Nội Soi Dạ Dày Cho Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không Và Lưu ý Gì?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênNội soi dạ dày cho trẻ em là một trong những cách giúp chẩn đoán, điều trị bệnh đau dạ dày và các vấn đề liên quan. Tuy nhiên rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc về những rủi ro của biện pháp này. Có nên nội soi cho bé và cần phải lưu ý gì sẽ được giải đáp qua bài viết sau.
Nội soi dạ dày cho trẻ em là gì, nên thực hiện hay không?
Bệnh đau dạ dày hiện nay có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Không chỉ người trưởng thành mà nguy cơ trẻ nhỏ bị mắc bệnh cũng là rất cao. Khi các bé có các biểu hiện đau dạ dày cần được đưa đến các bệnh viện hoặc trung tâm y tế để thăm khám. Hiện nay việc áp dụng biện pháp nội soi dạ dày cho trẻ em là một trong những cách chẩn đoán và điều trị bệnh khá phổ biến.
Theo đó, thông qua các thiết bị kỹ thuật chuyên dụng bác sĩ sẽ có thể quan sát được tình hình bên trong dạ dày. Nhờ vậy mà có thể biết được tình trạng bệnh của bé cũng như nguyên nhân gây đau.
Có nên nội soi dạ dày cho trẻ em không?
Phụ huynh vẫn luôn lo lắng nếu để các bé nội soi sẽ phải chịu các đau đớn khó chịu. Theo các chuyên gia, việc nội soi dạ dày cho trẻ nhỏ không nên lạm dụng. Điều này rất dễ làm tổn thương các cơ quan non nớt bên trong cơ thể bé. Chính vì vậy thường sau khi tiến hành các chẩn đoán vẫn không tìm ra nguyên nhân gây bệnh thì bác sĩ mới chỉ định nội soi cho trẻ.
Dù vậy một vài trường hợp nên hạn chế nội soi dạ dày cho trẻ:
- Bé bị bệnh thiếu máu, máu khó đông…
- Bé từng hoặc đang bị bệnh về thận, gan cũng kiêng dùng nội soi.
- Ngoài ra, bé dưới 10 tuổi tốt nhất là không nên áp dụng nội soi dạ dày.
Tốt nhất để quyết định có nên nội soi bao tử cho bé không phụ huynh nên nghe theo lời khuyên từ phía bác sĩ.
Các phương pháp nội soi dạ dày cho trẻ em
Hiện nay, nội soi dạ dày cho trẻ có ba hình thức chính là gây mê và không gây mê. Mỗi cách làm đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng nên cần được cân nhắc áp dụng.
Nội soi dạ dày cho trẻ gây mê
Cách chẩn đoán này hiện này được đánh giá cao và áp dụng nhiều vì có các ưu điểm vượt trội.
- Đặc biệt phù hợp với trẻ nhỏ vì có thể giảm được cảm giác đau đớn và khó chịu.
- Giúp cho việc thực hiện và quan sát của đội ngũ y bác sĩ được thuận lợi hơn.
- Giảm gian nội soi dạ dày cho trẻ được rút ngắn đi khá nhiều.
- Bên cạnh đó còn hạn chế được nhiều rủi ro tổn thương cho lớp niêm mạc và các cơ quan khác.
Tuy nhiên, thuốc gây mê dùng trong quá trình nội soi ít nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.
Quy trình được thực hiện như sau:
- Đầu tiên các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc gây mê cho bệnh nhân. Lúc này thiết bị theo dõi sẽ giúp bác sĩ xác định tình trạng bệnh nhân có ổn định hay không.
- Nhân viên sẽ tiến hành điều chỉnh tư thế nằm nghiêng sang trái, mang đồ bảo hộ miệng bằng nhựa.
- Kế đến ống nội soi mềm sẽ được bác sĩ từ từ đưa vào miệng, xuống họng, qua các cơ quan và vào dạ dày.
- Hình ảnh trong cơ thể bệnh nhân sẽ hiển thị lên màn hình. Lúc này nếu cần bác sĩ có thêm các dụng cụ vào bên trong để lấy mẫu mô xét nghiệm.
