Nổi Mề Đay Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Chữa Trị Thế Nào?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng dị ứng thường gặp. Vậy các mẹ bầu bị nổi mề đay khi mang thai có nguy hiểm hay không? Làm thế nào để chữa trị một cách an toàn và hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết sau đây để tìm hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục tình trạng nổi mề đay khi mang thai vào những tháng đầu.

Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu là gì? Dấu hiệu nhận biết

Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng thai phụ liên tục xuất hiện các nốt mẩn đỏ trên da, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh xuất hiện có thể do phản ứng quá mức của hệ miễn dịch trước những yếu tố dị nguyên bên ngoài môi trường.

Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Phươngchuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm: Thông thường căn bệnh này thường được chia thành hai giai đoạn chính:

  • Nổi mề đay giai đoạn cấp tính: Các triệu chứng xuất hiện đột ngột và kéo dài khoảng vài giờ, hay dưới 6 tuần. Ở giai đoạn này, bệnh có thể tự hết mà không cần có biện pháp chữa trị.
  • Nổi mề đay giai đoạn mãn tính: Các triệu chứng bùng phát theo đợt và tái phát trở lại nhiều lần. Thời gian mắc bệnh kéo dài hơn 6 tuần, thậm chí hàng tháng, hàng năm, cần có biện pháp chữa trị kịp thời.

Theo thống kê của bộ y tế, có khoảng 0,25 – 1% phụ nữ bị nổi mề đay trong lần mang thai đầu tiên. Tình trạng nổi mề đay thường xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ, bởi lẽ đây là giai đoạn cơ thể thai phụ có nhiều thay đổi về tâm sinh lý. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bị nổi mề đay khi mang thai tháng cuối, đặc biệt là tháng thứ 7 và thứ 8.

Một số dấu hiệu cơ bản xuất hiện ở các mẹ bầu bị nổi mề đay bao gồm:

  • Trên da liên tục xuất hiện các nốt ban đỏ, hồng với kích thước khác nhau. Một số ít trường hợp có nốt mẩn màu trắng nhạt. Những triệu chứng này thường xuất hiện ở một vị trí sau đó dần dần lan ra khắp cơ thể.
  • Nổi mề đay khi mang thai thường kéo theo những cơn ngứa ngáy dữ dội trên da, cảm giác nóng rát và đau nhức âm ỉ. Đặc biệt những cơn đau này sẽ tăng dần về đêm và chiều tối.
  • Một số trường hợp bệnh nhẹ có thể xuất hiện tình trạng sưng phù ở môi và mí mắt.
  • Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt còn có thể khiến các mẹ bầu mệt mỏi, thân nhiệt tăng cao, khó thở, đau đầu, đau họng và ra nhiều khí hư.

BẠN ĐANG GẶP NHỮNG TRIỆU CHỨNG MỀ ĐAY NÀO?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Nguyên nhân khiến mẹ bị nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu

Nổi mề đay khi mang thai những tháng đầu là bệnh lý ngoài da thường gặp. Muốn áp dụng phương pháp điều trị đúng cách, trước hết thai phụ cần nắm được những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này.

Nhìn chung, bệnh nổi mề đay khi mẹ đang mang bầu xuất phát từ những phản ứng quá mức của cơ thể trước những dị nguyên bên ngoài môi trường. Lúc này, cơ thể sẽ tự sản sinh ra các Histamin – một yếu tố trung gian gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và làm nổi mẩn đỏ ở thai phụ.

Theo các bác sĩ, tình trạng nổi mề đay khi mang thai trong 3 tháng đầu có thể đến từ một số nguyên nhân chính sau đây:

