Đau khớp háng sau khi sinh: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênHiện nay, đau khớp háng sau khi sinh ngày càng trở nên phổ biến. Vậy tình trạng này là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Bạn đọc có thể giải đáp những thắc mắc này bằng những thông tin ngay sau đây.
Đau khớp háng sau sinh là gì, có nguy hiểm không?
Đau khớp háng sau khi sinh là hiện tượng sản phụ có cảm giác nhức mỏi, sưng đau ở bẹn sau đó lan xuống vùng đùi. Cơn đau có chiều hướng tăng lên khi vận động, duy trì một tư thế quá lâu và đau vào ban đêm nhiều hơn ban ngày. Tình trạng này có thể xuất hiện ngay sau khi sinh, kể cả sinh thường hay sinh mổ và kéo dài đến một thời gian nhất định.
Đau khớp háng sau khi sinh gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của sản phụ. Bên cạnh đó việc chăm sóc con cái cũng bị cản trở đáng kể.
Đáng chú ý hơn, theo các bác sĩ, tình trạng này cũng là một trong những triệu chứng liên quan đến bệnh viêm khớp háng. Hiện nay, mức độ nguy hiểm của bệnh cũng đang được cảnh báo. Chính vì vậy, chị em phụ nữ cần phải cẩn trọng đối với tình trạng đau khớp háng sau sinh.
Chị em khi có những biểu hiện của bệnh cần được thăm khám và sớm điều trị tránh để lại những biến chứng nguy hiểm như:
- Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới viêm khớp háng khiến việc đi lại trở nên vô cùng khó khăn.
- Phần sụn nằm bên ngoài khớp háng cũng có thể bị bào mòn, phá hủy dần. Tình trạng này khiến các đầu khớp xương bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo thời gian, khớp háng sẽ bị teo nhỏ, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ bại liệt.
- Gây mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ do tình trạng đau nhức âm ỉ, dai dẳng.
Nguyên nhân, triệu chứng đau khớp háng sau sinh
Việc phát hiện sớm nguyên nhân và triệu chứng bệnh đóng vai trò quan trọng đối với việc xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân
Đau khớp háng sau sinh có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như sau:
Do tác động của quá trình mang thai
Khi thai nhi trong bụng mẹ ngày một lớn lên, trọng lượng của nó sẽ gây áp lực lên vùng xương chậu của người mẹ. Điều này ít nhiều làm tổn thương đến các khớp ở vị trí lân cận, trong đó có khớp háng. Chính vì vậy, cơn đau khớp háng có thể kéo dài trong thai kỳ đến tận sau sinh.
Do ảnh hưởng của việc sinh nở
Việc cơ thể người mẹ tiết ra hormone relaxin trong quá trình sinh nở khiến xương chậu và tử cung phải giãn nở hết cỡ để tạo khoảng trống cho thai nhi chui ra ngoài. Chính tác động này là một trong những nguyên nhân gây đau khớp háng sau sinh thường cũng như sinh mổ.
Tầng sinh môn bị rách gây đau khớp háng sau sinh
Để dễ dàng hơn trong quá trình sinh con, trong nhiều trường hợp bác sĩ sẽ rạch tầng sinh môn của sản phụ. Một trong những tác dụng phụ của thủ thuật này chính là gây ra tình trạng đau khớp háng sau khi sinh.
Sản phụ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng
Việc thiếu hụt các dưỡng chất trong quá trình mang thai, nhất là canxi và vitamin D có thể tác động xấu đến sức khỏe xương khớp của mẹ bầu. Đặc biệt từ tháng thứ 5, thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển hệ xương khớp nên sẽ lấy một lượng lớn canxi và vitamin D từ mẹ. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân gây nên cơn đau khớp háng trước và sau sinh.
Ngoài những nguyên nhân vừa nêu trên, tình trạng đau khớp háng sau sinh cũng có thể bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau. Tốt nhất, sản phụ cần thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Triệu chứng
Theo các bác sĩ, tình trạng đau khớp háng sau sinh thường kéo dài từ 1 đến 6 tháng tùy vào từng trường hợp. Những triệu chứng của bệnh sẽ biểu hiện ở các mức độ nặng, nhẹ và trung bình.
Trường hợp nhẹ:
- Cơn đau khớp háng xuất hiện khá ít và không kéo dài. Sản phụ chỉ có cảm giác tê mỏi khớp háng, khó thực hiện động tác co dãn chân.
- Cơn đau cũng có thể chỉ xuất hiện khi có lực tác động, vận động mạnh và ngưng khi người bệnh nghỉ ngơi.
Trường hợp đau ở mức độ độ trung bình:
- Cơn đau ngày càng gia tăng tần suất xuất hiện và cường độ.
- Sản phụ giai đoạn này sẽ bị đau khớp háng dữ dội.
- Cảm thấy đau nhiều hơn mỗi khi thức dậy vào buổi sáng. Tuy nhiên cường độ đau sẽ giảm dần hơn về chiều tối.
- Cơn đau xuất hiện ngay cả khi sản phụ vận động, nghỉ ngơi thậm chí lúc ngủ.
