Nguyên tắc truyền máu an toàn và hiệu quả bạn cần biết
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênNguyên tắc truyền máu được thực hiện theo chỉ thị của Bộ Y tế để giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng cũng như khả năng gặp nguy hiểm cho bệnh nhân. Đặc biệt trong trường hợp người bệnh bị mất máu trong thời gian phẫu thuật hoặc sau chấn thương. Vậy cơ sở của nguyên tắc này là gì? Cách thực hiện truyền máu đúng quy định được thực hiện như thế nào, mời bạn đọc bài viết.
Cơ sở của nguyên tắc truyền máu ở người
Nguyên tắc truyền máu dựa trên cơ sở cấu trúc riêng của mạch ở mỗi nhóm máu khác nhau. Do vậy, để thực hiện quy trình này đúng cách, bạn cần biết và hiểu về các nhóm máu, kể cả những đặc tính khác biệt.
Việc truyền máu cùng nhóm sẽ không hề mang lại khó khăn hoặc nguy hiểm cho người bệnh, tuy nhiên truyền máu khác nhóm sẽ làm gia tăng nguy cơ không tương thích và khiến bệnh nhân gặp nguy hiểm.
Dưới đây là những đặc tính riêng về một số nhóm máu chính:
- Nhóm máu A: Có chứa kháng nguyên A trên tế bào hồng cầu và trong huyết tương có kháng thể B. Do vậy những bệnh nhân có nhóm máu A có thể hiến cho người nhóm máu B/AB. Tuy nhiên chỉ nhận máu của đối tượng mang nhóm máu O.
- Nhóm máu B: Tương tự, bệnh nhân thuộc nhóm máu này truyền được cho người có nhóm máu B/AB và chỉ nhận máu của người nhóm máu O.
- Nhóm máu AB: Đây là những bệnh nhân có thể nhận từ bất kỳ nhóm máu nào, tuy nhiên chỉ truyền được cho người cùng nhóm.
- Nhóm máu O: Bệnh nhân có thể cho máu với bất kỳ bệnh nhân nào, tuy nhiên chỉ nhận được từ người cùng nhóm máu.
- Nhóm máu RH: Có 2 thể RH đó là RH+ và RH-, trong đó RH+ là do có kháng nguyên D trên tế bào hồng cầu và ngược lại với RH-. Trường hợp người mang thai có nhóm máu này cần được xét nghiệm kháng nguyên RH nhằm mục đích phát hiện sự tương quan giữa mẹ và thai nhi.
Lưu ý cần phải xác định chính xác nhóm máu trước khi truyền, nếu nhận nhầm thì nên truyền thêm máu tán huyết trong 24h truyền máu, tuy nhiên có nguy cơ cao dẫn tới sốc toàn thân hoặc tử vong.
Các nguyên tắc truyền máu an toàn
Nguyên tắc truyền máu an toàn được bộ y tế nghiên cứu và biên soạn, đồng thời yêu cầu các cơ sở y tế trên toàn quốc tuân theo. Việc làm này sẽ giúp quy chuẩn thao tác cho bác sĩ, đồng thời giảm được nguy cơ gây nguy hiểm cho người bệnh.
Nguyên tắc truyền máu an toàn cùng nhóm
Nguyên tắc truyền máu cùng nhóm an toàn như sau:
- Xác định chính xác nhóm máu, huyết tương của người truyền và người nhận.
- Khi đã tương thích thì tiến hành lấy máu từ người hiến và truyền cho người nhận.
- Cần thực hiện tốc độ truyền phù hợp để tránh bị sốc hoặc mạch máu giãn nở không kịp, dẫn tới phù mạch.
- Bệnh nhân có nhóm máu A, B, AB, O, RH nên nhận từ người cùng nhóm máu sẽ giảm được nguy cơ biến chứng hoặc tan huyết tốt hơn. Tuy nhiên trong trường hợp không có nhóm máu tương ứng trong kho và cần truyền cấp tính thì bắt buộc phải truyền máu khác nhóm.
Nguyên tắc truyền máu khác nhóm
Trong trường hợp cấp tính, hầu hết bệnh nhân sẽ phải thực hiện truyền máu khác nhóm. Việc làm này phải được tiến hành thận trọng và theo dõi kỹ trong suốt quá trình truyền để giảm thiểu nguy cơ biến chứng.
Dưới đây là nguyên tắc truyền máu khác nhóm:
- Kiểm tra nhóm máu chính xác của người nhận và người hiến
- Dựa trên đặc tính của mỗi nhóm máu mà tiến hành lựa chọn người hiến phù hợp. Trong đó: Nhóm máu O truyền được cho tất cả các nhóm khác, tuy nhiên chỉ nhận từ người người cùng nhóm. Bệnh nhân nhóm máu A truyền được cho người nhóm AB và nhận từ nhóm O. Bệnh nhân nhóm B truyền cho nhóm AB và nhận từ nhóm O. Bệnh nhân nhóm AB chỉ nhận và truyền cho người cùng nhóm.
- Để tránh hiện tượng không tương thích trong cơ thể, nhân viên y tế cần tiến hành trộn hồng cầu của người nhận vào huyết thành của người cho và ngược lại. Nếu thấy có ngưng kết hồng cầu máu thì không được truyền.
Các bước thực hiện truyền máu
Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế sẽ thực hiện quy trình truyền máu theo quy định bộ y tế. Cụ thể các bước tiến hành như sau:
Kiểm tra người bệnh
Trước tiên bác sĩ ghi lại thông tin của người bệnh và kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại của người này trước khi thực hiện truyền máu. Các thông tin cần biết như:
- Độ tuổi, độ dày lớp mỡ dưới da.
- Sự vận động của người bệnh.
- Mức độ dị ứng.
- Hướng dẫn quy trình trước khi thực hiện cho người bệnh.
Kỹ thuật truyền máu
Nguyên tắc truyền máu yêu cầu thực hiện kỹ thuật xét nghiệm phản ứng chéo trước khi đi vào quy trình chính để kiểm tra xem có hiện tượng ngưng tụ máu hay không.
Thực hiện truyền máu
Nguyên tắc truyền máu của bộ y tế có quy định về thực hiện như sau:
- Nhân viên y tế cần đối chiếu chính xác người bệnh để tránh nhầm lẫn về nhóm máu đã xác định trước đó.
- Trao đổi với bệnh nhân các bước tiến hành sắp thực hiện để bệnh nhân hiểu và tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Kiểm tra huyết áp, mạch và nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân. Đồng thời chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho quá trình truyền máu.
- Cho bệnh nhân đi vệ sinh trước khi truyền để tránh bị ngắt quãng hoặc gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.
- Thực hiện phản ứng chéo ngay tại giường bệnh để xác định mức độ tương thích.
- Kiểm tra túi máu đã chuẩn bị, lắc nhẹ và cắm kim truyền. Sau đó treo túi máu cố định ở vị trí cao hơn và cho máu chảy trước vào ⅔ bầu đếm giọt.
- Điều dưỡng viên chọn vị trí tiêm thích hợp: Rõ, to và ít dao động. Sau đó để gối đệm dưới và tiến hành cắm kim tiêm vào người bệnh nhân.
- Tháo đuôi kim tiêm rồi lắp dây truyền vào đuôi, sau đó mở khóa và điều chỉnh tốc độ chảy chậm (ban đầu).
- Sau đó điều chỉnh tốc độ máu theo y lệnh của bác sĩ và duy trì tốc độ này trong suốt quá trình truyền.
- Hướng dẫn bệnh nhân nhận biết tai biến thông qua những biểu hiện thất thường như: Đau rát, đỏ mặt, sốt cao, đau thắt lưng, khó thở, rét run…Lúc này người bệnh phải thông báo ngay với điều dưỡng hoặc bác sĩ trực để được xử lý kịp thời.
Xử lý tai biến
Tai biến có thể xuất hiện trong thời gian truyền máu, do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan và cần được xử lý ngay. Nếu để quá lâu, bệnh nhân sẽ bị sốc và dẫn tới tử vong, do vậy bác sĩ cần theo dõi trong suốt quá trình truyền và có biện pháp đề phòng.
Dưới đây là một số cách xử lý tai biến khi truyền máu:
- Bệnh nhân bị tan huyết do truyền sai nhóm máu: Điều dưỡng cần ngừng truyền máu và tiến hành xác định lại nhóm máu của bệnh nhân.
- Bệnh nhân có phản ứng sốt và rét run: Điều dưỡng khóa túi máu ngay và tiến hành điều trị triệu chứng: Ủ ấm, đo sinh hiệu để bác sĩ thực hiện y lệnh nhanh chóng.
- Phản ứng dị ứng: Khóa túi máu, đo sinh hiệu và để bác sĩ xử lý trực tiếp.
- Suy tim/phù phổi cấp: Ngừng truyền, cho trợ lực, trợ tim và thở oxy ngay, sau đó báo lại với bác sĩ phụ trách.
Lưu ý khi thực hiện truyền máu chính xác nhất
Lưu ý khi thực hiện nguyên tắc truyền máu dưới đây giúp đảm bảo an toàn cho người bệnh và dễ dàng cho quá trình theo dõi của bác sĩ:
- Thực hiện chính xác theo nguyên tắc của bộ y tế, đồng thời ghi lại thời gian bệnh nhân truyền máu để truy cứu trách nhiệm sau đó nếu có nguy hiểm.
- Theo dõi đáp ứng cũng như biến chứng của bệnh nhân thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Kiểm tra chất lượng máu, không thực hiện cho máu khi người hiến có bệnh lý như: Mỡ máu, HIV/AIDS, phơi nhiễm, bệnh truyền nhiễm…
- Để bệnh nhân ở tư thế nằm nghỉ ngơi khi truyền để tránh gây choáng hoặc căng phồng mạch quá nhanh. Kể cả sau khi truyền máu vẫn cần nghỉ ngơi.
- Với người cho máu, ngay sau khi truyền cần ăn nhẹ những thực phẩm chứa đường và không nên vận động đi lại ngay.
- Thường xuyên kiểm tra lại chất lượng máu sau thời gian truyền để đảm bảo không có biến chứng.
Nguyên tắc truyền máu cần được thực hiện nhất quán tại các cơ sở y tế. Việc làm này vừa giúp người bệnh tránh được nguy cơ tử vong vừa giúp kiểm soát được chất lượng truyền máu. Người bệnh cũng nên có kiến thức cơ bản về quy trình này, đặc biệt là khi đối tượng có nhóm máu hiếm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!