trên da còn có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, ức chế sự hoạt động của những loại vi khuẩn gây bệnh trên da. Cách sử dụng như sau:

  • Bạn lấy một củ khoai tây, lột bỏ vỏ ngoài và rửa sạch.
  • Đem củ khoai tây đi hấp chín, dùng thìa nghiền nhuyễn ra.
  • Làm sạch vùng da bị bệnh bằng bông với dung dịch sát khuẩn.
  • Bạn đắp trực tiếp khoai tây đã được nghiền lên vết chàm, dùng băng gạc quấn lại để chúng không bị rơi ra.
  • Đắp khoảng 30 phút thì tháo ra và dùng nước ấm để rửa lại vùng da.
  • Mỗi ngày bạn đắp khoảng 2 lần như thế, tình trạng bệnh sẽ tiến triển hơn rất nhiều.

Điều trị chàm da bằng đông y

Bệnh Eczema và cách điều trị bằng Y học cổ truyền mang lại nhiều lợi ích khác nhau. Thuốc Y học cổ truyền từ lâu đã được xem là rất an toàn, lành tính với những loại thảo dược đến từ thiên nhiên, hiệu quả điều trị bệnh cao nếu sử dụng trong thời gian dài.

Hơn nữa các thành phần có trong thuốc Y học cổ truyền không chỉ co một tác dụng là chữa bệnh chàm mà còn đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể và tăng cường sức khỏe. Người bệnh sẽ không bị lạm dụng thuốc hay gặp tác dụng phụ.

Điều trị Eczema – bệnh chàm bằng thuốc Tây y

Cách chữa bệnh Eczema bằng thuốc tây được nhiều người áp dụng hiện nay. Thuốc Tây có tác dụng nhanh, hiệu quả rõ ràng, nhanh chóng làm dịu những cơn ngáy, khó chịu. Đặc biệt với những loại thuốc bôi còn có tác dụng làm mềm da, cấp ẩm cho da để hạn chế tình trạng bong tróc, khô da, nứt nẻ.

Tuy nhiên, thuốc Tây đòi hỏi người bệnh phải sử dụng thật kiên trì đúng liệu trình và quy định theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời thuốc Tây rất dễ gây phản ứng phụ, lạm dụng thuốc. Một số trường hợp bị bệnh chàm do dị ứng thuốc thì đây không phải là một phương pháp điều trị tốt mà còn khiến tình trạng trở nên nặng hơn.

Một số loại thuốc Tây được sử dụng nhiều nhất để điều trị bệnh chàm:

Thuốc bôi có 3 dạng chính là hồ nước, dung dịch và thuốc mỡ

  • Hồ nước: Thưởng cho những người mới khởi phát bệnh.
  • Dung dịch: Khi bệnh dần chuyến nag giai đoạn nặng hơn, những tảng da sần sùi ngày càng nhiều, dày cộm lên.
  • Thuốc mỡ: Hay còn gọi là kem trị chàm dùng cho giai đoạn mãn tính (thuốc bôi loại này thường được áp dụng cùng thuốc uống để tăng hiệu quả sử dụng).

Thuốc uống trị chàm được chia thành nhiều loại khác nhau:

  • Thuốc chống ngứa: Siro Théralèn, Siro Phenergan, Chlorpheniramin,…người bệnh sẽ đỡ ngứa và gãi hơn. Từ đó, giúp da khô để áp dụng những điều trị tại nhà khác được hiệu quả
  • Thuốc chống bội nhiễm: Đó là một số loại kháng sinh như Amoxicilin, Cephalosporin, Erythromycin, Tetracyclin, thuốc kháng Histamine,….giúp giảm tình trạng sưng tấy, mẩn ngứa. Những loại thuốc này thường được kê để uống liên tục từ 7 – 10 ngày.
  • Thuốc uống chứa Corticoid: Bao gồm những loại thuốc Methylprednisolone, Fluocinolone, Prednisone, Hydrocortisone, Prednisolone,… giúp ức chế miễn dịch và chống dị ứng.
  • Viên uống bổ sung: Trong một số trường hợp bệnh nhân sẽ được yêu cầu bổ sung thêm Vitamin C, E, Omega3,… bằng cách sử dụng viên uống, vừa nâng cao sức khỏe vừa nâng cao hiệu quả điều trị.