- Khó khăn khi đứng lên ngồi xuống, dáng đi khập khiễng.
- Người bệnh có thể bị đau khớp háng bên phải, bên trái hoặc cả hai bên.
Trường hợp nặng:
- Cơn đau khớp háng xảy ra liên tục, kéo dài.
- Sản phụ đau dữ dội vùng khớp háng, vô cùng khó khăn khi vận động, không thể thực hiện động tác xoay người, gập người.
- Cơn đau kèm với tình trạng tê cứng, và sưng đỏ, nóng rát khớp háng.
- Phần cơ xung quanh khớp háng bị teo dần lại.
- Các triệu chứng của đau khớp háng sau sinh tương đối dễ nhật biết. Chỉ cần chú ý một chút, sản phụ có thể phát hiện ngay bệnh khi còn ở mức độ nhẹ, điều này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.
Chẩn đoán bệnh và cách điều trị
Khi sản phụ nhận biết được một số triệu chứng có thể là đau khớp háng sau sinh, tốt nhất cần tới thăm khám bác sĩ ngay. Lúc này bác sĩ sẽ có những chẩn đoán chính xác nhất về bệnh sau đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.
Chẩn đoán bệnh
Ban đầu, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh thông qua quan sát bằng mắt thường để kiểm tra tình trạng khớp có bị sưng đỏ hay không. Tiếp theo, sản phụ sẽ cần thực hiện một số động tác nhằm đánh giá mức độ, phạm vi đau của vùng khớp háng. Cuối cùng, để có kết luận chính xác nhất, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện chụp X-Quang, MRI, xét nghiệm máu, phân tích dịch khớp,…
- Chụp X-Quang: Xét nghiệm này sẽ cho ra những hình ảnh giúp bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh đã tiến triển đến mức độ nào và sớm phát hiện ra một số biểu hiện bất thường khác.
- Chụp MRI: Xét nghiệm MRI được thực hiện khi chụp X-Quang không mang lại hiệu quả và không cung cấp đủ dữ liệu cho việc chẩn đoán. Hình ảnh từ xét nghiệm này có thể cho thấy cụ thể các chi tiết của xương và các mô mềm bao quanh (dây chằng, sụn,…).
- Xét nghiệm máu: Nếu bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân gây đau khớp háng do bệnh lý viêm khớp dạng thấp hay lao khớp háng thì xét nghiệm này sẽ được áp dụng.
- Xét nghiệm dịch khớp: Phương pháp chẩn đoán này có thể xác định được cụ thể các nguyên nhân gây nên tình trạng đau khớp háng sau sinh.
Điều trị đau khớp háng sau khi sinh bằng Đông y
Ưu điểm vượt trội của biện pháp điều trị này là đơn giản, dễ thực hiện. Nguyên liệu của các bài thông Đông y tương đối dễ kiếm, sẵn có trong tự nhiên, lành tính, người dùng có thể hoàn toàn yên tâm về độ an toàn. Ngoài điều trị đau khớp háng sau sinh, việc sử dụng phương pháp này cũng tốt cho việc thanh nhiệt, giải độc cơ thể.
Tuy nhiên điều trị đau khớp háng sau sinh bằng Đông y cần quá trình lâu dài mới có hiệu quả vì vậy đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có thể khiến sản phụ bỏ lỡ thời điểm điều trị bệnh tốt nhất.
Một số bài thuốc Đông y chữa đau khớp háng sau sinh thông dụng như:
Bài thuốc với dây ruột gà
Nguyên liệu: Rễ cây ruột gà, cây chó đẻ, thổ phục linh, địa hoàng, huyết phong, khương thanh, rễ cây qua lâu, hầu khương, rau má, đan sâm, thạch cao mỗi loại 12g; bạch chỉ 8g; cam thảo bắc 4g.
Cách thực hiện:
- Thái nhỏ tất cả nguyên liệu trên sau đó đem phơi khô và bảo quản nơi khô ráo.
- Sử dụng 1 thang sắc cùng nửa lít nước uống mỗi ngày, chia làm 2 lần. Kiên trì uống trong 2 tuần liên tiếp sẽ thấy hiệu quả.
Bài thuốc với cây trinh nữ hoàng cung
Nguyên liệu: Rễ cây trinh nữ hoàng cung, rễ cây cát bối, rễ cây cúc tần mỗi loại chuẩn bị 20g, rễ cây đinh lăng, rễ cây cam thảo bắc mỗi loại 10g.
Cách thực hiện:
- Sử dụng 1 thang thuốc sắc cùng 500ml đến khi thuốc cạn còn một nửa.
- Thuốc đã sắc một ngày chia làm 3 lần lần uống sau bữa ăn chính khoảng nửa tiếng.
Phương pháp châm cứu, xoa bóp – bấm huyệt
Châm cứu, xoa bóp – bấm huyệt là phương pháp điều trị tự nhiên độ an toàn cao mà không cần sự can thiệp của thuốc. Chính vì vậy, cũng không hề gây ra các tác dụng phụ.
