Bị Ra Máu Ít Nhưng Không Phải Kinh Nguyệt Do Đâu?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênRa máu ít nhưng không phải kinh nguyệt có thể là do căng thẳng, tác dụng phụ của thuốc hoặc chính là dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa nguy hiểm. Vậy căn nguyên gây ra tình trạng này là gì? Phải làm sao khi không may gặp phải? Tất cả thắc mắc trên sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
Nguyên nhân gây ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt
Theo các chuyên gia, ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, các bệnh lý phụ khoa là tác nhân nguy hiểm, chị em cần thăm khám sớm tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến khiến ra ít máu nhưng không có kinh, bạn đọc có thể tham khảo:
Rối loạn nội tiết tố
Nội tiết tố nữ thay đổi gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em, có thể ngắn hoặc dài hơn bình thường. Dịch âm đạo kèm theo lượng máu nhỏ có thể xuất hiện sớm hơn khoảng 3 – 7 ngày, báo hiệu sắp đến kỳ kinh. Sau đó, lượng máu kinh sẽ dần nhiều hơn.
Nguyên nhân gây ra rối loạn nội tiết tố nữ gồm tâm lý thường xuyên căng thẳng, stress, tăng giảm cân bất thường, mãn kinh,…. Điều này khiến chị em khó tính chu kỳ hoặc ngày rụng trứng khi muốn tăng khả năng mang thai.
Thủng cùng đồ âm đạo
Thủng cùng đồ âm đạo cũng là một trong các nguyên nhân khiến ra ít máu nhưng không có kinh. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do quan hệ tình dục quá thô bạo, bạn tình thiếu kinh nghiệm hoặc quá “tích cực”, làm “chuyện ấy” khi nữ giới chưa sẵn sàng. Tác động của các ngoại lực này lớn, nhanh và đột ngột khiến cùng đồ bị tổn thương nghiêm trọng và chảy máu.
Mang thai ngoài tử cung hoặc nạo thai
Nạo phá thai hoặc mang thai ngoài tử cung cũng sẽ gây ra hiện tượng ra máu ít nhưng không phải có kinh kèm đau tức bụng dưới. Khi xuất hiện triệu chứng trên, chị em phải đến bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm nhất. Đặc biệt, trường hợp thai ngoài tử cung, nếu không phát hiện kịp thời thì bào thai sẽ tiếp tục lớn dẫn đến bị vỡ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người mẹ.
Bị hậu sản
Sau khi sinh con khoảng 6 tuần, các bộ phận của nữ giới dần trở lại bình thường, trừ bầu ngực. Lúc này, tử cung và cơ quan sinh sản của các chị em sẽ tiết ra các sản dịch màu đỏ nhưng không phải kinh nguyệt và tự biến mất sau khoảng 2-3 tuần. Thông thường, dịch này không có mủ, chảy qua âm hộ, âm đạo, có thể mang theo vi khuẩn gây ra một vài bệnh lý như trực khuẩn, liên cầu, tụ cầu,… nên nữ giới cần đặc biệt chú ý để xử lý đúng cách.
Viêm nhiễm vùng kín
Viêm nhiễm âm đạo do vi khuẩn, virus, nấm và tạp trùng gây ra, thường gặp ở nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản. Người gặp tình trạng này thường có các triệu chứng như ra ít máu nhưng không có kinh, đau rát khi quan hệ, ngứa vùng kín, khí hư ra nhiều nhưng màu sắc thay đổi kèm mùi hôi.
Người bị viêm nhiễm vùng âm đạo thường được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh, chống viêm. Nếu bị tái phát nhiều lần thì bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp ngoại khoa.
Do mắc bệnh phụ khoa
Nữ giới mắc một trong các bệnh lý phụ khoa như viêm niêm mạc tử cung, u xơ cổ tử cung, polyp cổ tử cung,… có thể xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo bất thường nhưng không phải có kinh. Hiện tượng này không được phát hiện và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và các cơ quan sinh sản khác dẫn đến tăng khả năng sảy thai, vô sinh ở nữ giới.
Đặc biệt, chị em bị ung thư cổ tử cung nhưng thường chủ quan do các triệu chứng khá giống với viêm nhiễm phụ khoa thông thường nên không đi khám hay tiến hành điều trị. Điều này đe dọa đến tính mạng của người bệnh, thậm chí gây tử vong nếu để quá lâu.
Sảy thai tự nhiên
Bất ngờ ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt trong thai kỳ cảnh báo bạn có thể bị sảy thai. Hiện tượng này có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào, phổ biến nhất là trong 3 tháng đầu tiên. Nhiều chị em còn bị sảy thai tự nhiên trước khi bản thân nhận thức được đang mang bầu. Nếu nghi ngờ bị sảy thai thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và xử lý kịp thời, tránh để lại biến chứng ảnh hưởng đến khả năng mang thai ở lần kế tiếp.