Thuốc Tây y sử dụng trong điều trị có tác dụng giảm các triệu chứng bệnh nhanh chóng
Thuốc Tây y sử dụng trong điều trị có tác dụng giảm các triệu chứng bệnh nhanh chóng

Liệu pháp ánh sáng chữa bệnh Eczema - chàm

Liệu pháp ánh sáng hay còn được gọi là liệu pháp quang học. Bệnh sẽ tiếp xúc trực tiếp với một lượng nhỏ tia cực tím UVB (tùy từng thể bệnh mà sẽ sử dụng loại tia ánh sáng khác nhau).

Tia này xuyên qua da và điều trị tận gốc chàm da. Thời gian điều trị thương kéo dài 2 – 3 tháng và mỗi tháng từ 2 – 3 lần. Mỗi lần thực hiện chỉ mất vài phút nhưng hiệu quả lại vô cùng cao.

Đây được xem là biện pháp khoa học tốt nhất dành cho những người bị chàm da mãn tính để điều trị bệnh.

Lưu ý điều trị

Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng nhiều biện pháp khác nhau thì chú ý đến chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Việc này vừa để ngăn chặn việc lây lan hoặc làm bệnh trở nên nặng hơn.

Bệnh chàm nên ăn gì?

Bệnh chàm nên ăn gì để có một sức khỏe tốt và hạn chế bệnh phát triển nặng hơn. bạn cần bổ sung thêm:

  • Những loại rau củ quả giàu chất xơ và vitamin: Rau xanh, táo, nho, quýt, đu đủ,….giúp tăng cường sức mạnh cho hệ thống miễn dịch. Đồng thời đẩy nhanh quá trình sản xuất, tái tạo và phục hồi những vùng da bị tổn thương.
  • Các loại thức ăn giàu Omega 3: Dầu cá, dầu hạt lanh, dầu anh thảo,….giúp tăng cường khả năng chống viêm và kháng khuẩn rất tốt.
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt ít tinh bột nhưng cũng rất giàu chất chống oxy hóa, rất tốt cho cơ thể trong quá trình điều trị bệnh.
  • Thịt lợn nạc: Đây là loại thịt tốt nhất mà người bệnh nên sử dụng trong thời gian trị bệnh, cung cấp đủ dưỡng chất nuôi cơ thể.

Nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể khi bị bệnh
Nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể khi bị bệnh

Người bị bệnh chàm nên kiêng gì?

Người bị bệnh chàm nên kiêng một số loại thực phẩm nhất định. Bởi nếu sử dụng sẽ khiến bệnh lây lan nhanh hơn, những vùng da bị bệnh ngứa dữ dội hơn cũng như sưng, viêm nặng nề hơn.

  • Hải sản: Thực phẩm đầu tiên bạn không được sử dụng khi điều trị hoặc mắc bệnh chàm chính là hải sản. Hải sản có thể khiến vết thương nhiễm trùng, mưng mủ và vỡ ra. Một vài trường hợp nặng hơn còn gây suy hô hấp, khó thở hơn.
  • Thịt bò, thịt gà: Trong cả hai loại thịt này đều chứa rất nhiều Protein lạ, lại có tính nóng. Cho nên khi sử dụng sẽ kích ứng, gây ngứa ngáy, khó chịu và bứt rứt, những vùng da bị tổn thương càng mẩn đỏ và sưng tấy hơn.
  • Đồ hộp, đồ đóng sẵn: Những loại thực phẩm này chứa rất nhiều chất bảo quản, phụ gia. Khi những chất này đi vào cơ thể sẽ tích tụ lại ở những tế bào gây hiện tượng dị ứng càng trở nên nặng hơn.
  • Đồ uống có gas, chất kích thích: Bản thân người khỏe mạnh đã không nên sử dụng quá nhiều đồ uống có gas và chất kích thích chứ không riêng gì người bệnh chàm. Những thành phần bên trong khi đo vào cơ thể có thể kích thích giải phóng các Histamin gây dị ứng và triệu chứng của bệnh thêm nặng hơn.