  • Sự thay đổi nội tiết tố nữ: Khi bước vào thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ có xu hướng gia tăng nồng độ hormone Progesterone và Estrogen, làm kích thích tế bào hắc tố và gây ra tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay khi mang thai.
  • Sử dụng thuốc không phù hợp: Trong quá trình mang thai, nhiều mẹ bầu sẽ có tâm lý muốn sử dụng các loại thuốc bổ như thuốc sắt, Canxi, Vitamin để bổ sung dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu tự ý sử dụng loại thuốc hoặc làm dụng quá mức, thai phụ sẽ có nguy cơ bị nổi mề đay và mẩn ngứa.
  • Tình trạng căng rạn đột ngột trên da: Khi thai nhi ngày càng phát triển về kích thước, vùng da bụng của mẹ bầu cũng phải liên tục căng ra. Lúc này, các mô da sẽ bị tổn thương và căng rạn đột ngột, gây ra tình trạng ngứa ngáy, phát ban.
  • Thời tiết thay đổi: Cơ thể thai phụ rất nhạy cảm với những thay đổi bên ngoài môi trường. Khi thời tiết đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại thì đều có khả năng khiến da nổi mề đay.
  • Chế độ ăn uống: Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu là chế độ ăn uống không hợp lý. Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng, hạnh nhân, hải sản,… có thể khiến các mẹ bầu bị nổi mề đay.
  • Do yếu tố tâm lý và sức đề kháng: Khi mang thai mẹ bầu thường có tâm lý lo âu, suy nghĩ nhiều, hệ miễn dịch cũng bị suy giảm đáng kể khiến tình trạng nổi mề đay dễ dàng bùng phát.
  • Do tiếp xúc với các dị nguyên bên ngoài môi trường: Do cơ thể đang trong giai đoạn nhạy cảm, mẹ bầu rất dễ bị dị ứng và nổi mề đay khi tiếp xúc với các tác nhân như hóa chất, bụi bẩn, lông động vật và nọc độc của côn trùng.

Ngoài ra, thai phụ bị nổi mề đay khi mang thai còn có thể do một số bệnh lý về gan hoặc nhiễm ký sinh trùng.

NHẬN TƯ VẤN 1:1 VỚI BÁC SĨ CHUYÊN KHOA

Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu liệu có nguy hiểm? Mẹ bầu nên gặp bác sĩ khi nào?

Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng tương đối phổ biến với khoảng 70% thai phụ. Và bệnh có thể khỏi bệnh sau vài ngày nghỉ ngơi, chăm sóc cơ thể đúng cách. Tuy nhiên, với những mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm, thể trạng yếu, các triệu chứng có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng và tiến triển đến giai đoạn mãn tính. Vậy thực chất nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Theo nhận định của các chuyên gia, nổi mề đay trong khi mang thai không trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu thai phụ chủ quan không có biện pháp chữa trị kịp thời, sẽ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong làm cản trở sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Cụ thể:

  • Đối với cơ thể mẹ bầu: Nổi mề đay khi mang thai ở 3 tháng đầu có thể lan rộng ra khắp cơ thể chỉ từ một vị trí ban đầu khiến mẹ ngứa ngáy, khó chịu. Từ đó, làm rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, cơ thể suy nhược và hiện tượng phù nề mi, mắt, môi. Đặc biệt là phù mao mạch gây cản trở cho hệ hô hấp, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến đột quỵ.
  • Đối với sự phát triển của thai nhi: 3 tháng đầu tiên là khoảng thời gian cực kỳ quan trọng đối với sự hình thành và phát triển bình thường của bào thai. Vì vậy, mẹ bầu bị nổi mề đay trong giai đoạn này có thể khiến trẻ sinh ra kém phát triển, dễ mắc bệnh mề đay bẩm sinh và một số bệnh về mắt, thiếu máu não,…

Như vậy, nổi mề đay khi đang trong thai kỳ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng mà mẹ bầu tuyệt đối không nên chủ quan. Vậy khi nào thì thai phụ bị nổi mề đay cần đến gặp bác sĩ?

noi me day khi mang thai 3 thang dau
Mẹ bầu cần đi khám khi nào?

Theo các chuyên gia, trong giai đoạn mới khởi phát khi các triệu chứng còn ở mức độ nhẹ, mẹ bầu có thể tự khắc phục tại nhà bằng nhiều phương pháp Đông Y, Tây Y,… Tuy nhiên, nếu xuất hiện những triệu chứng sau đây, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị hiệu quả:

  • Nổi mề đay khắp người gây ngứa ngáy khó chịu mọi nơi.
  • Nổi mề đay tái phát nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Tình trạng ngứa ngáy khiến mẹ mất ngủ thường xuyên.
  • Các biện pháp tự khắc phục tại nhà không còn phát huy được hiệu quả.

Cách chữa trị an toàn, hiệu quả cho mẹ bầu

Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu tuy không khởi phát với các triệu chứng nguy hiểm nhưng lại có diễn biến phức tạp và nguy cơ tái phát cao. Do đó, mẹ bầu vẫn cần có những biện pháp khắc phục kịp thời. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, cách tốt nhất là ưu tiên sử dụng những phương pháp tự nhiên và lành tính.