Dấu hiệu mang thai sớm
Theo thống kê, có khoảng 15%- 25% phụ nữ mang thai nhận thấy bản thân ra ít máu nhưng không vào ngày hành kinh. Nếu quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn mà ra máu 1 ít rồi hết thì có thể là dấu hiệu mang thai sớm. Để chắc chắn hơn, chị em nên quan sát thêm một vài dấu hiệu khác như ngực sưng, căng tức, buồn nôn, mệt mỏi hoặc dùng que thử thai. Ngoài ra, một vài chị em đang trong giai đoạn cấy ghép trứng đã thụ tinh vào niêm mạc tử cung cũng xảy ra hiện tượng trên.
Các nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân kể trên, ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt còn do:
- Đa nang buồng trứng: Hội chứng này ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ “dâu” của nữ giới, làm thay đổi cả về màu sắc lẫn số lượng máu kinh.
- Căng thẳng, stress: Thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng khiến các hormone sinh dục nữ thay đổi ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và lượng máu kinh, thậm chí khiến ra ít máu khi chưa tới kỳ kinh.
- Mắc các bệnh lây qua đường tình dục: Giang mai, lậu, sùi mào gà… là các bệnh lây qua đường tình dục khi quan hệ không an toàn. Nếu không điều trị sớm thì vi khuẩn gây bệnh lây lan từ âm đạo đến cơ quan sinh dục gây chảy máu bất thường.
- Tuyến giáp suy giảm: Nồng độ hormone tuyến giáp quá thấp khiến kinh nguyệt không đều, ra máu kinh 1 ít rồi hết. Để xác định mức độ hormone này, người bệnh nên tiến hành làm xét nghiệm máu để kiểm tra.
Ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt nguy hiểm không?
Ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt không kèm cảm giác đau đớn hoặc cơ thể thay đổi thì chị em không cần lo lắng. Bởi đây có thể chỉ là cảnh báo bạn đang mất cân bằng nội tiết tố, rối loạn kinh nguyệt do căng thẳng, stress. Lúc này, chị em chỉ cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và lên kế hoạch sinh hoạt điều độ thì máu ra ít không phải kinh sẽ tự biến mất.
Tuy nhiên, nếu ra ít máu nhưng không có kinh kèm các triệu chứng sau thì chị em cần đến bệnh viện thăm khám sớm:
- Ra máu ít liên tiếp 3 lần giữa các kỳ kinh nguyệt.
- Vừa ra máu lấm tấm vừa bị đau vùng chậu và tiết dịch bất thường gây khó chịu.
- Máu ít khi bắt đầu vào thời kỳ mãn kinh.
- Máu ra cùng dịch có mùi hôi hoặc tanh.
- Sốt hoặc ớn lạnh.
- Chảy máu kèm nóng rát âm đạo hoặc đau tức bụng dưới.
- Nghi ngờ bị nhiễm trùng.
Bị ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt nên làm gì?
Như đã đề cập ở trên, ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt là dấu hiệu cảnh báo mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm nên chị em cần chủ động đi khám và điều trị sớm khi gặp phải. Tại cơ sở thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, xác định nguyên nhân và mức độ bị bệnh. Từ đó, sẽ tư vấn và lên phác đồ điều trị cho các chị em.
- Trường hợp bị nhẹ, không nguy hiểm thường được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm cơ bản.
- Trường hợp nặng, dùng thuốc không hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc can thiệp thủ thuật.
Ngoài ra, để chữa trị mang lại hiệu quả tốt, nữ giới cần lưu ý một vài điều sau:
- Xây dựng thực đơn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt hợp lý, nhất là chị em trong giai đoạn hậu sản.
- Giữ tâm lý thoải mái, hạn chế stress kéo dài trước kỳ rụng trứng.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích, cafe, đồ ăn chiên nóng,….
- Lựa chọn trang phục thoáng mát, thấm hút mồ hôi và thay theo chu kỳ 3 tháng/lần đặc biệt quần lót để ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn.
- Quan hệ tình dục đúng cách, không nên quá “mạnh bạo” làm tổn thương vùng âm đạo.
- Sử dụng các biện pháp an toàn khi làm “chuyện ấy”, quan hệ chung thủy 1 bạn tình để tránh các bệnh lây lan qua đường tình dục.
Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt. Tình trạng này có thể chỉ do thay đổi nội tiết tố bình thường nhưng cũng cảnh báo nguy cơ mắc bệnh phụ khoa nguy hiểm, ảnh hưởng đến sinh sản nên chị em cần điều trị càng sớm càng tốt, không được chủ quan.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!