Nội soi dạ dày không gây mê
Đây là biện pháp nội soi dạ dày nói chung truyền thống từ trước đến nay. Hiện tại nội soi không gây mê vẫn chiếm tỷ lệ phổ biến hơn hết.
- Nhược điểm của cách chẩn đoán này là bệnh nhân sẽ thấy khá khó chịu vì suốt quá trình ống nội soi thâm nhập vào cơ thể. Đặc biệt với các bé sẽ càng đau đớn hơn.
- Dù vậy nội soi không gây mê lại có thể hạn chế được tác dụng phụ do thuốc gây mê gây ra.
- Ngoài ra, cách nội soi này lại không tốn nhiều thời gian mà chi phí lại rẻ.
Cách nội soi không gây mê được thực hiện theo các bước:
- Bỏ qua bước tiêm thuốc gây mê, bệnh nhân trong trạng thái tỉnh táo sẽ được đặt người nằm nghiêng sang trái.
- Kế đến bác sĩ dần đưa ống nội soi vào bên trong cơ thể bệnh nhân qua đường miệng xuống dạ dày.
- Không khí có thể được bơm vào thực quản để quá trình này được diễn ra dễ dàng hơn.
Nội soi dạ dày bằng viên nang
Có thể thấy 2 cách trên đều dùng ống mềm trực tiếp đưa vào cơ thể bệnh nhân để lấy hình ảnh. Tuy nhiên vẫn còn một cách nội soi nữa đó là dùng viên nang. Biện pháp nội soi dạ dày bằng viên nang có rất nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Không hề gây đau đớn, khó chịu hay cảm giác buồn nôn cho bệnh nhân.
- Biện pháp thực hiện đơn giản mà hình ảnh thu được lại rất tốt.
- Hầu như không gây tác dụng phụ hay các biến chứng, lớp niêm mạc dạ dày cũng không bị tổn thương.
Quy trình nội soi dạ dày bằng viên nang:
- Đầu tiên bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho uống một viên nang kèm theo thiết bị ghi hình.
- Viên nang này sẽ ở trong cơ thể người bệnh trong khoảng trên dưới 12 tiếng.
- Sau đó chung theo đường đại tiện đào thải ra ngoài và các bác sĩ sẽ tiến hành lấy hình ảnh thu được để chẩn đoán.
Dù có nhiều ưu điểm nhưng chi phí nội soi dạ dày bằng viên nang lại khá cao nên ít được áp dụng. Bên cạnh đó cũng chỉ có trẻ em trên 10 tuổi mới được chỉ định cách nội soi này. Ngoài ra trên thực tế không có quá nhiều bệnh viện hay phòng khám có phương tiện để thực hiện.
Hiện nay y học hiện đại đã phát triển hơn rất nhiều nên quá trình nội soi cũng được cải tiến. Chính vì vậy mà phụ huynh có thể yên tâm về việc áp dụng nội soi dạ dày cho trẻ nhỏ.
Nội soi cho trẻ nguy hiểm không? Thực hiện ở đâu?
Nội soi trước giờ luôn khiến nhiều người lo lắng vì những đau đớn và khó chịu mà nó gây ra. Chính vì vậy mà không ít phụ huynh nội soi dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không. Trên thực tế dù khá an toàn nhưng biện pháp chẩn đoán này vẫn có khá nhiều rủi ro như:
- Trẻ em rất hay phản kháng trong quá trình nội soi nên dễ bị ống nội soi gây tổn thương đến các cơ quan bên trọng. Điều này xảy ra khi nội soi theo cách truyền thống không gây mê.
- Trong khi đó nội soi dạ dày trẻ em gây mê lại có nguy cơ dẫn đến bệnh huyết áp, tim mạch và nhiều vấn đề khác. Đặc biệt khi cơ thể bé còn non yếu thì lại càng dễ bị tác động hơn.
- Đội ngũ nội soi không chuyên nghiệp có thể làm cho trẻ bị đau đớn và ám ảnh tinh thần về sau.