Dưới đây là một số cách trị nổi mề đay cho mẹ bầu theo phương pháp Đông Y, Tây Y và các bài thuốc dân gian.

Các bài thuốc dân gian trị chứng nổi mề đay

Các bài thuốc dân gian trị nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu đều sử dụng những nguyên liệu tự nhiên rất dễ tìm và hoàn toàn lành tính, giúp mẹ bầu tiết kiệm tối đa chi phí khám chữa. Tuy nhiên, vì dược tính không cao nên những bài thuốc này thường chỉ được khuyên dùng ở giai đoạn bệnh mới khởi phát.

Dùng nước lá kinh giới để tắm cho bà bầu

Nước lá kinh giới không chỉ có khả năng chữa trị chứng nổi mề đay khi mang thai mà còn giúp hạn chế tình trạng dị ứng da, rôm sảy,… thường gặp ở các mẹ bầu.

  • Chuẩn bị một nắm lá kinh giới, nhặt và rửa sạch rồi cho vào ngâm với nước muối pha loãng để làm sạch bụi bẩn.
  • Bỏ lá vào nồi đun sôi cùng khoảng 500ml nước, cho thêm một thìa cà phê muối.
  • Đổ nước lá ra chậu rồi hòa thêm nước lạnh cho đến khi đạt nhiệt độ vừa đủ. Dùng nước lá kinh giới để vệ sinh cơ thể, kết hợp massage và chà xát phần bã lá lên những vùng da bị mẩn ngứa.
  • Thực hiện liên tục cho đến khi các triệu chứng mẩn ngứa và sưng phù hoàn toàn biến mất.

Tắm với nước lá khế

Lá khế chứa các hoạt chất có tính kháng khuẩn, khả năng ức chế và ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn trên da. Không những vậy, lá khế còn có tác dụng làm sạch, chống viêm và làm dịu các nốt mẩn đỏ rất tốt.

  • Dùng 10 – 15g lá khế tươi đem rửa sạch rồi ngâm qua nước muối loãng để làm sạch bụi bẩn.
  • Bỏ lá vào nồi đun cùng 400ml nước, để hỗn hợp sôi trên lửa nhỏ liu diu trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
  • Đổ nước lá ra chậu và đợi đến khi nguội thì dùng để vệ sinh cơ thể.
  • Có thể dùng nước lá khế để vệ sinh 2 lần mỗi ngày để bệnh nhanh chóng cải thiện.

Phương pháp Tây Y trị nổi mề đay cho mẹ bầu

Trị nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu bằng phương pháp Tây Y mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể mẹ bầu. Do đó, thai phụ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc mà cần tham khảo và thực hiện đúng theo các chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

noi me day khi mang thai 3 thang dau
Phương pháp Tây Y trị nổi mề đay cho mẹ bầu

Các loại thuốc Tây trị nổi mề đay có thể được dùng theo đường uống và đường bôi gồm:

  • Các loại thuốc bôi trị nổi mề đay: Cách phổ biến nhất để giảm nhanh các nốt mẩn đỏ trên da là sử dụng một số loại thuốc bôi như Eucerin, Budesonide, Eumovate,…
  • Các loại thuốc uống có tác dụng kháng Histamin như Cetirizine, Loratadine,… Những loại thuốc này thường được chỉ định cho những trường hợp bệnh nặng, các nốt mẩn ngứa đã lan rộng khắp cơ thể.

Ăn gì và kiêng gì để mẹ bầu nhanh chóng khỏi?

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp trị nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu bằng Đông Y, Tây Y, mẹ bầu cũng cần chú ý thay đổi chế độ ăn uống khoa học để đẩy nhanh quá trình điều trị.

