Có nên diện chẩn chữa thoát vị đĩa đệm không? Cách thực hiện
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênDiện chẩn chữa thoát vị đĩa đệm là một nhánh nhỏ thuộc các phương pháp điều trị bằng Đông y, hiện đang được nhiều bệnh nhân áp dụng và đạt được tỉ lệ đáp ứng đáng kỳ vọng. Bên cạnh việc điều hòa khí huyết, tăng biên độ vận động và tránh được những biến chứng sau quá trình điều trị ngoại khoa, liệu pháp này còn tiết kiệm được chi phí điều trị.
Phương pháp diện chẩn chữa thoát vị đĩa đệm là thế nào? Có nên thực hiện
Diện chẩn chữa thoát vị đĩa đệm được nghiên cứu và phát triển bởi GS.TS Bùi Quốc Châu từ những năm 80 của thế kỷ trước nhằm mục đích nâng cấp quá trình điều trị và hỗ trợ bệnh nhân tối đa trong quá trình phục hồi chức năng.
Phương pháp này có nhiều điểm khác biệt và mang tính kết hợp giữa Đông y – Tây y, kế thừa và khắc phục những yếu điểm của các kỹ thuật trước đó. Thầy thuốc chịu trách nhiệm thực hiện liệu pháp này sẽ trực tiếp chẩn đoán dựa trên nét mặt và bắt mạch qua huyệt vị. Từ đó xác định thể bệnh và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Diện chẩn thường sử dụng tay ấn hoặc que và day vào huyệt đạo để thấy phản xạ thần kinh trên mặt của bệnh nhân. Quá trình này sẽ hỗ trợ bệnh nhân trong việc giảm đau, phục hồi vận động, cải thiện được hệ miễn dịch và tăng khả năng kháng bệnh của cơ thể.
Và tất nhiên, phương pháp diện chẩn được sử dụng trong bệnh lý liên quan đến xương khớp như: Thoát vị đĩa đệm, viêm đau khớp hoặc thoái hóa khớp thì sẽ cho thấy hiệu quả tốt.
Hiện tại đã có nhiều đối tượng mắc bệnh tiến hành chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp diện chẩn và đạt được nhiều thành công. Muốn có được những cải thiện tích cực, ngoài tay nghề của thầy thuốc thì yếu tố chủ động từ bệnh nhân cũng góp phần vào hiệu quả cuối cùng.
Như vậy bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có thể sử dụng phương pháp diện chẩn khi đang ở giai đoạn nhẹ và vừa, ở cấp độ nặng tốt nhất bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện.
Ưu và nhược điểm của phương pháp diện chẩn
Dùng diện chẩn chữa thoát vị đĩa đệm trên thực tế đã mang lại những hiệu quả vượt trội, tuy nhiên đáp ứng của phương pháp này còn lệ thuộc vào nhiều yếu tố như: Cơ địa, giai đoạn bệnh, sức khỏe hiện tại, bệnh lý đi kèm…Do vậy, mỗi bệnh nhân cần được điều trị tách biệt theo những liệu trình không giống nhau để đảm bảo đáp ứng.
Ưu điểm
Diện chẩn chữa thoát vị đĩa đệm có những ưu điểm như sau:
- Bệnh nhân chỉ cần bỏ ra một khoản chi phí nhỏ để tham gia liệu trình, đặc biệt phù hợp với những người có điều kiện kinh tế không cho phép điều trị Tây y.
- Thực hiện theo quy trình đảm bảo an toàn, không để lại các biến chứng nguy hiểm và mang lại hiệu quả cao.
- Không sử dụng thuốc hoặc xâm lấn ngoại khoa nên không tạo cảm giác mệt mỏi, khó chịu hoặc xảy ra tác dụng phụ trên cơ thể. Mặt khác cũng không hề tác động đến sức đề kháng mà còn hỗ trợ khả năng miễn dịch tốt hơn.
- Bệnh nhân lưu ý kiên trì dùng diện chẩn ít nhất 1 tuần sẽ thấy có sự cải thiện, lúc này huyệt vị sẽ được lưu thông, cơ thể lúc này cũng giảm được những cơn đau và khó chịu trước đó.
- Ngoài ra phương pháp này còn đào thải độc tố và tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể, cải thiện khả năng ngủ ở người già và các tình trạng rối loạn khả năng sinh lý nam giới khác.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vừa nêu trên, diện chẩn chữa thoát vị đĩa đệm cũng không tránh được những hạn chế khiến người bệnh dễ “bỏ cuộc” giữa chừng như:
- Thời gian cải thiện triệu chứng khá lâu và cần được thực hiện đều hàng ngày thì mới có tác dụng.
- Thầy thuốc phải là người có kinh nghiệm và trình độ cao để xác định chính xác thể bệnh và lựa chọn cách điều trị phù hợp.
- Yêu cầu kỹ thuật thực hiện chính xác, nếu sai huyệt sẽ gây ra phản tác dụng và gây đau đớn cho bệnh nhân.
- Đặc biệt không sử dụng được cho đối tượng thoát vị đĩa đệm giai đoạn nặng và đã xuất hiện biến chứng.
- Diện chẩn chữa thoát vị đĩa đệm được áp dụng với đối tượng đang ở giai đoạn nhẹ và mới khởi phát thì tỷ lệ đáp ứng sẽ cao hơn. Bên cạnh đó nếu không thể đáp ứng được, nên khuyên bệnh nhân chuyển hướng điều trị sớm.
Cách thực hiện diện chẩn chữa thoát vị đĩa đệm
Phương pháp diện chẩn được thực hiện đúng với quy trình được chuẩn bị sẵn để tránh những tác động bất lợi cho bệnh nhân. Quy trình thực hiện gồm 2 nhóm thao tác lớn được trình bày dưới đây.
Xác định vị trí huyệt đạo và day ấn các đúng và các huyệt
Thầy thuốc tiến hành xác định vị trí của hai nhóm huyệt sau:
- Bộ giãn cơ và thông tắc mạch: Tiến hành động tác ấn và day tại huyệt số 0, 41, 16-, 290, 1, 19, 61-, 275.
- Bộ thoát vị đĩa đệm – lưng: Tiến hành động tác ấn và day vào huyệt số 13-, 28, 65, 103, 207, 15-, 7-, 97, 106, 284.
Cách thực hiện ấn và day huyệt vị cho người thoát vị đĩa đệm
Cách thực hiện ấn và day huyệt vị cho người thoát vị đĩa đệm được thực hiện chi tiết như sau:
- Bước 1: Thầy thuốc tiến hành hơ kim trên ngọn lửa, lăn và bấm trực tiếp vào các huyệt nằm trên sống mũi của bệnh nhân.
- Bước 2: Nhân viên y tế sẽ dùng các dụng cụ lăn và gõ thay phiên nhau vào khu vực đốt sống bị thoát vị nhằm mục đích kích thích mở huyệt đạo trên cơ thể.
- Bước 3: Thầy thuốc sẽ sử dụng các động tác như day, bấm, hơ và cạo và các huyệt trên cơ thể. Tùy vào đốt sống bị thoát vị mà lựa chọn nhóm huyệt khác nhau. Đồng thời với việc bấm huyệt, người thực hiện sẽ tiến hành khai thông các huyệt ở khu vực mặt, trán, mũi và mu bàn chân nhằm lưu thông khí huyết.
Quá trình trên được thực hiện liên tục, tỉ mỉ, chính xác và yêu cầu bệnh nhân phải có tâm lý thoải mái trong suốt quá trình thực hiện.
Mặt khác, để đảm bảo sức khỏe và tránh tình trạng không đáp ứng, bệnh nhân tốt nhất nên thực hiện thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành diện chẩn.
Lưu ý khi thực hiện chữa thoát vị đĩa đệm bằng diện chẩn
Diện chẩn chữa thoát vị đĩa đệm có mức độ đáp ứng nhất định trên mỗi thể trạng bệnh nhân, để đảm bảo đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên chú ý thực hiện thêm những yêu cầu sau:
- Để tránh làm mất thời gian và chi phí tham gia diện chẩn, trước khi thực hiện bệnh nhân nên xác định chính xác tình trạng bệnh tại cơ sở y tế và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn.
- Lựa chọn địa điểm điều trị Đông y để thực hiện diện chẩn sẽ tốt hơn là các bệnh viện Tây y. Tuy nhiên cần tìm hiểu kỹ về các cơ sở này để đảm bảo chất lượng cũng như gặp được những thầy thuốc có tay nghề và chuyên môn cao.
- Bệnh nhân có tiền sử về bệnh lý huyết áp và tim mạch thì tốt nhất không nên thực hiện diện chẩn điều trị thoát vị đĩa đệm. Nên lựa chọn phương pháp phù hợp hơn.
- Trong và sau quá trình diện chẩn, bệnh nhân nên hạn chế các quá trình hoạt động mạnh cần sử dụng đến đốt bị thoát vị, như vậy sẽ tăng nguy cơ tổn thương và chuyển trạng thái bệnh nặng hơn.
- Sau thời gian điều trị nên dành thời gian nghỉ ngơi, để cơ thể ở tư thế nằm và không nên ngồi quá lâu.
- Điều chỉnh tư thế ngồi để tránh cong vẹo cột sống và ảnh hưởng đến dây thần kinh.
- Thực hiện những động tác nhẹ và vừa để tăng khả năng hồi phục và phạm vi vận động cho khớp. Lưu ý cần có sự hướng dẫn của nhân viên y tế hoặc huấn luyện viên.
- Bổ sung thêm chất dinh dưỡng hợp lý vào trong chế độ ăn hàng ngày, kiểm soát cân nặng để tránh gây gánh nặng trên hệ xương.
Diện chẩn chữa thoát vị đĩa đệm tuy là một liệu pháp Đông y nhưng đã mang lại nhiều đáp ứng khả quan đối với người bệnh, hỗ trợ bệnh nhân phục hồi chức năng và vận động hiệu quả. Bên cạnh việc sử dụng liệu pháp này, người cần có phương án phòng ngừa, có lối sống lành mạnh và thực hiện thăm khám thường xuyên để tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!