Phòng ngừa bệnh học

Bệnh chàm không quá nguy hiểm nhưng loại khiến người bệnh cảm thất rất bất tiện trong cả cuộc sống sinh hoạt và giao tiếp với mọi người. Vì thế mỗi chúng ta hãy phòng tránh bệnh bằng cách:

  • Vệ sinh cơ thể hằng ngày bằng cách tắm rửa sạch sẽ. Bạn có thể pha thêm những loại dung dịch sát khuẩn độ cồn thấp hoặc nước lá chè xanh, lá trầu không để tắm cùng cho sạch da.
  • Vệ sinh không gian sống, lau chùi nhà cửa, giặt giũ thường xuyên, chăn, chiếu, màn ngủ,… để loại bỏ những tác nhân gây kích ứng da.
  • Luôn giữ ẩm cho da, buổi tối có thể dùng những loại kem dưỡng ẩm có thành phần an toàn và lành tính. Bạn cũng có thể mua máy tạo ẩm dùng cho gia đình, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ thì càng nên áp dụng.
  • Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, nước tẩy rửa bằng tay không. Nếu bắt buộc phải dùng bạn nên đeo găng tay, ủng hoặc đồ bảo hộ khác.
  • Không nên sử dụng những loại sữa tắm, bánh xà phòng chứa chất tẩy mạnh, rất dễ gây kích ứng da.
  • Xây dựng chế độ ăn uống và một lối sống lành mạnh nhất để tăng cường sức khỏe, hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể.

Trên đây là một số thông tin tổng hợp về bệnh chàm (Eczema) mà nhiều người quan tâm hiện nay. Hi vọng qua đây giúp bạn hiểu hơn về bệnh cũng như biết cách phòng tránh, điều trị tốt nhất để chăm sóc bản thân và những người xung quanh. Để được thăm khám và điều trị một cách tốt nhất, bạn đọc hãy liên hệ:

Chàm sữa ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh đang ngày càng trở nên phổ biến. Các vết chàm thường bắt đầu xuất hiện ở mặt, má và lan rộng ra các bộ…

Xem chi tiết

Chàm hóa không chỉ tác động xấu đến chất lượng cuộc sống mà còn khiến tính thẩm mỹ của người bệnh bị ảnh hưởng ít nhiều. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh lý này, cách…

Xem chi tiết

Bé bị chàm cơ địa có thể diễn ra trong khoảng thời gian dài và rất dễ tái phát. Nếu không có biện pháp chữa trị từ sớm thì chắc chắn làn da nhạy cảm…

Xem chi tiết

Chàm được biết tới là một bệnh lý da liễu mãn tính, có thể tái phát nhiều lần và theo từng đợt. Điều này ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống…

Xem chi tiết

Chàm sữa có để lại sẹo không là câu hỏi khiến rất nhiều ba mẹ băn khoăn. Trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương, do đó những bệnh lý…

Xem chi tiết

Bị chàm ở chân không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ tạo ra không ít phiền toái đến cuộc sống, sinh hoạt của người mắc bệnh. Để kiểm soát các triệu chứng, bạn…

Xem chi tiết

Bình luận (28)

  1. kim Dung says: Trả lời

    Có mẹ nào có con bị chàm sữa không, bày mình cách chữa cho con với ạ

  2. Cẩm Ly says: Trả lời

    Bị chàm da hay bị sẹo lắm, khô ráp sờ vào cứ thấy lộm cộm tay. Có loại nào vừa chữa được vừa không để lại sẹo không mọi người

    1. Thái Vy Ngô says:

      Bạn muốn thế thì điều trị bằng an bì thang xem sao. Mình dùng gần 6 tuần thấy mấy chỗ da bị mụn nước với sưng đỏ bắt đầu nổi da non rồi này, mềm mịn hẳn. Bác sĩ cũng bảo với mình là dùng hết liệu trình thì sẽ chữa được mà không để lại sẹo sau khi lành á

  3. Ánh Tuyết says: Trả lời

    Bị bệnh rành khổ, dùng thuốc tây thì sợ dùng nhiều nó nhờn thuốc rồi kích ứng lại da, còn thuốc đông y thì sợ mua nhầm dược liệu bẩn rồi gây thêm bệnh vào người

  4. Tâm Lan says: Trả lời

    Tớ làm nhân viên rửa bát ở nhà hàng, mỗi khi rửa đều đeo bao găng tay mới rửa mà vẫn bị chàm đấy. Công nhận mấy chất tẩy rửa nó độc hại thật ấy, mà nhà hàng họ cũng không có mua chai rửa bát ngoài siêu thị như mình hay mua đâu, họ mua cả thùng to phải 20l mà có mấy chục thôi ấy. Báo hại tớ phải mua mấy tuýt corticoid bôi hằng ngày mới đỡ ngứa. Mà nghe nói corticoid bôi nhiều sẽ bị nhiễm độc đúng không mọi người

  5. Mỹ Phượng says: Trả lời

    Ôi nhìn ảnh mới thấy sao giống chỗ vùng da cổ mình ghê, thế mà hồi trước cứ tưởng do bị kích ứng mỹ phẩm nên mới bị thế đó. Da cũng nổi mấy nốt đỏ đỏ, hơi ngứa với sần sùi. Mình tẩy trang rồi bôi nước hoa hồng, tinh chất trà xanh mà mấy ngày rồi vẫn không hết. Chắc là tình hình này phải đi khám da liễu rồi bôi thuốc mới được

    1. Võ Xuân says:

      Da bị thế thì phải đi khám soi da mới biết được bạn ạ. Đừng có tự mua thuốc lung tung, da lại bị hư thêm đó. Tốt nhất là cứ đi khám da liễu cho chắc ăn, nếu mà bị chàm thật thì nên dùng an bì thang ấy, cho nó dứt điểm không bị lan ra chỗ khác nữa

    2. Thùy Linh says:

      Cho tui hỏi da yếu thì có nên sử dụng thuốc bôi an bì thang này không, vì đợt trước tui có đi là da ở spa 1 lần rồi, với là đi tắm trắng nữa, bây giờ da tui mỏng dữ lắm, lại nhạy cảm nữa

    3. Xuân Như says:

      Bôi được nha bạn, da tớ cũng siêu mỏng với yêu mà còn bôi được huống hồ gì bạn. Năm kia tớ mua nhầm kem trộn, bôi mấy tuần nó bong hẳn 1 lớp da luôn, sau lại bị nổi chàm nữa. May mà dùng an bì thang này mới chữa được chứ không chắc chỉ có nước mặc áo dài tay cả đời luôn á. Tiện cho bạn cái link này nè, chuyên gia họ phân tích về thuốc này cho bạn tham khảo thêm nha

  6. Hoàng Oanh says: Trả lời

    Có người bày mình bị tổ đỉa thì lấy rượu ngâm tỏi ra bôi, mà không thấy đỡ tí nào luôn ấy, còn bị rát thêm. Có cách nào chữa được dứt điểm bệnh tổ đỉa này không, tay với chân bị nổi bọng nước nhiều nhìn kinh khủng quá

    1. Uyên Nhi says:

      Dùng dầu dừa bôi liên tục tầm 1 tháng là hết, hoặc dầu oliu cũng được. Nhưng dầu oliu thì mua loại dành riêng để skin da ấy, đừng mua loại để nấu ăn, hai loại khác nhau đó đừng mua nhầm nha

    2. Nguyễn Cao Thanh Như says:

      Tui cũng bị chàm ở tay, cứ đến mùa lạnh lạnh là bệnh lại tái phát, tay tôi bị nứt nẻ khó chịu cực kì. Tui thử các cách dân gian với thuốc tây bôi hết rồi, nhưng không hiệu quả lắm, đang định theo con em họ đến chỗ trung tâm da liễu đông y này khám chữa thử xem sao

    3. Huế Vân says:

      Thuốc an bì thang chỗ trung tâm này dùng ok lắm đó em ạ. Chị bị chàm phải gần 4 năm rồi, vậy mà dùng thuốc này 1 thời gian mà khỏi được thật, đến giờ tính tính ra cũng phải hơn nửa năm mà chưa hề bị tái phát lần nào luôn đó.

    4. Ngọc Hồng says:

      Bắt buộc phải đến tận nơi khám hở chị, nhà em tận Hà Giang cơ, thế này chắc khó mua được thuốc để chữa được rồi. Chờ hết bận việc để đi Hà Nội khám thì chắc cũng phải 3-4 tháng nữa

    5. Nguyễn Vũ Khánh Hà says:

      Cũng không cần phải đến tận nơi đâu bạn ơi, bạn liên hệ với trung tâm rồi sẽ có bác sĩ họ tư vấn qua điện thoại cho, họ gửi thuốc về tận nhà cho mình luôn. Như mình ở Gia Lai mà vẫn có thể lấy thuốc uống đều mỗi tháng, có cần phải ra Hà Nội đâu