Đối với tình trạng đau khớp háng sau sinh mổ hoặc sinh thường, việc tác động vào các huyệt, mạch trên cơ thể có tác dụng đáng kể trong việc giảm đau, tăng độ đàn hồi của khớp xương. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng góp phần tăng cường quá trình lưu thông máu, cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng, stress,…
Phương pháp này tuy đơn giản nhưng lại dễ xảy ra các sai sót. Tốt nhất, sản phụ nên đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để tránh rủi ro không đáng có.
Điều trị bằng thuốc Tây y
Sử dụng thuốc Tây y là phương pháp được nhiều người áp dụng để điều trị đau khớp háng sau sinh. Các loại thuốc giảm đau, viên uống bổ sung như: Panadol, paracetamol, acetaminophen, tylenol… có thể được sử dụng để hạn chế các cơ đau.
Tuy nhiên, một trong số các loại thuốc Tây y trị đau khớp háng sau sinh có thể được đào thải qua sữa mẹ và chuyền qua cho em bé. Chính vì vậy, sản phụ phải cân nhắc việc sử dụng thuốc và tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ. Trong một vài trường hợp bất khả kháng, sản phụ bắt buộc phải ngừng cho con bú để sử dụng thuốc.
Vật lý trị liệu
Trong nhiều trường hợp, vật lý trị liệu tác dụng giảm cơn đau khớp háng sau khi sinh nhanh chóng. Phương pháp này được các bác sĩ đánh giá khá an toàn cho cả mẹ và bé vì không tác động xấu đến nguồn sữa. Tuy nhiên, vật lý trị liệu đòi hỏi sự kiên trì, tập luyện lâu dài vì không đem lại hiệu nhanh chóng như dùng thuốc.
Một số kỹ thuật vật lý trị liệu được đa số phụ nữ sau sinh áp dụng như: áp dụng các bài tập yoga nhẹ nhàng, đạp xe, nhiệt trị liệu, thủy trị liệu,…
Một số mẹo dân gian điều trị tại nhà
Y học dân gian đã lưu truyền lại khá nhiều mẹo trị đau khớp háng sau sinh. Đặc điểm chung của các mẹo dân gian là nguyên rất dễ tìm kiếm và cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản. Phụ nữ sau sinh hoàn toàn có thể dùng những mẹo dân gian trị đau khớp háng mà không cần lo lắng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Tuy nhiên một số hạn chế tồn tại của phương pháp này là chỉ có thể áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ thì mới có hiệu quả. Bên cạnh đó thời gian áp dụng mẹo dân gian cũng tương đối dài, đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh.
Mẹo với muối trắng
Nguyên liệu: Muối trắng to hạt, lá ngải cứu.
Cách dùng:
- Trộn đều hai nguyên liệu trên, sao nóng rồi chườm lên vùng khớp háng.
- Thực hiện liên tục trong khoảng một tháng sẽ thấy hiệu quả.
Mẹo với gừng tươi
Nguyên liệu: Rượu trắng, củ gừng tươi.
Cách dùng:
- Gừng tươi đập dập ngâm với rượu trắng trong khoảng 3 tháng.
- Lấy dung dịch ngâm được xoa bóp vùng khớp bị đau thường xuyên, nhất là khi trời chuyển lạnh.
- Tính nóng của rượu và gừng sẽ giúp giảm sưng viêm khớp háng hiệu quả.
Mẹo chữa đau khớp háng sau sinh với cây rau mồng tơi
Nguyên liệu: Rau mồng tơi, chân giò, rượu trắng.
Cách dùng:
- Hầm chân giò cũng rau mồng tơi và rượu trắng sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày.
- Món ăn này không chỉ có tác dụng trị đau khớp háng mà còn lợi khí, lợi sữa rất tốt.
Biện pháp phòng ngừa viêm khớp háng sau sinh
Phòng bệnh hơn chữa bệnh là câu châm ngôn ông ta đúc kết được từ những kinh nghiệm thực tiễn. Chính vì vậy, sớm phòng ngừa viêm khớp háng sau sinh luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Sau đây là một số biện pháp được các bác sĩ khuyến khích áp dụng:
- Kiểm soát cân nặng trong quá trình mang thai, không để xảy ra tình trạng tăng cân quá nhanh, gây áp lực nặng lên vùng xương khớp dưới.
- Chăm chỉ vận động, tập luyện các bài tập nhẹ nhàng tốt cho xương khớp.
- Tuyệt đối không làm việc quá sức, mang vác đồ nặng.
- Duy trì thói quen ăn uống nghỉ ngơi điều độ, hợp lý.
- Chú ý cảm nhận những thay đổi của cơ thể dù là nhỏ nhất. Nếu có các biểu hiện bất thường liên quan đến xương khớp, hãy tới thăm khám bác sĩ.
Đau khớp háng sau khi sinh thực sự không đáng lo ngại nếu như được phát hiện sớm và có phác đồ điều trị hiệu quả. Mong rằng bài viết này sẽ đem đến cho bạn đọc những thông tin toàn diện và hữu ích nhất về bệnh lý này.
Liên hệ Phòng khám Nhất Nam Y Viện :
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
- Website: nhatnamyvien.com
- Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!