Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không? Chuyên gia giải đáp

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không, nếu cho ti thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ nhỏ là vấn đề các chị em rất quan tâm. Nội dung bài đọc dưới đây sẽ đề cập đến những vấn đề liên quan và đưa ra những biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả để các mẹ áp dụng ngay tại nhà. 

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không, trường hợp được cho bú?

Nổi mề đay là một dạng bệnh ngoài da phổ biến bất kỳ ai cũng có thể bị kể cả phụ nữ sau sinh. Nguyên nhân gây nổi dị ứng mày đay chủ yếu là do quá trình mang thai và sau sinh, các chị em có sự thay đổi về nội tiết tố, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt khiến cơ thể mẫn cảm, hệ miễn dịch suy yếu, tăng nguy cơ dễ bị nổi mề đay. 

me bi noi me day co nen cho con bu
Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không, khi nào được cho con bú

Vậy mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không là vấn mà không ít mẹ bỉm sữa quan tâm hiện nay. Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh, bệnh lý này không gây ảnh hưởng gì đến sữa nên các chị em có thể yên tâm cho con ti sữa bình thường, không cần quá lo lắng. Trẻ nhỏ sau khi bú sữa mẹ vẫn phát triển bình thường và không bị lây nhiễm bất kỳ bệnh lý nào qua đường sữa. 

Tuy nhiên các chuyên gia cũng đưa ra lời cảnh báo với những trường hợp mẹ đang dùng kháng sinh để điều trị mề đay, thì tuyệt đối không được cho con bú. Lý do là bởi thuốc uống có thể điều tiết qua sữa, tích lũy trong cơ thể khiến bé chậm phát triển, gây tổn thương hệ thần kinh của bé. Trường hợp muốn điều trị, mẹ nên ưu tiên lựa chọn những biện pháp an toàn như sử dụng các dược liệu tự nhiên. 

Cách chữa nổi mề đay cho mẹ bỉm sữa

Ngoài vấn đề “bị mề đay có cho con bú được không” các mẹ nên tìm hiểu về cách điều trị bệnh, áp dụng sớm để kiểm soát triệu chứng. Dưới đây là một số phương pháp hay chúng tôi đã tổng hợp lại để bạn đọc tham khảo thêm. 

Phương pháp chữa nổi mề đay cho mẹ bằng thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây để chữa bệnh mề đay là cách làm phổ biến tuy nhiên với mẹ bỉm sữa đang trong giai đoạn cho con bú bác sĩ không khuyến khích áp dụng.

me bi noi me day co nen cho con bu
Mẹ bỉm sữa nổi không nên dùng thuốc Tây bởi có thể ảnh hưởng đến sữa

Thuốc Tây giúp cải thiện nhanh các dấu hiệu dị ứng mề đay tuy nhiên có thể gây hại đến sức khỏe của trẻ.Do đó mẹ bầu nên cố gắng không dùng thuốc khi đang cho con bú hoặc trong trường hợp thực sự cần thiết phải dùng thì nên tránh cho con bú một thời gian.

Phương pháp dân gian chữa nổi mề đay cho mẹ bỉm sữa

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không, câu trả lời là có nếu chị em không sử dụng thuốc tây mà áp dụng các mẹo vặt dân gian tại nhà. Ưu điểm của phương pháp này là sử dụng thảo dược thiên nhiên, độ an toàn, lành tính cao, có công dụng kiểm soát tốt các triệu chứng do dị ứng mề đay mẩn ngứa gây ra. 

Một số mẹo dân gian chữa mề đay tại nhà bạn có thể tham khảo và áp dụng thêm như sau: 

me bi noi me day co nen cho con bu
Sử dụng thảo dược tự nhiên chữa bệnh mề đay cho mẹ sau sinh
  • Mẹo dùng lá trà xanh: Mẹ hãy chuẩn bị 100g lá trà xanh mang đi rửa sạch, ngâm nước muối loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo. Nấu 3 lít nước đợi sôi sau đó cho thảo dược vào nấu trong 5 phút. Sử dụng dung dịch để ngâm rửa hoặc tắm hàng ngày các triệu chứng sẽ được cải thiện, nốt mẩn ngứa thuyên giảm nhanh chóng. 
  • Mẹo dùng lá tía tô: Làm sạch khoảng 200g lá tía tô để nấu cùng 2 lít nước uống mỗi ngày, phần bã bỏ đi. Áp dụng bài thuốc liên tục trong 1 tháng bạn sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện rõ rệt. 
  • Mẹo dùng rau má: Mẹ hãy ép nước lá rau má để uống mỗi ngày hoặc dùng hỗn hợp dược liệu giã nát với muối, sử dụng nước cốt để thoa lên vùng da đang bị tổn thương. 
  • Mẹo dùng lá đinh lăng: Chuẩn bị 100g lá đinh lăng làm sạch, vò nát nhẹ dược liệu rồi cho vào nồi nấu cùng 200ml nước trong 15 phút sau đó cho ra bát. Cho thêm một lượng nước vừa đủ để nấu lượt hai rồi trộn 2 phần chung với nhau để uống trong vòng 1 tuần. 
  • Mẹo sử dụng gừng tươi: Khi mẹ bị nổi mề đay hãy lấy một củ gừng tươi đã được làm sạch rồi cắt thành từng lát mỏng để đắp lên vùng da cần điều trị trong thời gian 30 phút và làm sạch với nước ấm là được. Hoặc bạn có thể dùng trà gừng pha với đường phèn để uống. 

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú – Cách chăm sóc và phòng bệnh

Vấn đề liên quan đến “mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú” chúng tôi muốn chia sẻ để chị em biết thêm liên quan đến quá trình chăm sóc và phòng ngừa bệnh. Cụ thể như sau: 

  • Mẹ cần uống đủ nước mỗi ngày để da có độ đàn hồi tốt, mau chóng lành lặn. 
  • Trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu nên bổ sung rau củ với các món ăn hàng ngày, bố trí xen kẽ với các loại thực phẩm giúp lợi sữa. 
  • Nếu mẹ bầu đang ở cữ bị nổi mề đay có thể tăng cường dưỡng chất bằng nước hầm xương với rau củ để dùng trong trường hợp không thể ăn trực tiếp. 
  • Mẹ nên ăn nhiều hoa quả có nhiều nước, vitamin để da đẹp hơn, tăng cường sức đề kháng và khả năng đào thải độc tố. 
  • Những món ăn có nhiều mỡ các mẹ có thể thay đổi thực phẩm chứa chất omega-3 tự nhiên.
  • Mẹ bầu nên tránh sử dụng đồ ăn quá ngọt, quá mặn hoặc gia vị có tính cay nóng. 
  • Người đang bị mề đay nên tránh ăn thức ăn nhiều đạm, thịt đỏ và cac loại hải sản bởi có thể gây kích ứng cao. 
  • Tránh lạm dụng thuốc bổ và sữa nếu chưa được bác sĩ chỉ định. 
  • Mẹ bầu nên kiêng ra gió và đến những nơi công cộng, nếu cần phải ra ngoài phải có biện pháp bảo vệ như dùng khẩu trang, áo choàng, khăn. 
  • Thường xuyên vệ sinh cá nhân đúng cách, tránh để mồ hôi tích tụ trên da. 
  • Người đang bị nổi mề đay cần mặc quần áo rộng rãi, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. 
  • Mẹ sau sinh nên ngủ đủ giấc để các cơ quan trong cơ thể thực hiện chức năng đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. 
  • Kết hợp bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày, tránh để da khô ráp. 
  • Mẹ sau sinh cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng nổi mề đay. 

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không chúng tôi đã đề cập chi tiết các vấn đề liên quan và các biện pháp phòng ngừa, chăm sóc tại nhà trong bài viết trên. Bệnh lý này không quá nguy hiểm chỉ nên các mẹ không cần quá lo lắng, khi có triệu chứng bất thường hãy chủ động áp dụng biện pháp xử lý và đi khám bác sĩ. 

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
TTƯT,BSCKII Lê Phương

TTƯT,BSCKII Lê Phương

- Bác sĩ YHCT CKII

- Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện

- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT

Triệu chứng của bạn?