Những rủi ro này dù ít xảy ra nhưng không phải không có nguy cơ. Chính vì vậy cần phải qua nhiều kiểm tra bác sĩ mới quyết định có nên nội soi dạ dày cho trẻ em hay không.
Ngoài ra phụ huynh cũng cần phải ở bên cạnh, chú ý lo lắng cho trẻ. Điều đầu tiên để đảm bảo an toàn là phải chọn một bệnh viện uy tín. Vậy nội soi dạ dày cho trẻ em ở đâu đảm bảo chất lượng?
Tại thành phố Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Nhi Đồng 1 tại đường Sư Vạn Hạnh, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện Nhi Đồng 2 tọa lạc tại số 14 đường Lý Tự Trọng, Quận 1.
- Bệnh viện ĐH Y Dược TP. HCM nằm tại số 215 Đường Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5.
- Bệnh viện Chợ Rẫy quận 5.
Khám dạ dày cho trẻ em ở đâu tại Hà Nội
- Bệnh viện Nhi Trung ương tại quận Đống Đa.
- Nội soi dạ dày ở trẻ em tại bệnh viện Bạch Mai số 78 Giải Phóng, Đống Đa cũng rất uy tín.
- Phòng khám số 1 bệnh viện Y Hà Nội đầu đường Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa nổi tiếng trong điều trị bệnh dạ dày nói chung.
Lưu ý khi nội soi cho trẻ
Trẻ nhỏ vẫn còn nhiều điều chưa biết chính vì vậy phụ huynh cần phải đặc biệt lưu ý trong việc nội soi dạ dày cho trẻ. Theo đó trước và sau khi nội soi bao tử cho con em bạn cần chú ý khá nhiều điều.
Trước khi nội soi
Trước khi nội soi bệnh nhân phải nghe theo hướng dẫn từ bác sĩ. Nếu làm sai có thể không thể nội soi hoặc dẫn đến kết quả không chính xác.
- Có khá nhiều loại thuốc cần phải ngưng uống nếu muốn tiến hành nội soi. Chính vì vậy trong lúc thăm khám phụ huynh nên nói rõ trẻ có đang sử dụng loại thuốc nào không để có được hướng dẫn từ bác sĩ.
- Trước khi nội soi nên cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất xơ, các món canh, súp, cháo… nhẹ nhàng và dễ tiêu hóa.
- Giống như người lớn, trẻ em cũng cần phải nhịn ăn trong 6 tiếng đồng hồ trước khi nội soi. Việc uống nước cũng phải ngưng trong vòng 2 tiếng đồng hồ.
- Trong vòng 12 tiếng trước nội soi phải kiêng các loại nước uống có màu để tránh nhầm lẫn trong hình ảnh thu được.
- Trường hợp nội soi bằng viên nang nếu thấy buồn nôn, đau bụng và khó chịu phải báo với bác sĩ kiểm tra.
Sau khi nội soi
Sau khi kết thúc quá trình nội soi phải tuân thủ theo hướng dẫn sau:
- Sau khi nội soi tuyệt đối không được cho trẻ ăn ngay mà phải sau ít nhất 30 phút.
- Cần đặc biệt theo dõi tình trạng sức khỏe của bé để kịp thời phát hiện tình trạng bất thường và báo cho bác sĩ điều trị.
- Việc khạc nhổ cũng cần hạn chế sau nội soi.
- Nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ ăn.
- Cần an ủi, trấn an lại tình thần của bé, đặc biệt là những bé áp dụng cách nội soi không gây mê. Điều này giúp bé hạn chế những ám ảnh về sau từ việc nội soi.
Hiện nay các loại máy nội soi ngày càng được nâng cấp giúp cho việc tiến thành dễ dàng và an toàn hơn với bệnh nhân. Hy vọng với những thông tin trên phụ huynh sẽ không còn băn khoăn về việc có nên nội soi dạ dày cho trẻ em hay không. Nếu được chỉ định từ phía bác sĩ từ ba mẹ có thể yên tâm mà tiến hành để chẩn đoán và điều trị tốt hơn.
NHẬN TƯ VẤN CHỮA DỨT ĐIỂM BỆNH DẠ DÀY Ở TRẺ NHỎ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!