  7. Nguyễn Ngọc linh says: Trả lời

    Ui tui bị chàm môi các bác ạ, đau cực kì luôn ấy. Mỗi khi mở miệng nói chuyện hay ăn uống mà ăn đồ mặn mặn hay cay cay tí là nó thấu tận óc luôn ấy. Tui bôi thuốc histamin rồi, nhưng chỉ được lúc bôi thôi rồi sau nó lại bị lại, làm tui cũng không dám tô son gì nữa. Có ai biết cách gì hay bày tui với, sắp đến đám cưới người yêu cũ rồi, để mặt mũi thế này đi nó cười chết mất

    1. Trang Hạnh says:

      Bạn bị chàm chỗ môi luôn à, xui quá vậy. Đừng bôi histamin bạn ạ, bôi cái này nhiều không tốt đâu. Mua tuýt lucas của pháp ấy, nó dùng đa năng, vừa dưỡng ẩm vừa trị được chàm luôn. Còn 1 loại nữa mình thấy cũng khá ổn, nhưng nó tác dụng nhẹ hơn là vaseline, nếu nhẹ mới chớm bị hẵng bôi

    2. Vy Trương says:

      Hồi trước mình bị chỗ môi mà sau nó lan ra cả cổ với ngực nữa. Phải uống thuốc mới hết đó. Bạn mà chưa bị lây lan ra thì tranh thủ uống thuốc để chặn đứng ngay từ đầu luôn đi. Dùng an bì thang ấy, nó có cả thuốc uống với thuốc bôi ngoài, mình điều trị thấy ổn cực kì luôn ấy. Từ lúc dùng thuốc này là giảm hẳn cảm giác ngứa ngáy sưng đỏ da, mụn nước cũng không mọc và không lan rộng ra nữa. Với lại thuốc này nó tác dụng từ bên trong nên là cũng ngăn chặn được khả năng bệnh tái phát khá tốt đấy

    3. Ngọc Định says:

      Cũng có nghe nhiều người bảo thuốc đông y tốt rồi, nhưng không biết nó tốt thế nào, có thạt sự hiệu quả được như mọi người bảo không. Nói thật chứ bây giờ trung tâm rồi bệnh viện điều trị bằng thuốc đông y đầy ra đó, ai cũng chạy theo mà có được mấy người chữa được khỏi không. Người khỏi thì bảo là hợp thuốc, người không khỏi thì lại là do không hợp à.

    4. Liên Đen says:

      Nếu nói như bạn thì thuốc tây cùng một loại đó nhưng có người uống thì khỏi cũng có người không khỏi đấy thôi. Có được loại thuốc nào là thuốc thần mà ai uống cũng khỏi được đâu bạn.

    5. Lê Thị Mộng Trúc says:

      Chị nói có ý đúng đó, em cũng hiểu là tùy thuốc tùy người nữa, nhưng mà làm sao để biết thuốc này phù hợp cho ai được, nó có giống như thuốc tây uống 7-10 ngày là ra luôn kết quả để biết đâu. Mỗi lần uống thuốc ít thì cũng phải mất 2-3 tháng thì thuốc đông y mới có hiệu quả mà

    6. Nguyễn Mai says:

      Thực ra thì khi mà dùng an bì thang thì không phải là mình sẽ mua luôn 1 thang thuốc được đóng sẵn đâu, mà bác sĩ ở trung tâm da liễu đông y họ sẽ khám cho mình xem tình trạng bệnh với cơ thể thế nào rồi mới kê đơn thuốc cho phù hợp, nên hiệu quả điều trị rất cao đó. Chính bản thân mình cũng đã từng được điều trị bằng bài thuốc an bì thang này, có hơn 1 tháng thôi mà da mình hết sưng đỏ và hồi phục như bình thường rồi đó, cũng không bị tác dụng phụ tí nào khi uống thuốc luôn. Có bài báo viết về bài thuốc này mình lưu trong máy từ lâu rồi, ai cần thêm thông tin vì lo lắng hiệu quả thuốc thì có thể đọc thêm ở đây nha

  8. Giang Nguyễn says: Trả lời

    Nghe nói dùng lá ổi với lá diếp cá trị chàm sữa tốt lắm hở mọi người? Mình mới bị một tí chỗ khuỷu tay thôi, muốn chữa cho nó dứt điểm đi chứ sợ nó lây lan ra cả người lắm

    1. Nhật Yên says:

      Nhà mình thì bà ngoại hay chặt chè xanh vào nấu nước tắm cho cháu, thấy hiệu quả phết đấy. Nó có tác dụng sát khuẩn rất tốt, mà chè là nhà trồng nên cũng không sợ bị thuốc trừ sâu hay gì cả. Bé nhà mình tắm từ hồi sơ sinh đến giờ, cứ 1 tuần tắm chè xanh 3 lần, da láng mịn luôn, chàm bị đúng có 1 lần cũng tự động hết sau 5 ngày tắm chè xanh đặc

    2. Thanh Mai says:

      Tớ thì hay dùng khoai tây giã nhuyễn ra rồi đắp lên chỗ da bị chàm cho con, vừa giúp con đỡ ngứa lại làm mát da, dưỡng ẩm da cho con luôn. Bình thường cứ có thời gian là tớ cũng hay làm mặt nạ khoai tây đấy, da sáng căng mọng lên luôn. Cách này khá hay, bị chàm bình thường hay chàm sữa đều dùng được tốt

    3. Ngọc Hân says:

      Sao tui thử cả mấy cách rùi mà không có cách nào được hết vậy? 5 tháng nay tui toàn cho con dùng trầu không, chè xanh với cả khoai tây nữa, thử hết luôn, ngày nào cũng tắm cho con. Nhưng mà chàm của con nó không biến mất, mà khi con chơi cọ xát hay sao mà còn lan ra rộng hơn nữa ấy

    4. Trương Thị Mỹ Linh says:

      Thôi mấy cách dân gian đi bạn ạ, tác dụng chả tới đâu cả. Hồi trước lúc con gái mới bị tôi cũng lên mạng tìm hiểu rồi làm theo cho con, nghĩ nó lành tính nên kiên trì ngày nào cũng cố gắng đi làm về sớm để hái lá ổi với lá chè xanh, rửa rồi nấu nước cho con ngâm tắm mà cuối cùng có được gì đâu. Cuối cùng vẫn phải ra hiệu thuốc mua thuốc tây cho con bôi vì thấy con kêu ngứa ngáy khó chịu quá. Mà có lẽ vì bị chàm thời gian dài mà nước lá không có tác dụng nên là nó nổi lên nặng lắm, nổi đỏ cả mảng da luôn, sần sùi cả lên. Có chỗ nó còn nổi mụn nước li ti tạo thành từng mảng từng mảng luôn, tôi đi làm mà cứ lo ngay ngáy sợ con chơi cọ xát vào đâu rồi lại bể mụn nước ra. Mà thuốc bôi cũng không được cơ, nó làm khô mụn nước thật nhưng đồng thời lại làm da bị nhăn lại, như kiểu muốn để lại sẹo luôn ấy. Hỏi thăm mãi thì rất may là tôi được 1 phụ huynh trong lớp con bày cho đến trung tâm da liễu đông y để khám, nghe chị ấy bảo con gái lớn của chị ấy cũng bị chàm nặng lắm, mà chỉ sau 3 tháng điều trị ở trung tâm đó bây giờ đã khỏi được rồi. Tôi đưa con đến thì được bác sĩ bắt mặt rồi cũng kê cho con liệu trình an bì thang để uống. Thấy con tôi sức khỏe yếu, bác còn kê thêm cho mấy vị giúp tăng cường sức đề kháng nữa. Sau 2 tuần đầu tiên dùng thuốc thì da con bắt đầu thấy có dấu hiệu hồi phục, bảo là đỡ ngứa hơn, tôi quan sát thì thấy mấy chỗ mụn nước trên da con cũng đã khô dần rồi. Cứ thế ngày nào tôi cũng kiên trì bôi thuốc rồi nấu nước cho con tắm, thuốc thì may là trung tâm họ sắc sẵn cho, nên chỉ cần hâm lò vi sóng cái là uống được luôn, đỡ tốn công sắc nấu. Sau 2 tháng thì da con tôi hầu như đã phục hồi hẳn rồi, đi tái khám thì bác sĩ bảo chỉ cần thêm 1 tháng nữa để ngăn ngừa đề phòng tái phát là được. Bây giờ tình trạng con tôi đã ổn định rồi, không cần uống thuốc nữa, mọi người ai mà có con hay người thân bị chàm nặng cũng có thể thử bài thuốc an bì thang này đi nhé, tôi thấy hiệu quả điều trị của nó tột thật sự đấy

    5. Trang Quỳnh says:

      Nghe chị nói thế thì em chắc cũng phải thử mới được. Chứ cứ bám vào mấy cái lá ngoài vườn thế này thấy nó lâu dã man luôn, đã thế mấy chỗ chàm mãi không dịu đi cứ sưng đỏ mãi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *