Bị Hắc Lào Có Tự Khỏi Được Không, Bao Lâu Sẽ Khỏi?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênHắc lào là bệnh da liễu khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Vì bệnh không gây ra các triệu chứng quá nguy hiểm nên nhiều người thắc mắc liệu bị hắc lào có tự khỏi được không hay bắt buộc phải điều trị bằng thuốc? Nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải đáp băn khoăn này cũng như đưa ra một vài biện pháp điều trị an toàn, hiệu quả.
Người bị hắc lào có tự khỏi được không?
Trước khi tìm hiểu bị hắc lào có tự khỏi được không, chúng ta cùng điểm qua một vài thông tin chung để bạn đọc hiểu hơn về bệnh lý này. Theo đó, tác nhân gây bệnh hắc lào chính là sự tấn công của các vi nấm nhóm Dermatophytes, gây ra tình trạng phát ban đỏ hình đồng xu gây ngứa. Hắc lào thường xuất hiện ở mặt, tay, chân, các vùng da nhiều nếp gấp,….
Mặc dù, hắc lào không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nếu không phát hiện và điều trị sớm thì bệnh có nguy cơ lây lan ra toàn cơ thể. Được biết, hắc lào có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp và lây từ thú cưng sang người.
Theo các chuyên gia, hắc lào chỉ có thể khỏi khi vi nấm gây bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn nên dù bị nặng hay nhẹ, bệnh cũng không thể tự khỏi. Vì vậy, muốn điều trị hắc lào, người bệnh cần áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp với mức độ tổn thương da và chăm sóc đúng cách.
Bị hắc lào bao lâu mới khỏi?
Bên cạnh bị hắc lào có tự khỏi không, thời gian khỏi bệnh cũng là thắc mắc của hầu hết các bệnh nhân mắc phải căn bệnh này. Thực tế, không thể xác định chính xác bệnh hắc lào sẽ mất bao lâu để điều trị. Bởi thời gian khỏi bệnh nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau có thể kể đến như:
- Mức độ tổn thương da: Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian điều trị bệnh hắc lào. Nếu tổn thương da mức độ nhẹ thì bệnh sẽ nhanh khỏi, sau khoảng 5-7 ngày điều trị. Nếu vùng da tổn thương nặng cùng với ở khu vực nhạy cảm thì việc chữa lành sẽ mất nhiều thời gian hơn.
- Phương pháp điều trị: Lựa chọn đúng phương pháp điều trị vô cùng quan trọng, bởi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian phục hồi bệnh. Nếu chọn phương pháp phù hợp thì khả năng khỏi bệnh cao cũng như mất ít thời gian điều trị hơn.
- Chế độ dinh dưỡng: Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ sẽ thúc đẩy quá trình khỏi bệnh.
- Phác đồ điều trị: Không chỉ áp dụng phương pháp phù hợp, người bệnh cần tuân thủ phác đồ cũng như liệu trình bác sĩ chuyên khoa tư vấn.
- Cơ địa: Người bệnh sở hữu làn da khỏe mạnh, hệ miễn dịch, sức đề kháng tốt cùng cơ địa không bị kích ứng sẽ đáp ứng phác đồ chữa trị tốt hơn. Nhờ đó, tổn thương do hắc lào gây ra sẽ nhanh chóng phục hồi sau một thời gian ngắn điều trị.
Cách điều trị bệnh hắc lào an toàn, hiệu quả
Bệnh hắc lào có tự khỏi được không đã được giải đáp chi tiết ở trên. Theo đó, hắc lào không thể tự khỏi dù ở mức độ nặng hay nhẹ nên người bệnh cần áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một vài cách chữa bệnh hắc lào an toàn, hiệu quả và được nhiều người tin tưởng sử dụng:
Mẹo dân gian
Với người mắc các triệu chứng hắc lào nhẹ, chưa cần sử dụng đến thuốc có thể lựa chọn các mẹo dân gian sau để cải thiện tình trạng bệnh:
- Sử dụng tỏi: Giã hoặc xay nhuyễn tỏi, ép lấy nước đắp trực tiếp lên vết thương. Để khoảng 1-2 tiếng rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Dùng nghệ chữa hắc lào: Rửa sạch nghệ tươi, ép lấy nước cốt bôi nhẹ lên vùng da tổn thương để sát khuẩn, giảm viêm và ức chế sự phát triển của nấm gây bệnh.
