Top 12 Dấu Hiệu Mang Thai Khi Kinh Nguyệt Không Đều
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênTrễ kinh – chậm kinh là một trong những dấu hiệu báo rằng bạn đã mang thai. Tuy nhiên điều này chỉ đúng khi kinh nguyệt của hàng tháng của bạn ra đều, số ngày chênh lệch không quá lớn. Vậy làm cách nào để nhận biết dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều và kinh nguyệt không đều khi nào dùng que thử thai? Để giải đáp vấn đề này, Nhất Nam Y Viện mời bạn đọc tham khảo nội dung chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt không đều?
Kinh nguyệt là tình trạng ra máu âm đạo theo chu kỳ hoạt động của buồng trứng – một hiện tượng sinh lý bình thường ở chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 21 tới 35 ngày, tính từ ngày đầu tiên ra máu âm đạo của chu kỳ này tới ngày hành kinh đầu tiên của chu kỳ sau đó. Số ngày có kinh chính là số ngày chảy máu âm đạo (thường là 3 – 7 ngày) với tổng lượng máu kinh là 50 – 80ml.
Kinh nguyệt không đều là tình trạng máu âm đạo ra không theo chu kỳ kinh nguyệt nêu trên. Thay vào đó, chúng có thể kéo dài hoặc ngắn hơn, màu sắc và lượng kinh nguyệt cũng thay đổi thất thường. Các chuyên gia cho biết, kinh nguyệt không đều có liên quan mật thiết tới sức khỏe, khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Những đối tượng đang trong độ tuổi sinh sản nhưng kinh nguyệt không đều trong thời gian dài có thể gây vô sinh, hiếm muộn,…
12 Dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều chuẩn nhất
Kinh nguyệt không đều làm sao biết có thai là vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là với những trường hợp đang có mong muốn có con. Dưới đây là top 12 dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều mà bạn có thể tham khảo.
Đi tiểu thường xuyên
Sau 1 tháng mang thai, chị em bắt đầu có dấu hiệu đi tiểu nhiều hơn bình thường do sự thay đổi hormone. Ngoài ra, lượng máu trong cơ thể cao hơn bình thường khiến tử cung to lên chèn ép vào bàng quang. Từ đó khiến thận phải xử lý, bài tiết nước tiểu nhiều hơn, nước tiểu trong bàng quang cũng tăng lên nên chị em sẽ cần đi tiểu nhiều.
Màu nhũ hoa và “cô bé”
Dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều mà chị em không nên bỏ qua chính là dựa vào màu sắc của quầng vú, núm vú và âm đạo. Nếu có thai, kích thích và màu sắc của bầu ngực sẽ có sự thay đổi, từ màu hồng nhạt có thể chuyển qua màu đậm hoặc đen sạm hơn. Đồng thời, “cô bé” cũng có màu đậm hơn so với thời điểm trước khi mang thai.
Sở dĩ có sự thay đổi này là do hormone thai kỳ tác động khiến lượng melanin tăng lên. Sắc tố melanin tạo ra màu da, tóc và mắt. Khi lượng melanin càng tăng cao thì da sẽ có xu hướng càng sạm màu và đen hơn.
Căng ngực
Một trong những dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều là vùng ngực căng tức, nhạy cảm hơn trước. Chị em lúc này sẽ có cảm giác ngực như bị kim châm hoặc ngứa ran cả bầu ngực hoặc mình phần nhũ hoa. Điều này xảy ra là do hàm lượng hormone trong cơ thể mẹ bầu tăng cao khiến ngực đau, nhạy cảm hơn. Để giảm cảm giác khó chịu, chị em nên chọn những chiếc áo ngực rộng rãi, thoáng mát và có tính co dãn tốt.
Đau lưng, đau bụng âm ỉ
Đau lưng, đau bụng âm ỉ cũng là một trong những dấu hiệu có thai ở người kinh nguyệt không đều nhưng thường bị bỏ qua. Bởi hiện tượng này khá giống với những biểu hiện của kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Nguyên nhân của hiện tượng đau lưng, đau bụng là do phần tử cung phải dãn ra để thích nghi với sự phát triển của thai nhi.
Thay đổi vị giác
Ngay từ thời điểm cấn thai, vị giác của phụ nữ cũng có những thay đổi nhất định. Các bạn có thể thèm những món ăn mà trước đây mình không thích và ngược lại. Những món ăn trước đây thường hay ăn lại bị liệt vào danh sách đen khiến bạn khó chịu, buồn nôn. Mặt khác, chị em còn có cảm giác như ngậm kim loại trong miệng.
Dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều: Hay bị chuột rút
Mặc dù chuột rút không phải dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều phổ biến. Tuy nhiên, bạn có thể xem xét chung với các dấu hiệu mang thai khác để có những chẩn đoán chính xác hơn.
Chuột rút trong trường hợp này thường xảy ra khi tử cung bị kéo dãn, gây chèn ép lên các cơ, mạch máu ở chân. Ngoài trường hợp khi mang thai, phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể gặp phải hiện tượng này nên rất dễ bị nhầm lẫn.
Dịch âm đạo ra thất thường
Âm đạo có thể tiết ra một ít dịch trong giai đoạn sớm của thai kỳ. “Cô bé” lúc này sẽ khá ẩm ướt, chúng có thể có màu, không mùi và hoàn toàn vô hại. Vậy nên chị em không cần thụt rửa âm đạo quá nhiều để tránh bị viêm nhiễm. Trường hợp dịch âm đạo ra nhiều kèm theo màu sắc và mùi bất thường thì chị em nên đi khám phụ khoa để tìm ra nguyên nhân. Bởi đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa nào đó.
Thay đổi cân nặng
Ở thời kỳ đầu khi mới mang thai, sự thay đổi đột ngột về nội tiết tố, thói quen sống sẽ dẫn tới tình trạng mất kiểm soát cân nặng. Có thể lý do tăng cân ở đây không phải do thai nhi mà có thể là do mỡ thừa. Bởi nếu đột nhiên bạn thấy cơ thể mình trở nên nặng nề, tăng cân và khẩu vị ăn uống thay đổi, rất có thể bạn đã có tin vui.
Chảy máu cam
Khi lưu lượng máu tăng cao sẽ gây căng, áp lực lên thành mạch khiến thành mạch. Tại vị trí thành mạch mỏng như mũi sẽ dễ bị chảy máu, từ đó gây ra hiện tượng chảy máu cam. Tình trạng này có thể chấm dứt sau khoảng thời gian ngắn nên nếu chưa từng bị chảy máu cam trước đó, bạn cũng nên lưu ý tới dấu hiệu nhận biết này.
Bị rôm sảy
Nội tiết tố thay đổi, thân nhiệt tăng nhanh nếu không kịp thoát mồ hôi có thể dẫn tới tình trạng rôm sảy. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào khi mang bầu đều xấu hiện tình trạng này, bởi chúng còn phụ thuộc vào môi trường sống và cơ địa của từng người.
Có cảm giác khó chịu, mệt mỏi
Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu thường có cảm giác mệt mỏi, uể oải, kiệt sức, khó thở. Tình trạng này xuất hiện do nồng độ hormone progesterone tăng đột biến trong thời gian ngắn khiến cơ thể chưa kịp thích nghi. Chưa kể, cơ thể bà bầu cũng phải hoạt động hết công suất để cung cấp đủ lượng máu cần thiết giúp thai kỳ phát triển.
Cảm giác khó chịu, mệt mỏi sẽ giảm dần và biến mất khi mẹ bước sang thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2.
Dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều: Ra máu báo thai
Khi trứng làm tổ trong tử cung sẽ gây tổn thương lớp niêm mạc, dẫn tới xuất huyết hay còn gọi là máu báo thai. Có tới ⅔ phụ nữ mang thai đều gặp tình trạng này trong một vài tuần đầu tiên. Máu báo thai sẽ theo đường âm đạo khoảng 7 – 15 ngày tính từ kinh nguyệt cuối cùng.
Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp nhầm lẫn dấu hiệu ra máu báo thai với chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Để phân biệt 2 hiện tượng này, chị em có thể dựa theo những yếu tố sau đây:
- Máu báo thai thường xuất hiện từ 1 – 3 ngày, còn máu kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 3 – 7 ngày.
- Máu báo thai có màu hồng hoặc màu nâu nhạt, còn máu kinh nguyệt có màu đỏ sẫm, thường kèm theo những cục máu đông.
- Lượng máu báo thai chỉ xuất hiện theo đốm nhỏ, còn máu kinh nguyệt thì ra nhiều hơn.
Kinh nguyệt không đều khi nào dùng que thử thai?
Ngoài các dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều nêu trên, để chắc chắn hơn thì các bạn cần thực hiện thêm các phương pháp chẩn đoán khác. Bởi trong số này có rất nhiều triệu chứng giống với chu kỳ kinh nguyệt thông thường, khiến chị em dễ nhầm lẫn giữa mang thai và việc “tới ngày”.
Để tránh nhầm lẫn, dùng que thử thai chính là cách kiểm tra nhanh nhất để giúp chị em biết mình có thai hay không. Tuy nhiên, việc thử thai chỉ cho kết quả đúng với những phụ nữ có vòng kinh đều. Với những trường hợp thường xuyên bị trễ kinh, rối loạn kinh nguyệt sẽ khó để xác định thời điểm nên dùng que thử thai.
Theo đó, nếu kỳ kinh nguyệt không đều, chị em nên chờ tới sau ngày 36 kể từ ngày bắt đầu chu kỳ kinh gần nhất hoặc sau 4 tuần kể từ lần quan hệ tình dục gần nhất để kiểm tra. Ở thời điểm này, nếu mang thai, nồng độ hCG của chị em đã đủ cao để que thử thai có thể phát hiện và cho kết quả chính xác hơn.
Trong trường hợp que thử thai không hiện kết quả rõ ràng, 2 vạch không rõ ràng, vạch quá mờ thì bạn có thể chờ thêm 2 – 4 ngày sau thử lại. Hoặc bạn nên tới bệnh viện để thăm khám, kiểm tra bằng cách siêu âm, thử máu để được chẩn đoán chính xác nhất.
Dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều khá đa dạng và thường không chuẩn xác với mọi trường hợp. Do đó, mọi người nên xác nhận lại bằng cách thăm khám sản khoa. Đồng thời nên chú ý hơn tới chế độ ăn uống, sinh hoạt để có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, ổn định hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!