Mẹ bầu bị nổi mề đay trong khi đang mang thai 3 tháng đầu nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày những thực phẩm sau đây:

  • Các loại rau xanh và củ quả như su su, su hào, bí đỏ,… nên dùng để chế biến các món hầm hoặc nấu thật chín.
  • Tích cực tăng cường các loại hoa quả tươi chứa nhiều Vitamin C, E, D như dưa hấu, táo, đu đủ,… không chỉ giúp mẹ bầu khỏe mạnh, hỗ trợ đào thải độc tố mà còn tăng sức đề kháng.
  • Uống đủ ít nhất 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để làn da không bị khô và mất tính đàn hồi, khiến tình trạng ngứa ngáy càng nghiêm trọng hơn.
  • Các mẹ bầu bị nổi mề đay khi mang thai vào 3 tháng đầu chỉ nên sử dụng những thực phẩm có chứa chất béo tốt và chứa nhiều Omega – 3.
noi me day khi mang thai 3 thang dau
Hạn chế ăn thực phẩm có khả năng dị ứng cao như hải sản

Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần lưu ý tránh ăn những thực phẩm sau đây:

  • Không nên ăn quá nhiều hải sản, các loại hạt và thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao.
  • Hạn chế sử dụng mỡ động vật, tốt nhất mẹ bầu nên thay thế bằng các loại dầu thực vật như dầu vừng, dầu hướng dương,…
  • Khi điều trị nổi mề đay lúc mang thai, mẹ bầu cũng cần tránh ăn đồ chiên rán, thức ăn nhanh và thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn.
  • Không sử dụng quá nhiều muối và các gia vị có tính cay nóng khiến da bị kích ứng.

Một số điều cần lưu ý khi trị căn bệnh này của mẹ

Nổi mề đay khi mang thai trong những tháng đầu là hiện tượng phổ biến mà hầu hết các mẹ bầu đều phải trải qua. Nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, các triệu chứng có thể lan rộng hơn và gây hại đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, mẹ bầu cần chủ động tìm cách khám chữa và thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý, đồng thời nắm vững những nguyên tắc sau đây:

  • Không nên dùng tay gãi hay xoa lên những vùng da bị nổi mề đay, mẩn đỏ. Hành động này sẽ khiến tình trạng ngứa ngáy và các nốt mề đay lan rộng hơn.
  • Giữ môi trường vệ sinh xung quanh, tránh tiếp xúc với các chất có nguy cơ dị ứng cao như bụi bẩn, phấn hoa, hóa chất,… Làm sạch nhà cửa và nơi làm việc thường xuyên để ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn, vi nấm.
  • Vệ sinh cơ thể mỗi ngày, mẹ bầu có thể sử dụng một số loại nước lá hoặc sữa tắm có nguồn gốc thiên nhiên để phòng ngừa chứng nổi mề đay.
  • Mặc quần áo rộng rãi, chất liệu thoáng mát, tránh để quần áo cọ xát quá nhiều trên da gây kích ứng và mẩn ngứa.
  • Chú ý tiêm phòng đầy đủ, khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như đảm bảo sức khỏe của mẹ bầu.

Trên đây là những thông tin cơ bản về chứng nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu. Hy vọng qua bài viết này, các mẹ bầu đã hiểu thêm về bệnh cũng như biết cách khắc phục và phòng ngừa bệnh từ sớm!

Để được các chuyên gia tư vấn miễn phí về liệu trình điều trị, người bệnh hãy liên hệ ngay với Nhất Nam Y Viện:

 

Bình luận (41)

  1. Hồng Hồng says: Trả lời

    Nhà thuốc Đỗ Minh Đường chữa mề đay bằng đông y có tốt không mọi người. Tôi có cô em gái đang mang bầu cũng bị bệnh mề đay. Thấy nó vừa mang cái bụng bầu lại vừa ngứa ngáy khổ quá không biết phỉa làm thế nào.

    1. Lê Sơn says:

      Đông y chuẩn thì tốt chứ đông y vớ vẩn thì sợ lắm. Toàn thuốc đông y nhập lậu ngâm tẩm hóa chất dùng thì sợ lắm.

    2. Trần Thị Hòa says:

      Chữa ở nhà thuốc Đỗ Minh Đường đi mọi người. Họ toàn là thuốc nam tự trồng uống vào không bị tác dụng phụ gì đâu. Bạn xem đây thì rõ này

    3. hồng hồng says:

      Thuốc này có bán ở những đâu vậy ạ để em bảo ông xã đi mua, khoảng 1 tháng nay em mất ăn, mất ngủ vì cái bệnh nổi mề đay mẩn ngứa này luôn

    4. Bích Loan says:

      Thuốc chỉ được bán tại 2 cơ sở của Nha thuốc đỗ minh đường thôi vì cần bác sĩ kê đơn thuốc. À không thì bạn gọi tới nhà thuốc đó gặp bác sĩ tư vấn cho. Điều trị được thì họ còn kê đơn gửi thuốc về tận nhà cho đấy.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *