Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chữa Được Không? Bao Lâu Thì Phục Hồi
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênSố người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm có xu hướng tăng trong thời gian gần đây, cũng bởi chế độ sinh hoạt bất hợp lý và đặc thù công việc. Bệnh có khá nhiều biến chứng và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị sớm. Vậy thoát vị đĩa đệm có chữa được không và cần lưu ý gì trong quá trình điều trị?
Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không?
Để trả lời cho câu hỏi thoát vị đĩa đệm có chữa được không, chúng ta cùng tìm hiểu qua một số thông tin về bệnh lý và đặc điểm của bệnh này.
Đĩa đệm chứa 2 thành phần: Bao dịch và màng xơ bó bên ngoài. Khi có thay đổi về cấu trúc, tức là màng xơ bên ngoài bị rách thì bao dịch sẽ có xu hướng chảy ra. Từ đó dẫn tới các tình trạng viêm nhiễm tại chỗ và hạn chế vận động của bệnh nhân.
Bên cạnh đó, các đốt xương khớp khi không còn tổ chức nâng đỡ sẽ chèn ép các rễ thần kinh, làm xuất hiện các tình trạng đau cũng như tê bì chân tay. Nếu để kéo dài, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Đặc biệt là bại liệt và tử vong.
Hiện tại có nhiều phương pháp để điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm bao gồm: Thuốc Nam, Đông y, Tây y, phẫu thuật…mang lại nhiều hy vọng chữa dứt điểm cho bệnh nhân. Bệnh có thể chữa khỏi từ 50% trở lên nếu tuân thủ theo phác đồ điều trị và chế độ tập luyện của bác sĩ. Tỷ lệ đáp ứng cũng tùy thuộc vào cơ địa và mức độ tiến triển, do vậy bệnh nhân nên kiên trì theo chỉ dẫn.
Phương pháp điều trị khi bị thoát vị đĩa đệm
Điều trị thoát vị đĩa đệm cần xác định theo giai đoạn và phụ thuộc rất nhiều vào sự kiên trì của bệnh nhân. Tùy vào mức độ, người mắc có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp các phương pháp với nhau. Nên có các nhân viên y tế theo dõi về đáp ứng cũng như điều chỉnh liều lượng phù hợp khi cần.
Điều trị dân gian bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Các bài thuốc dân gian có nguồn gốc tự nhiên và dễ tìm kiếm, cách bào chế khá đơn giản, thường dùng cho đối tượng đang mắc bệnh ở giai đoạn nhẹ và mới xuất hiện. Đây là biện pháp cải thiện triệu chứng cho bệnh nhân, cũng như tránh được nguy cơ tác dụng phụ từ các dòng Tây y.
Tuy nhiên sử dụng đơn độc các bài thuốc này chưa đủ để điều trị dứt điểm được bệnh do không tác động trực tiếp vào nguyên nhân cũng như hạn chế các nguy cơ tiềm ẩn.
Một số mẹo dân gian dùng trong điều trị thoát vị đĩa đệm được thực hiện như sau:
Sử dụng đinh lăng
Thành phần: Lá đinh lăng 200g.
Thực hiện và sử dụng:
- Lá đinh lăng được rửa qua nước thật sạch, sau đó để ráo nước.
- Dùng cối và chày giã nhỏ lá đinh lăng vừa sơ chế, rồi đắp trực tiếp lên khu vực đang bị sưng viêm.
- Đắp trong khoảng 30 phút thì bỏ.
- Sau khi dùng, bệnh nhân nên tắm bằng nước ấm để giúp lưu thông khí huyết trong cơ thể, tạo cảm giác thoải mái hơn.
- Nên kiên trì thực hiện mỗi ngày khi thấy biểu hiện sưng đau nhiều.
Sử dụng lá lốt
Thành phần:
- Lá lốt 50g.
- Sữa bò tươi 400g.
Thực hiện và sử dụng:
- Lá lốt được làm sạch bằng cách rửa qua nước, sau đó đem giã nhỏ và lọc lấy phần nước cốt.
- Cho hỗn hợp nước cốt và sữa bò tươi vào ấm sắc, nấu đến khi sôi khi dùng.
- Sử dụng hàng ngày theo nhu cầu; vừa có tác dụng thanh mát, giảm đau, tiêu phù thũng vừa cung cấp thêm dinh dưỡng cho bệnh nhân.
Hướng dẫn một số bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm từ lá lốt:
Ngải cứu kết hợp vỏ bưởi và vỏ chanh
Thành phần:
- Ngải cứu 200g.
- Bưởi 1 quả, chanh 4 quả.
- Rượu 1000mL.
Thực hiện và sử dụng:
- Đem rửa tất cả các nguyên liệu trên sau đó mới tiến hành bào chế.
- Bưởi và chanh gọt lấy phần vỏ, phần thịt để lại ăn hoặc làm sinh tố.
- Đem lá ngải cứu, vỏ chanh và bưởi mang đi phơi khô (khoảng 1 – 2 hôm).
- Cho nguyên liệu khô vào bình thủy tinh, thêm rượu trắng và đậy kín nắp. Để ngâm ít nhất 20 ngày mới sử dụng.
- Mỗi ngày dùng 1 ly rượu nhỏ sẽ giúp lưu thông khí huyết, giảm đau vai gáy và hạn chế viêm tại nơi thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm có hết không khi sử dụng Đông y?
Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Sử dụng các bài thuốc Đông y được nhiều bệnh nhân tin dùng, đặc biệt là đối tượng người cao tuổi và có sức khỏe yếu. Các vị thuốc cổ truyền có khả năng quy kinh và tác động trung hòa trên các bộ phận trong cơ thể. Do vậy bệnh nhân khi dùng sẽ không cần lo lắng nhiều về độc tính cũng như khả năng gây hại.
Ngoài việc tác động lên hệ xương khớp, các bài thuốc này còn giúp hồi phục sức khỏe, hỗ trợ chuyển hóa và thải trừ. Tuy nhiên, chỉ nên điều trị khi bệnh nhân không trong tình trạng cấp tính hoặc sau quá trình sử dụng Tây y. Bên cạnh đó, người mắc nên kiên trì dùng ít nhất 3 tháng để thấy cải thiện rõ trên lâm sàng.
Bệnh nhân nên lựa chọn bài thuốc phù hợp, nếu không thấy tiến triển hoặc có biểu hiện dị ứng thì nên chuyển dạng dùng khác.
Bài thuốc 1
Thành phần:
- Tang ký sinh, thạch chi, tân giao mỗi vị 15g.
- Cỏ xước, xuyên khung, đẳng sâm, độc hoạt mỗi vị 9g.
- Cam thảo, tế tân mỗi vị 3g.
Thực hiện và sử dụng:
- Các vị thuốc trên có thể rửa sạch một lần qua nước ấm, lưu ý chỉ ngâm qua khoảng 1 – 2 phút rồi lấy ra ngay.
- Sau đó cho tất cả nguyên liệu vào ấm sắc thuốc đã có sẵn 1000mL nước trắng.
- Tiến hành đun đến khi sôi bằng ngọn lửa nhỏ và đều, cạn còn 2 bát thuốc thì tắt bếp.
- Sử dụng bài thuốc này hàng ngày vào buổi sáng và buổi tối có công dụng hóa thấp, khu phong, cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
Bài thuốc 2
Thành phần:
- Ý dĩ 25g.
- Khương truật, thục địa, thổ phục linh mỗi vị 12g.
- Rễ cỏ xước, mộc qua, tục đoạn, hải phong, tần giao, hoàng bá, câu kỳ mỗi vị 9g.
- Mộc thông, cam thảo 3g.
Thực hiện và sử dụng:
- Các dược liệu trên sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, tiến hành bỏ tất cả vào trong ấm sắc thuốc.
- Thêm nước đến ⅔ ấm thì tiến hành sắc thuốc.
- Có thể sử dụng ấm điện hoặc các loại ấm bằng đất sét để ổn định nhiệt độ.
- Tiến hành đun đến khi cạn còn 3 bát thuốc thì dừng, nên dùng trước các bữa ăn 30 phút để có hiệu quả tốt nhất.
- Bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt và chỉ thống, đặc biệt với đối tượng bệnh nhân có kèm thêm tình trạng mỏi mệt hoặc sốt.
Bài thuốc 3
Thành phần:
- Cao ban long, thục địa, kỷ tử mỗi vị 12g.
- Đỗ trọng, đương quy mỗi vị 8g.
- Thỏ ty tử, tục đoạn mỗi vị 9g.
- Hoài sơn, cam thảo mỗi vị 3g.
Thực hiện và sử dụng:
- Hỗn hợp dược liệu được cho cùng lúc vào nồi sắc, thêm khoảng 6 bát nước trắng rồi bắt đầu nấu.
- Đun đến khi cạn nước còn 1 – 2 bát thì ngừng, chắt phần nước ra.
- Sau đó lại thêm tiếp 3 bát nước nữa và tiến hành đun lần hai, đến khi còn 1 bát thì dừng.
- Gộp hai lần sắc thuốc lại thành hỗn hợp đồng nhất và chia thành nhiều lần uống trong ngày.
- Bài thuốc này có tác dụng trị thận hư, thận yếu, cảm giác âm ỉ và tê bì, như vậy sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Tây y
Điều trị Tây y chữa thoát vị đĩa đệm luôn được chỉ định cuối cùng, đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện nặng và được tiên lượng xấu ngay từ đầu. Phương pháp này cho đáp ứng rất nhanh và có thể sử dụng với nhiều đối tượng. Tuy nhiên cơ thể sẽ có nguy cơ nhiễm độc tính và cần có quá trình theo dõi để căn chỉnh liều lượng.
Nếu bệnh nhân được chỉ định sử dụng dài ngày thì phải có liều lượng phù hợp và có các cách hỗ trợ để tăng khả năng phục hồi sau điều trị.
Thuốc tây
Điều trị thuốc Tây với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thường dùng một số nhóm sau:
- Thuốc giảm đau bao gồm: Acetaminophen, ibuprofen, meloxicam, diclofenac…Nên cho bệnh nhân sử dụng từ những loại có sinh khả dụng thấp đến cao và liều lượng tăng dần. Ngoài ra, việc chuyển dạng bào chế từ viên nén thành viên sủi và gel bôi sẽ phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.
- Thuốc kháng viêm bao gồm: Medrol, betamethason, hydrocortison,…sử dụng để chống hình thành viêm tại chỗ và toàn thân. Để hạn chế tác dụng phụ, bệnh nhân nên dùng vào buổi sáng và trước khi ngừng thuốc phải dùng liều cách nhật.
- Thuốc giảm co thắt điển hình như: Methocarbamol, metaxopol và carisoprodol. Lưu ý chỉ sử dụng một loại trong một giai đoạn điều trị, nếu không đáp ứng mới chuyển hoạt chất khác.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu có thể được thực hiện trong và sau điều trị thuốc hoặc phẫu thuật, đây là phương pháp hỗ trợ vận động và phục hồi chức năng mà bất kỳ bệnh nhân nào cũng nên thực hiện.
Vật lý trị liệu sẽ bao gồm các bài tập kéo giãn cơ xương khớp, massage hoặc dùng kim điện tạo sóng giúp giảm đau và thư giãn. Nếu kiên trì thực hiện, bệnh nhân sẽ có sự cải thiện nhanh và hạn chế được tối đa các biến chứng liên quan.
Phẫu thuật
Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Thực hiện điều trị ngoại khoa được chỉ định khi sử dụng nội khoa không có đáp ứng sau 5 – 8 tuần, có xuất hiện chèn ép thần kinh và bao dịch đã vỡ. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân bị chấn thương cấp tính cũng nên dùng biện pháp này ngay.
Một số cách phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thường dùng là:
- Thực hiện mổ mở hoặc qua ống quadrant, gắp lấy phần nhân đã bị thoát bị và đang chèn ép lên tổ chức thần kinh. Bác sĩ ngoại khoa có thể sử dụng thêm kính hiển vi để thực hiện chính xác thao tác
- Thực hiện xâm lấn ngoại khoa qua nội soi tại cột sống, sau đó cũng thực hiện lấy bỏ nhân đã bị thoát vị ra ngoài.
Biện pháp phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, dẫn tới bất động hoặc tử vong. Những người có nguy cơ mắc bệnh này nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sớm qua các lưu ý dưới đây:
- Thường xuyên khám sức khỏe tại các cơ sở y tế, đặc biệt là nam giới trên 40 tuổi và phụ nữ tiền – mãn kinh.
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng từ các nguồn khác nhau, có thể từ thức ăn hoặc thực phẩm chức năng để nâng cao sức khỏe.
- Tập luyện các bài tập giãn cơ và tăng độ dẻo cho cơ thể hàng ngày. Cần có huấn luyện viên giám sát để giảm nguy cơ bị chấn thương.
- Uống nhiều nước để cơ thể được thanh thải và chức năng của các bộ phận được thực hiện tốt hơn.
- Tránh thực hiện vận động mạnh thường xuyên, nên dành thời gian nghỉ ngơi và hồi phục.
- Ngồi học/làm việc hoặc ngủ đúng tư thế để tránh lệch xương.
Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Bạn đọc có thể tự trả lời câu hỏi này qua bài viết vừa rồi. Hy vọng thông tin đã cung cấp sẽ giúp ích cho quá trình phòng bệnh cũng như điều trị để tránh dẫn tới những tình trạng nguy hiểm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!