Đau khớp háng khi mang thai là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênTrong quá trình mang thai, bà bầu gặp phải rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe trong đó có đau khớp háng khi mang thai. Đây là tình trạng thường thấy, xuất hiện nhiều trong ba tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ. Tình trạng này kéo dài và gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của bà bầu.
Đau khớp háng khi mang thai là gì? Có nguy hiểm không?
Đau khớp háng khi mang thai là tình trạng thường gặp ở thai phụ, theo thống kê sơ bộ, có tới 80% phụ nữ mang thai xuất hiện tình trạng đau này.
Đa số bà bầu sẽ có cảm giác đau nhức ở háng hoặc khớp mu trong quá trình mang thai. Đặc biệt cơn đau sẽ càng nghiêm trọng hơn vào những tháng cuối của thai kỳ. Điều này khiến thai phụ đau nhức, khó chịu khó khăn trong việc sinh hoạt hằng ngày, dẫn tới lười vận động, mất ngủ,…
Theo các chuyên gia, tình trạng đau khớp háng khi mang thai là hiện tượng bình thường. Trong y học hiện đại, đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy thai phụ đang chuyển dạ và sắp sinh. Tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng cơn đau xuất hiện do thai phụ có chế độ sinh hoạt và ăn uống không khoa học, thiếu canxi hoặc mắc các bệnh lý về xương khớp.
Đau khớp háng khi mang thai không quá nguy hiểm đối với bà bầu và thai nhi. Bởi thông thường tình trạng đau khớp háng khi mang thai sẽ tự khỏi sau khi sinh. Chính vì vậy bà bầu không cần quá lo lắng, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Nguyên nhân và triệu chứng thường gặp
Để điều trị dứt điểm đau khớp háng khi mang thai, điều đầu tiên bà bầu cần tìm hiểu nguyên nhân và các triệu chứng thường gặp để đưa ra hướng điều trị hợp lý. Sau đâu là một số nguyên nhân và triệu chứng của viêm khớp háng khi mang thai thường gặp nhất.
Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu xuất hiện tình trạng đau khớp háng, mọi người cần đặc biệt chú ý và quan tâm. Cụ thể như sau:
Do quá trình chuyển dạ
Trong những tháng cuối thai kỳ, cơ thể bà bầu sẽ sản sinh ra Relaxin – là loại hormone gây giãn, mềm các cơ. Relaxin sẽ giúp dây chằng, sụn khớp ở khu vực chậu hông của bà bầu mềm ra và co giãn tốt để thuận lợi cho quá trình chuyển dạ.
Việc đi lại trong thời gian này làm hai bên xương chậu giãn nở không đồng đều, đồng thời cũng làm viêm màng dính xương mu. Bà bầu trong thời gian này có thể cảm thấy đau ở háng, có khi lan lên lưng, bẹn, hông hay bên trong đùi.
Thiếu canxi
Trong khi mang thai, không ít phụ nữ tăng cân quá nhanh và đột ngột do em bé trong bụng phát triển nhanh hay mẹ bầu ăn quá nhiều, dư thừa chất dinh dưỡng. Theo quy luật tự nhiên, trọng lượng cơ thể quá nặng sẽ tạo áp lực lớn lên các khớp chân, khớp háng của bà bầu.
Đối với những bà bầu bổ sung canxi đầy đủ, thì các khớp chân, khớp háng có thể sẽ thích nghi kịp với lực tác động này. Tuy nhiên, với những người không chú ý tới việc bổ sung canxi thì chắc chắn sẽ xuất hiện tình trạng đau nhức khớp háng, nhất là vào tháng cuối của thai kỳ.
Ngoài ra, trường hợp thiếu canxi cũng khiến bà bầu đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu. Theo các bác sĩ, giai đoạn này, các mẹ bầu cần được bổ sung trung bình 800mg canxi/ngày để tạo điều kiện tốt nhất giúp em bé hình thành khung xương.
Trong trường hợp mẹ bầu thiếu hụt quá nhiều canxi, thai nhi vẫn sẽ phải lấy lượng lớn canxi từ cơ thể mẹ. Điều này làm cho hệ thống xương khớp của người mẹ trở nên suy yếu dẫn tới tình trạng đau khớp háng và xương mu khi mang thai.
Thiếu magie
Ngoài canxi, magie cũng là một nguyên tố hỗ trợ xương chắc khỏe, giúp xây dựng các tế bào xương mới, giảm tỷ lệ gãy xương do bị loãng xương. Bên cạnh đó, magie cũng rất cần thiết để thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi.
Đặc biệt đối với người mang thai thì nguyên tố này càng quan trọng hơn. Lượng magie trong cơ thể bà bầu đôi khi sẽ cạn kiệt trong thai kỳ. Việc thiếu hụt khoáng chất này có thể dẫn tới tình trạng bà bầu đau khớp háng và thậm chí là chuột rút.
Nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên, đau khớp háng khi mang thai cũng có thể xảy ra do mang song thai hoặc tam thai, thói quen mang giày cao gót, mẹ bầu tăng cân quá nhanh, mang thai khi đã lớn tuổi,…
Triệu chứng
Đa số các trường hợp đau khớp háng khi mang thai đều có chung các triệu chứng như sau:
- Các mẹ bầu sẽ thấy những cơn đau nhức tại vùng khớp háng, lan dần đến hông.
- Có cảm giác tê bì ở một bên hông sau đó lan rộng ra các bộ phận xung quanh như mông, chân.
- Co cứng khớp vào buổi sáng mỗi khi thức dậy.
- Thực hiện các tư thế xoay, cúi người rất khó khăn
Ngoài những biểu hiện trên, một số bà bầu cũng có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như với táo bón, tiểu không tự chủ, ợ nóng, sốt, nhức đầu dữ dội, ít cảm nhận cử động của thai nhi,…
Chẩn đoán và cách điều trị đau khớp háng khi mang thai
Việc chẩn đoán và áp dụng các phương pháp điều trị đau khớp háng khi mang thai sớm sẽ giúp bà bầu giảm thiểu rõ rệt các cơn đau. Bên cạnh đó cũng giúp các bà bầu an tâm hơn trong quá trình mang thai.
Phương pháp chẩn đoán
Khi chẩn đoán đau khớp háng khi mang thai, các bác sĩ sẽ đặt các câu hỏi về tiền sử và các triệu chứng như cơn đau có nặng dần theo thời gian trong ngày không? Cơn đau ảnh hưởng đến khả năng đi lại của bà bầu không?… Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất và chỉ định các xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định như: Xét nghiệm máu, dịch khớp, nước tiểu,…
Mẹo dân gian giảm đau khớp háng khi mang thai
Theo lời khuyên của các bác sĩ, để giảm tình trạng đau khớp háng khi mang thai, bà bầu có thể vận dụng một số mẹo dân gian. Không ít người bệnh đã vận dụng phương pháp này và đạt được hiệu quả rõ rệt.
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ thực hiện. Nguyên liệu của các bài thuốc dân gian được lấy trong tự nhiên, lành tính, không chứa chất bảo quản.
Tuy nhiên điều trị bệnh bằng mẹo dân gian bắt buộc cần sự kiên trì của người bệnh, thực hiện liên tục nhiều lần một ngày và nhiều tuần mới có hiệu quả. Khi cơn đau khớp háng vượt quá sức chịu đựng, tốt nhất mẹ bầu nên được đưa đi thăm khám và điều trị.
Sau đây là một số mẹo dân gian chữa đau khớp háng khi mang thai bà bầu có thể tham khảo:
Dùng cây ngải cứu
Từ xa xưa, cha ông ta đã sử dụng cây ngải cứu để làm thực phẩm, trị đau bụng, đau đầu, giảm đau mỏi lưng, xương khớp. Đặc biệt, ngải cứu trong y học phương Đông còn dùng làm thuốc an thai.
Nguyên liệu: lá ngải cứu, giấm ăn.
Cách thực hiện:
- Lá ngải cứu cần được rửa sạch, để ráo, rồi cho vào cối để giã nát. Trộn chung ngải cứu vừa giã với giấm ăn sao cho tạo ra hỗn hợp sệt.
- Bọc hỗn hợp trên với một chiếc khăn mỏng và chườm lên vùng khớp bị đau trong 15 phút. thực hiện mỗi ngày 3,4 lần sẽ có hiệu quả.
Chườm ấm
Chườm ấm là phương pháp đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu để giảm thiểu các cơn đau khớp háng cho bà bầu. Theo y học, những thay đổi của nhiệt độ bên ngoài sẽ tác động ít nhiều vào bên trong cơ thể con người. Tùy vào mức nhiệt độ tác động khác nhau mà cơ thể sẽ có những phản ứng khác nhau.
Để thực hiện phương pháp này, bà bầu có thể dùng túi chườm ấm theo các bước như sau:
- Cho lượng nước vừa đủ với nhiệt độ khoảng 36- 37 vào túi chườm ấm
- Đặt túi chườm ấm nhẹ nhàng lên vùng bị đau nhức thông qua lớp quần áo hoặc khăn mỏng
- Giữ nguyên túi chườm ấm trong vòng 20 phút.
Điều trị Đông y an toàn, hiệu quả
Để giảm thiểu tình trạng đau khớp háng khi mang thai, nhiều bệnh nhân cũng đã tìm đến các bài thuốc từ thảo hoặc phương pháp châm cứu giảm đau. Ưu điểm của điều trị đau khớp háng khi mang thai đó là giúp cải thiện tình trạng đau nhức từ sâu bên trong, tiết kiệm và ít tác dụng phụ.
Tuy nhiên điều trị bằng Đông y cũng cần bệnh nhân kiên trì vì thời gian điều trị lâu và cần tuân thủ đúng liều lượng hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ.
Một số bài thuốc Đông y nổi tiếng được áp dụng nhiều:
Bài thuốc số 1
Dùng để uống:
Nguyên liệu: Rễ cây trinh nữ, rễ cây bưởi bung, rễ cúc tần mỗi vị 20g; rễ cây cam thảo, rễ đinh lăng mỗi vị 10g.
Cách thực hiện:
- Sắc thuốc cùng 500ml nước sắc với toàn bộ nguyên liệu trên.
- Mỗi thang thuốc chia 3 lần uống sau các bữa ăn khoảng 30 phút.
Xông hơi:
Nguyên liệu: 40g cây trinh nữ, 40g lá lốt, ngải cứu, hoắc hương, tía tô, cây hy thiêm, lá đơn tướng quân mỗi thứ 30g, 20g lá long não, 15g ngọc thụ.
Cách thực hiện:
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu cho đến khi nước bốc hơi mạnh.
- Dùng chăn trùm kín xông hơi toàn thân khoảng 15 phút. Áp dụng 1 ngày 1 lần đến khi không còn cảm giác đau.
Bài thuốc số 2
Nguyên liệu: 12g rễ ruột gà, 8g hắc phụ chế, 8g quế chi, 8g khương thanh.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch, thái nhỏ các nguyên liệu trên sau đó đem phơi khô.
- Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc, sắc cùng 500ml nước uống hai lần.
- Sử dụng liên tục trong trong 2 tuần sẽ cảm nhận được hiệu quả.
Châm cứu
Trong Đông y, châm cứu cũng là là một trong những biện pháp hỗ trợ giảm đau khớp háng khi mang bầu. Nếu cơn đau xuất hiện thường xuyên và mức độ đau nhiều hơn so với trước thì bà bầu có thể thực hiện phương pháp này. Khi châm cứu, kim châm sẽ tác động trực tiếp lên các huyệt mạch làm dứt cơn đau nhanh chóng và giảm tần suất xuất hiện.
Châm cứu trong điều trị đau khớp háng có những ưu điểm như:
- Hạn chế tình trạng lạm dụng các loại thuốc giảm đau.
- Bệnh nhân có thể cảm nhận được hiệu quả ngay trong lần châm cứu đầu tiên
- Ít tác dụng
- Không đau, khó chịu
Ngược lại, phương pháp châm cứu cũng tồn tại một số nhược điểm như: dễ gây tâm lý sợ hãi, căng thẳng. Đối với phụ nữ mang thai, cần tránh một số huyệt nhạy cảm,…Với phương pháp điều trị này, cũng nên lựa chọn các phòng khám uy tín để có thể giảm thiểu những rủi ro không đáng có.
Cách chữa đau khớp háng bằng Tây y
Trên thực tế, khi mang thai, bà bầu cần hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc Tây y để không gây hại đến sự phát triển của thai nhi. Bởi các thành phần trong thuốc Tây rất dễ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm cho em bé.
Tuy vậy, trong trường hợp cơn đau dữ dội, bà bầu có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị đau khớp háng theo chỉ định của bác sĩ.
Thông thường, một số thuốc giảm đau liều nhẹ được chỉ định như: Ibuprofen, acetaminophen, paracetamol, naproxen,… Các loại thuốc này hầu hết thuộc nhóm không cần kê đơn. Tuy vậy, để an toàn cho sức khỏe của thai nhi bà bầu vẫn cần trao đổi trước với bác sĩ.
Lưu ý: Việc sử dụng thuốc tây y trong bất cứ trường hợp nào đối với phụ nữ mang thai đều không được bác sĩ khuyến khích. Bên cạnh đó, thuốc tây y chỉ chỉ có thể giúp giảm đau và duy trì hoạt động bình thường chứ không trị dứt điểm.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây y trong điều trị đau khớp háng khi mang thai, bà bầu cũng có thể sử dụng một số phương pháp vật lý trị liệu như sử dụng nẹp khớp háng. Dụng cụ này có chức năng hỗ trợ cho vùng lưng và vùng trung khu cơ thể, từ đó giảm thiểu các cơn đau khớp háng.
Thay đổi lối sống và thói quen hằng ngày
Việc tạo cho mình một thói quen sinh hoạt, tập luyện hợp lý là phương pháp quan trọng giúp ngăn ngừa, giảm thiểu hiệu quả các cơn đau khớp háng. Theo các bác sĩ, trong sinh hoạt hàng ngày, bà bầu nên cố gắng duy trì cho mình những thói quen như sau:
Xây dựng chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý
Với bà bầu việc tự xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, dinh dưỡng hợp lý trong từng thời kỳ mang thai là điều hết sức quan trọng để hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi. Điều này cũng giúp giảm thiểu đáng kể tình trạng đau khớp háng.
Các bác sĩ khuyến cáo, để đạt được hiệu quả trị bệnh tốt nhất, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân nên kết hợp với các chế độ dinh dưỡng khoa học, nhất là bổ sung đầy đủ vitamin D, canxi.
Chất đạm từ thịt trắng, các loại ngũ cốc, hoa quả, rau củ hay tôm cá là những thực phẩm được bác sĩ khuyên dùng trong trường hợp bị đau khớp háng khi mang thai.
Tập thể dục
Để giảm thiểu tình trạng đau khớp háng khi mang thai, bà bầu cũng nên duy trì thói quen đi bộ hay tập các động tác thể dục nhẹ nhàng phù hợp với tùy thể trạng của mình.
Đây là phương pháp hiệu quả cân bằng vùng xương chậu, đưa em bé đến một vị trí tối ưu. Từ đó giảm thiểu tần suất và cường độ của cơn đau khớp háng.
Biện pháp phòng tránh đau khớp háng khi mang thai
Trong quá trình mang thai, để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị đau khớp háng khi mang thai, tốt nhất bà bầu nên điều chỉnh lại các thói quen sinh hoạt có tác động xấu tới hệ xương khớp như:
- Không thức khuya.
- Không vận động sai tư thế.
- Không đi giày cao gót.
- Ngủ nghiêng về bên thuận đặc biệt trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
- Bổ sung canxi đầy đủ bằng thực phẩm hoặc thuốc bổ.
Những thông tin về tình trạng đau khớp háng khi mang thai vừa tổng hợp ở trên có thể trở thành tư liệu hữu ích cho các mẹ bầu tham khảo. Tuy nhiên khi tình trạng đau khớp háng dai dẳng, vượt quá sức chịu đựng của bà bầu, tốt nhất bà bầu nên đi thăm khám để điều trị kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!