Thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay – Những điều bệnh nhân cần chú ý
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênBệnh thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay là một biến chứng thường gặp của người bệnh bị thoái hóa đốt sống. Triệu chứng này là lời cảnh báo người bệnh cần sớm lựa chọn các phương pháp chữa trị để tránh xảy ra các hậu quả khôn lường. Chúng tôi cung cấp đầy đủ các thông tin về bệnh để các bạn có những kiến thức xử lý bệnh chi tiết nhất.
Nguyên nhân chứng thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay
Cột sống cổ của chúng ta được chia làm 2 khu vực là: Đốt sống cổ 1 tới đốt sống cổ 2 (C1 – C2) gọi là đốt sống cổ trên và đốt sống cổ 3 tới đốt sống cổ 7 (C3 – C7) gọi là đốt sống cổ dưới. Ở mỗi trị trí có các cấu trúc đốt sống khác nhau, người bệnh cũng theo đó có nguy cơ mắc một số bệnh lý khác nhau.
Thông thường, cột sống cổ của chúng ta thường cong về phía trước, thường di động nhiều nên cũng có nguy cơ bị tổn thương cao hơn. Đặc biệt vùng chuyển tiếp từ cột sống ngực (Đốt sống cổ C5 tới đốt sống cổ C7), có thể nói rằng đây là khu vực người bệnh dễ bị chứng thoái hóa nhất.
Người bệnh bị chứng thoái hoá đốt sống cổ chính là kết quả của quá trình sụn khớp chịu quá nhiều áp lực đè nặng kéo dài. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi hoặc người ít khi vận động, người liên tục ngồi một tư thế trong thời gian dài. Trong đó, người làm việc văn phòng hay người lao động chân tay nặng nhọc đặc biệt dễ mắc bệnh hơn.
Khi chúng ta gặp các chấn thương mạnh thường làm đốt sống bị gãy trước khớp đốt sống và đĩa đệm. Có đến gần 80% người bệnh thoái hóa cột sống cổ là do quá trình diễn tiến tích tụ từ các tổn thương âm thầm gây ra.
Chứng bệnh này có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của cột sống:
- Các đốt sống và khớp đốt sống bị thoái hóa, xuất hiện các gai xương là làm thu hẹp lỗ gian đốt sống. Các gai xương chèn ép áp lực vào các rễ thần kinh cùng tĩnh mạch và động mạch của người bệnh.
- Đĩa đệm của người bệnh bị thoái hóa hay thoát vị dẫn tới làm giảm chiều cao của khoang gian. Các khớp đốt sống bắt đầu xuất hiện hiện tượng trùng lỏng, bị sai lệch trí trí. Quá trình này làm thúc đẩy chứng đau cột sống và thoái hóa khớp tại đốt sống diễn ra nhanh hơn.
- Khi các tổn thương diễn ra quá mức làm tăng chuyển nhập dịch thể vào phía trong khoang đĩa đệm. Các đốt sống bị căng phồng, dây chằng đồng thời bị kéo giãn và phần sát bờ đĩa đệm đóng vôi, các mỏm gai xương từ đó hình thành. Đóng vôi là hiện tượng có thể xảy ra ở phần thân đốt sốt hay dây chằng, cột sống của người bệnh bị giảm khả năng linh hoạt hoặc thậm chí mất vĩnh viễn.
Các đám rối thần kinh cánh tay được tạo ra từ gốc rễ thần kinh C5 tới D1 làm giảm khả năng điều khiển và cảm giác vận động ở cả 2 tay. Bởi vậy, khi đốt sống cổ bị thoái hóa làm hỗ gian đốt sống bị hẹp, dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép sẽ xuất hiện chứng tê tay. Nặng hơn, người bệnh có thể bị mất khả năng vận động bình thường.
Người bệnh khi bị tê tay bởi đốt sống cổ bị thoái hóa sẽ thường có cảm giác kiến bò lan từ vai tới cẳng tay, bàn tay và thậm chí là các ngón tay. Người bệnh càng vận động tay, càng bê vác nặng hay ngồi với một tư thế quá lâu càng có cảm giác tê buốt rõ ràng hơn.
Nhận biết chứng thoái hóa đống sống cổ dẫn đến tê tay bằng cách nào?
Ở người bệnh bị thoái hóa đốt sống cổ, tê tay là triệu chứng không thể tránh khỏi. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể đối mặt với một số triệu chứng khác của bệnh thoái hóa đốt sống hay thoái hóa khớp.
Bệnh nhân có thể nhận biết bệnh thông qua một số biểu hiện lâm sàng đi kèm như sau:
- Hội chứng đốt sống cổ: Là giai đoạn biểu hiện đầu tiên của người có cột sống không được bình thường. Các cơn co cứng và đau là triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này. Người bệnh khi ngồi im trong một tư thế lâu, hay khi thời tiết thay đổi thất thường sẽ thấy cơn đau tăng lên rất nhiều. Khả năng cử động ở cổ, vùng đầu cũng sẽ bị giảm bớt, người bệnh có thể nhận thấy có những điểm đau cố định.
- Hội chứng rễ thần kinh – Cổ: Là hội chứng do rễ thần kinh bị chèn ép. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhức và tê buốt lan từ phần gáy, cổ cho tới các khớp ở quanh vai. Chứng tê buốt kéo tràn tới cánh tay và các ngón tay tùy thuộc vị trí rễ thần kinh bị chèn ép. Người bệnh cũng có cảm giác đau buốt khó chịu từ phần trong của cơ và xương. Cảm giác tê rần xuất hiện liên tục làm người bệnh mất cảm giác ở tay.
- Hội chứng ép tủy: Đây là hội chứng mặc dù hiếm xảy ra nhưng lại là hội chứng rất nguy hiểm. Các gai xương phát triển và đâm vào tủy sống của bệnh nhân. Bệnh nhân từ đó có thể bị giảm vận động ở tay hoặc toàn thân. Người bệnh khó khăn trong việc đứng vững, giữ thăng bằng hay di chuyển. Các cơ dần bị teo, tứ chi giảm hoạt động và nặng nề nhất là bại liệt toàn thân.
- Hội chứng động mạch – Đốt sống: Hội chứng này xảy ra do các gai xương chèn ép vào phần động mạch. Bệnh nhân bị giảm tuần hoàn, thiếu máu, đau nhức đầu, hai bên thái dương và hốc mắt. Ngoài ra, các bạn còn thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, tai bị ù, khó nuốt và đau nhức kéo lan sang vùng sau tai.
Cùng với các biểu hiện trên, bệnh nhân cũng có thể gặp phải một số triệu chứng khác như: Tình cách thay đổi, dễ cáu giận hay nổi nóng, giấc ngủ của chúng ta bị rối loạn,….
Chứng bệnh tê tay có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng khi bệnh khởi phát do liên quan tới cột sống, bệnh nhân cần sớm điều trị. Việc tới các bệnh viện để được thăm khám, tư vấn điều trị thoái hóa đốt sống cổ sẽ giúp chúng ta ngăn chặn tốt các biến chứng nguy hiểm có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Phương pháp điều trị
Có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay, theo đó, nguyên tắc chung trong quá trình điều trị là:
- Bệnh nhân kết hợp điều trị nội khoa với quá trình phục hồi chức năng. Người bệnh thay đổi thói quen sinh hoạt và tích cực vận động để hạn chế diễn tiến xấu của bệnh.
- Người bệnh điều trị tận gốc các nguyên nhân gây bệnh để phục hồi cơ thể. Đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh sau quá trình điều trị.
Tây y chữa trị thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay
Trong Tây y, người bệnh sẽ được điều trị bệnh bằng các phương thuốc đặc trị bệnh cùng các bài tập nhằm phục hồi chức năng.
Các loại thuốc bệnh nhân sẽ sử dụng gồm:
- Nhóm thuốc giảm đau: Có thể kết hợp Paracetamol với các loại thuốc Tramadol, Codeine, NSAIDS, Dextropropoxyphene,…
- Nhóm thuốc giãn cơ: Gồm một số loại thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ định liều lượng từ bác sĩ như: Methocarbamol, Tolperisone, Mephenesin,…
- Nhóm thuốc chống thoái hóa: Thuốc có thể kết hợp cùng Chondroitin Sulfate như Glucosamine hoặc Piascledine,…
Đây là các loại thuốc cần có sự tư vấn, kê đơn sử dụng từ các bác sĩ. Bệnh nhân không được tự ý mua thuốc ngoài để điều trị tại nhà, tránh khả năng làm bệnh tiến triển nặng hơn.
Ngoài ra, thuốc có khả năng gây ra một số tác dụng phụ cho người bệnh như: Xuất huyết, đau đầu chóng mặt, loét dạ dày, buồn nôn, suy thận hoặc gan,…
Các liệu pháp giúp bệnh nhân phục hồi chức năng:
Đây cũng là biện pháp phổ biến được nhiều bệnh nhân lựa chọn sử dụng. Trong đó, bệnh nhân chủ yếu thực hiện các liệu pháp như: Sóng siêu âm hoặc sử dụng nhiệt, kết hợp các bài tập vận động nhẹ nhàng để giảm áp lực lên cột sống. Vùng cổ của người bệnh cũng được làm giãn để cải thiện khả năng vận động ở dây chằng cũng như đĩa đệm.
Phẫu thuật:
Khi bệnh nhân duy trì các đơn thuốc và liệu trình phục hồi chức năng nhưng không cải thiện bệnh, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân phẫu thuật đốt sống.
Hiện nay y học hiện đại đã có rất nhiều phương pháp phẫu thuật giúp bệnh nhân cải thiện, bình phục sức khỏe với tỉ lệ thành công cao. Người bệnh để điều trị bằng phương pháp này hãy tìm hiểu kỹ lưỡng các cơ sở uy tín, chất lượng. Đồng thời, bệnh nhân cần hết sức chú ý tuân thủ theo đúng liệu trình điều trị do các y bác sĩ hướng dẫn.
Đông y chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ dẫn đến tê tay
Người bị thoái hóa đốt sống cổ nên uống thuốc gì? Cùng với Tây Y, Đông y cũng có rất nhiều bài thuốc điều trị cho người bị chứng thoái hoá đốt sống cổ. Các bài thuộc tận dụng nguồn thảo dược quý trong thiên nhiên để cải thiện sức mạnh của xương khớp.
Không ít bệnh nhân cho thấy hiệu quả cao của các bài thuốc trong việc điều trị bệnh thoái hóa đốt sống. Thuốc không chỉ cải thiện chứng đau nhức khớp xương, thuốc còn giúp người bệnh bồi bổ khí huyết, cải thiện tuần hoàn cơ thể một cách hiệu quả.
Bệnh nhân có thể áp dụng một số bài thuốc chữa thoái hóa cột sống sau đây:
Bài thuốc số 1: Gồm có các vị thuốc độc hoạt, mẫu đơn trắng, quế chi, phụ tử chế, lan căn.
Cách sắc thuốc:
- Người bệnh mang các vị thuốc sắc cùng 6 – 7 bát con nước.
- Khi thuốc sôi cạn còn khoảng 1/4 , người bệnh chắt thuốc và uống hết trong ngày. Thuốc uống lúc ấm sẽ cho hiệu quả cao nhất.
Bài thuốc số 2: Sử dụng các vị thuốc ngưu tất, can khương, thiên tinh sơn kết, tang ký sinh.
Cách sắc thuốc:
- Các bạn mang thuốc sắc cùng 800ml nước. Thuốc khi đã chuyển màu đậm và cạn còn khoảng 1 bát con, người bệnh ngừng sắc.
- Phần thuốc bệnh nhân chia 3 bữa để uống hết trong ngày. Thuốc để qua ngày hôm sau sẽ giảm hết tác dụng.
Bài thuốc số 3: Thuốc có các vị dược liệu ngưu tất, am thất, quy đầu, cát căn, quế chi và sinh khương.
Cách sắc thuốc:
- Bệnh nhân sử dụng ấm hoặc nồi sắc thuốc, cho thuốc cùng 1 lít nước vào sắc.
- Phần thuốc thu về khoảng 200 – 300ml. Người bệnh uống thuốc vào các buổi sáng, trưa và tối.
Tận dụng mẹo chữa dân gian
Cùng với Tây y, Đông y cũng có rất nhiều bài thuốc trị bệnh hiệu quả được nhiều bệnh nhân sử dụng. Các mẹo chữa tận dụng nguồn thảo mộc quen thuộc trong thiên nhiên, giúp hỗ trợ cải thiện chứng thoái hóa đốt sống khá tốt.
Tuy nhiên, những mẹo chữa này chỉ thích hợp với bệnh nhân mới phát bệnh. Trường hợp nặng hơn cần sử dụng các phương pháp điều trị khác bằng Tây y hoặc Đông y.
Công thức từ cây xương rồng
Xương rồng có khả năng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm và giảm đau khá tốt. Đây là nguồn nguyên liệu được dân gian ta biết đến từ lâu đời với công dụng hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống. Một số bệnh lý về xương khớp khác cũng có thể sử dụng xương rồng để điều trị hiệu quả.
Cách sử dụng:
- Các bạn cắt bỏ hết gai và vỏ xương rồng, đem xương rồng rửa với nước muối.
- Sau đó, chúng ta xay nhuyễn xương rồng và trộng cùng một chút cám gạo, một ít giấm nuôi và đảo đều.
- Hỗn hợp bạn mang sao trên bếp lửa nhỏ cho đến khi hỗn hợp kết dính. Chúng ta tắt bếp và đổ lên mặt của lá chuối hột, phủ thêm 1 lớp lá bên trên.
- Người bệnh trực tiếp nằm xuống lớp xương rồng đã được phủ lá chuối cho đến khi hỗn hợp dưới lưng nguội hẳn. Cách làm này áp dụng 2 lần mỗi ngày sẽ giúp bệnh nhân làm giảm các triệu chứng đau nhức, tê mỏi.
Ngải cứu
Trong dân gian, ngải cứu là vị thuốc tại gia quen thuộc của rất nhiều gia đình. Ngải cứu mang đến hiệu quả trị bệnh xương khớp nói chung, chứng thoái hoá cột sống cổ nói riêng. Người bệnh khi bị tê tay do thoái hóa đốt sống cổ nên tận dụng ngải cứu để kết hợp điều trị bệnh tại nhà.
Cách sử dụng:
- Các bạn chuẩn bị khoảng 250g lá ngải cứu mang rửa sạch, ngâm nước muối 15 phút và vớt ra để ráo nước.
- Lá ngải cứu chúng ta mang sao vàng trên chảo cùng một ít muối hột trắng.
- Sao xong, người bệnh dùng ngải cứu đắp lên các vị trí bị đau trên cột sống. Khi lá ngải cứu nguội, chúng ta có thể sao lại và đắp thêm một lần nữa.
- Công thức này có thể duy trì 1 – 2 lần đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bệnh tình có chuyển biến tốt hơn.
Cây xấu hổ
Cây xấu hổ còn được biết đến với tên gọi là cây trinh nữ. Cây thường được bắt gặp ở ven các bờ sông, suối, kênh mương. Trong Đông y, cây xấu hổ là vị thuốc quen thuộc của rất nhiều bài thuốc chống viêm và chữa phong thấp. Cây xấu hổ được sử dụng đều trong một thời gian sẽ giúp làm giảm đau nhức ở cột sống và cải thiện sức đề kháng cho bệnh nhân.
Cách sử dụng:
- Người bệnh dùng 25g rễ cây xấu hổ mang rửa sạch, thái thành từng miếng mỏng và tẩm rượu rồi sao vàng với lửa nhỏ.
- Khi rễ đã vàng thơm, chúng ta nấu cùng 500ml nước để lấy phần nước cốt. Nước cốt người bệnh chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Cách làm này duy trì đều đặn sẽ đẩy lùi chứng đau nhức và tê mỏi tay khá tốt.
Chia sẻ cách phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay
Như chúng tôi đã chia sẻ, chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay có rất nhiều nguyên nhân tác động âm thầm trong một thời gian dài. Ngoài yếu tố dị tật bẩm sinh hay do tuổi tác, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa chứng bệnh này thông qua các biện pháp sau:
- Các bạn thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao, đặc biệt là phần cổ để các khớp xương luôn hoạt động trơn tru, ổn định.
- Hãy luôn duy trì tư thế ngồi làm việc thích hợp. Bạn nên lựa chọn ghế ngồi có chiều cao thích hợp với bàn làm việc. Tạo tư thế làm việc thoải mái nhất cho cột sống, đặc biệt là cột sống cổ.
- Chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Trong đó, vitamin B là nhóm dinh dưỡng cần thiết để hạn chế các cảm giác tê buốt, đau nhức chúng ta không thể bỏ qua.
- Khi ngủ, các bạn không lựa loại gối kê đầu quá cao, gối cao quá sẽ làm tăng các áp lực chèn ép lên đốt sống cổ. Ngược lại, gối quá thấp sẽ tạo ra tư thế ngủ không chuẩn làm ảnh hưởng tới cấu trúc đốt sống cổ.
Thoái hoá đốt sống cổ gây tê tay có biểu hiện thế nào, cách chữa trị ra sao đều đã được chúng tôi chia sẻ trong bài viết này. Mong rằng qua đây, bệnh nhân đã có những kiến thức cơ bản về bệnh, để từ đó lựa chọn được phương pháp chữa trị phù hợp nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!