- Chữa hắc lào bằng chuối xanh: Gọt vỏ, thái chuối xanh thành từng lát mỏng, đắp lên da để nhựa của chuối thấm sâu vào da. Để khoảng nửa tiếng rồi rửa lại da bằng nước sạch.
- Sử dụng đu đủ: Thái lát mỏng đu đủ xanh, đắp lên vùng da bị hắc lào. Để khoảng 1 tiếng đồng hồ rồi rửa lại với nước sạch. Người bệnh nên thực hiện mỗi ngày 2 lần để ức chế sự sinh trưởng của nấm gây bệnh.
Lưu ý, trước khi thực hiện, người bệnh phải vệ sinh sạch sẽ vùng da tổn thương. Đồng thời, không sử dụng cho các vùng da nhạy cảm như mặt, háng và nách.
Chữa hắc lào bằng thuốc Tây y
Phần lớn những người bị hắc lào sẽ nghĩ ngay đến việc dùng thuốc Tây để rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Bạn có thể lựa chọn thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da để cải thiện tình trạng bệnh. Một số loại thuốc Tây y bạn có thể tham khảo gồm:
- Nhóm thuốc uống: Ketoconazol, Econazol, Fluconazole, Griseofulvin, Aspirin,….
- Nhóm thuốc bôi: Miconazol, Ketoconazol, Econazol,….
Với thuốc Tây, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng, đặc biệt là với những người có làn da nhạy cảm, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con nhỏ bú.
Các bài thuốc Đông y
Trong Đông y, nguyên nhân gây hắc lào là do ngoại tà xâm kích, khí huyết ứ trệ, thận hư âm khiến cơ thể tích tụ nhiều độc tố dẫn đến phát bệnh. Vì thế, các bài thuốc Đông y hướng đến điều trị tận gốc hắc lào và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Phương pháp chữa hắc lào này được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng, bởi đa số nguyên liệu trong các bài thuốc đều là thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính không gây tác dụng phụ cũng như các biến chứng ngoài ý muốn.
Các biện pháp dự phòng bệnh hắc lào tái phát
Như đã đề cập ở trên về vấn đề hắc lào có tự khỏi được không, các chuyên gia đã khẳng định bệnh lý này không thể tự khỏi nếu áp dụng sai phương pháp điều trị. Bên cạnh đó, việc thực hiện các biện pháp dự phòng không đúng cách sẽ là tăng nguy cơ lây lan và phát triển của nấm gây bệnh.
Dưới đây là một vài biện pháp hỗ trợ điều trị cũng như dự phòng tái phát bệnh, chống lại nguy cơ lây nhiễm bệnh, bạn đọc có thể tham khảo:
- Tuân thủ từng bước trong phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Dùng đúng thuốc và đúng liều lượng điều trị được bác sĩ kê đơn.
- Trong quá trình điều trị, nếu cơ thể có những dấu hiệu bất thường, nghi dị ứng với thuốc thì người bệnh nên dừng lại và liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất.
- Không sử dụng thuốc Tây y cho người bị dị ứng với bất kỳ thành phần tá dược nào của thuốc.
- Tránh cọ xát hay gãi gây xước vùng da bị hắc lào, tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập.
- Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ, phù hợp với tính chất da, đồng thời uống đủ nước để da không bị khô ráp.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu trước khi sử dụng bất kỳ loại mỹ phẩm nào.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ.
- Không nên dùng chung đồ vật dụng cá nhân, nhất là quần áo, chăn gối, khăn tắm,… của người bệnh.
- Không ôm hôn hay quan hệ tình dục với người bị hắc lào, đặc biệt bị ở khu vực vùng kín.
- Luôn giữ môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, đồng thời mặc quần áo chất liệu mát, không bó sát cơ thể, đặc biệt những vùng nhiều nếp gấp.
Với những chia sẻ ở trên, hi vọng giúp bạn đọc có câu trả lời rõ ràng cho thắc mắc bệnh hắc lào có tự khỏi được không. Mặc dù là bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng người bệnh cần chú ý những thay đổi của bản thân, sớm phát hiện dấu hiệu bất thường để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!