Đi tiểu rắt có phải mang thai hay không? Cảnh báo bệnh gì?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênBị tiểu rắt có thai không phải là dấu hiệu thường gặp. Có thể đây chỉ là dấu hiệu thay đổi nội tiết khi mang bầu nhưng cũng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý khác mà chúng ta không nên chủ quan. Cùng chuyên trang giải đáp câu hỏi “ Bị tiểu rắt có phải mang thai hay không?” ngay trong bài viết sau đây.
Đi tiểu rắt có phải mang thai hay không? Các triệu chứng kèm theo
Thông thường phụ nữ mang thai thường sẽ có biểu hiện đi tiểu nhiều lần, tiểu từng ít do một số thay đổi nội tiết trong cơ thể. Tuy nhiên, đối với những người mắc chứng tiểu rắt có phải mang thai không? Nhận biết mang thai như thế nào?
Khi mang thai chị em dễ bị tiểu rắt do trong thai kỳ lượng hormone HCG sẽ tăng cao khiến lượng chất lỏng bài tiết qua thận nhiều hơn. Thai nhi phát triển và nằm đè vào bàng quang khiến người mẹ luôn có cảm giác muốn đi tiểu. Lượng chất lỏng trong bàng quang không có nhiều vì vậy mỗi lần đi tiểu thường rất ít gây ra tiểu rắt.
Trường hợp nếu mang thai, chị em sẽ có dấu hiệu đi kèm các triệu chứng khác:
- Cảm giác buốt, rát khi đi tiểu, phải rặn mới ra
- Nước tiểu có màu khác lạ, đục màu, có lẫn máu
- Sốt nhẹ
- Không có vị giác, nôn mửa
- Đau nhức vùng thắt lưng. Đau âm ỉ hoặc đau từng cơn và lan dần xuống các bộ phận bên dưới như hạ vị, bộ phận sinh dục,…
- Xét nghiệm nước tiểu thấy lượng bạch cầu tăng cao, báo hiệu sự viêm nhiễm.
Tuy nhiên ngoài lý do mang thai, chứng tiểu rắt cũng là dấu hiệu của các bệnh lý viêm nhiễm trong hệ tiết niệu khác mà chị em không nên chủ quan.
Tiểu rắt có thể là dấu hiệu của những bệnh gì?
Chị em cũng nên hết sức để ý vì tiểu rắt ngoài báo hiệu mang thai cũng là dấu hiệu của một vài bệnh lý như:
- Viêm niệu đạo: Bệnh hình thành do việc vệ sinh không sạch sẽ, không đúng cách, thường xuyên nhịn tiểu hay sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục không an toàn. Bên cạnh tiểu rắt, bệnh còn kéo theo nhiều triệu chứng như: Tiểu nhiều lần, nước tiểu có màu vàng đục, lẫn mủ, máu, âm đạo tăng tiết dịch, chảy mủ, ngứa ngáy, đau rát khi quan hệ hoặc đi tiểu.
- Viêm bàng quang: Bàng quan bị viêm dẫn đến việc nó không thể co bóp như bình thường, gây ra chứng tiểu buốt, tiểu rắt. Nữ giới có thể nhận biết bệnh qua các biểu hiện như: Tiểu khó, tiểu nhiều lần về đêm, nước tiểu màu vàng đục, lẫn máu, có mùi hôi, đau phần bụng dưới, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, xuất hiện sốt.
- Bệnh lậu: Đây là căn bệnh xã hội khá nguy hiểm thường gặp ở nữ giới tuổi sinh sản, nó có thể gây ra chứng tiểu rắt. Các biểu hiện cụ thể của bệnh như: Âm đạo chảy mủ, ra mủ khi đi tiểu, ngứa ngáy, đau rát vùng kín, đau xương mu, đau khi quan hệ tình dục, sốt, buồn nôn, sức khỏe suy giảm.
- Viêm âm đạo: Là căn bệnh phụ khoa phổ biến mà nữ giới thường gặp phải. Khi âm đạo bị viêm nhiễm, lở loét mà phải tiếp xúc với nước tiểu sẽ gây ra cảm giác đau đớn, khiến người bệnh không dám tiểu mạnh mà chỉ tiểu từng ít một. Viêm âm đạo có các triệu chứng như: Vùng kín đau rát, ngứa ngáy, có mùi hôi, sưng đỏ, nổi các mụn li ti, vùng kín ra nhiều khí hư màu trắng đục, vàng xanh, kinh nguyệt không đều, xuất hiện xuất huyết âm đạo.
Một số chị em bị tiểu rắt do sinh mổ hoặc sau sinh. Dấu hiệu này cảnh báo có thể bạn đang mắc các bệnh lý như viêm cổ tử cung, viêm đường tiết niệu,.. Khi xuất hiện chứng tiểu rắt nhưng kiểm tra que thử không cho kết quả mang thai, người bệnh nên đến các bệnh viện hoặc các cơ sở uy tín để thăm khám nhằm tìm ra đúng bệnh và điều trị sớm.
Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến quá trình mang thai về sau và ảnh hưởng đến thai khi khi mang bầu, chuyển dạ.
Tiểu rắt có phải mang thai không? Mắc chứng tiểu rắt cần làm gì?
Tiểu rắt mang lại không ít phiền toái cho mọi người, đặc biệt là các bà bầu khi đang trong giai đoạn thai kỳ nhạy cảm. Có nhiều cách giúp khắc phục tình trạng tiểu rắt, chị em có thể tham khảo và áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể.
Đối với bà bầu
Nếu tiểu rắt là do có thai và những thay đổi sinh lý của cơ thể, chị em có thể áp dụng các phương pháp:
Nghiêng người về phía trước khi đi tiểu
Như các bạn đã biết, tiểu rắt có thai là do thai nhi chèn ép lên bàng quang. Vì vậy để khắc phục tình trạng này chị em nên nghiêng người về phía trước khi đi tiểu giúp lượng nước thoát ra khỏi bàng quang dễ dàng hơn. Từ đó khắc phục được tình trạng tiểu rắt.
Tập các bài tập sàn chậu (Kegel)
Đây là khái niệm khá mới đối với nhiều chị em Việt Nam nhưng ở phương Tây đã sử dụng rất nhiều. Các bài tập cơ sàn chậu giúp tăng sức mạnh co giãn của các cơ vùng chậu, từ đó khắc phục được tình trạng đi tiểu nhiều lần.
Cách thực hiện: Co cơ âm đạo và giữ trong khoảng 10 giây. Sau đó nghỉ 10 giây rồi tiếp tục lặp lại động tác. Bạn thực hiện dần dần cho cơ thể quen với bài tập thì tăng số lần thực hiện lên. Khi cơ thể đã co giãn tốt thì tăng thời gian thực hiện động tác thêm 5 giây cho tới khi đạt mức 30 giây cho 1 động tác .
Chú ý: Không nên tập Kegel khi đang đi tiểu vì chúng sẽ khiến đường tiết niệu bị viêm nhiễm.
Thay đổi thói quen ăn uống
Ăn nhiều hoa quả, rau xanh và các thực phẩm nhiều chất xơ. Uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày để bổ sung đủ nước nuôi cơ thể. Thiếu nước sẽ dẫn đến táo bón. Bị táo bón lâu ngày sẽ chèn ép lên bàng quang gây tiểu rắt.
Hạn chế ăn các thực phẩm gây kích thích bàng quang như đồ chiên xào, cay nóng,… Tránh xa các loại đồ có chất kích thích: Café, rượu bia, trà,..
Sử dụng các mẹo dân gian chữa tiểu rắt
Các phương pháp chữa bệnh theo dân gian thường khá lành tính và an toàn đặc biệt là với phụ nữ mang thai.
- Rau mồng tơi: Có vị chua, tính hàn và tán nhiệt, mang lại hiệu quả cao trong việc giải độc, trị táo bón, tiểu khó, tiểu buốt… Có thể dùng phân thân và lá để chế biến các món ăn hoặc đun với nước uống, giã lấy nước cốt hoà với nước để uống hàng ngày.
- Bí xanh: Có vị ngọt, tính hàn và không chứa độc tố, có khả năng giải độc, lợi tiểu, loại bỏ nước thừa trong cơ thể. Bạn có thể dùng bí xanh để chế biến các món ăn hoặc gọt vỏ, giã lấy nước rồi hoà cùng muối để uống, sử dụng kiên trì trong vòng 10 ngày sẽ thấy tiến triển rõ rệt.
- Bột sắn: Là loại bột được tinh chế từ củ sắn dây, có vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc và cải thiện các vấn đề về tiết niệu. Bạn có thể pha bột với nước để uống, dùng liên tục trong 10 ngày sẽ giúp giảm tình trang tiểu rắt.
Đối với các bệnh lý tiết niệu liên quan
Khi tiểu rắt là bệnh lý thì chúng ta cần áp dụng các phương pháp chữa trị bằng thuốc để đạt hiệu quả cao nhất.
Chữa tiểu rắt có thai bằng Tây y
Tùy theo từng bệnh lý mà bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị bằng thuốc khác nhau:
- Viêm nhiễm đường tiết niệu: Khi này các bác sĩ sẽ kê một trong số các loại thuốc như Penicillin, Amoxicillin, Erythromycin,…
- Bệnh phụ khoa và bệnh xã hội: Trường hợp này các bác sĩ sẽ thăm khám cụ thể để đánh giá mức độ bệnh rồi từ đó kê loại thuốc phù hợp.
Tuy mang tâm lý ngại ngùng khi bị tiểu rắt nhưng chị em khi có triệu chứng này ở mức độ khó kiểm soát tốt nhất nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa. Các bác sĩ sẽ biết loại thuốc nào an toàn và phù hợp với thể trạng bệnh. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc sử dụng khi chưa có chỉ định.
Bài thuốc Đông y chữa tiểu rắt
Mặc dù việc chữa trị bằng Tây y ngày nay khá phổ biến nhưng Đông y vẫn là phương pháp chữa bệnh lành tính mà nhiều người tin tưởng. Để an toàn nhất, các chị em nên tìm đến các phòng khám Đông y uy tín để được tư vấn và điều trị đúng cách.
Các bài thuốc thường dùng chữa tiểu rắt:
Bài thuốc số 1
- Nguyên liệu: Nhẫn đông hoa, bạch thược, sinh địa mỗi vị 12; trúc diệp, phục linh, hắc chi tử, hoàng cầm, xa tiền thảo mỗi vị 9g; cam thảo cùng đăng tâm thảo mỗi loại 6g.
- Cách thực hiện: Sắc các vị thuốc cùng với nước mỗi ngày 1 thang. Sau khi đun thì chắt lấy nước uống trong ngày.
Bài thuốc số 2
- Nguyên liệu: Châu thăng ma, nhân sâm, tang phiêu mỗi vị 9g; hoàng kỳ, mạch môn đông mỗi loại 15g.
- Cách thực hiện: Sắc các vị thuốc cùng với nước mỗi ngày 1 thang. Đun lấy nước uống trong ngày.
Bài thuốc số 3
- Nguyên liệu: Thông thảo, hoàng kỳ, châu thăng ma và nhân sâm mỗi vị 9g; mạch môn, cam thảo mỗi vị 12g; tần quy, đăng tâm thảo, tế tân mỗi vị 6g.
- Cách thực hiện: Rửa sạch các vị thuốc sau đó đun cùng nước. Mỗi ngày uống 1 thang.
Sau khi đọc bài viết này chắc bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “Tiểu rắt có phải mang thai không?”. Hãy tìm hiểu về bệnh thật kỹ để phân biệt giữa triệu chứng mang thai và các bệnh lý khác. Trong trường hợp mắc bệnh, người bệnh không nên chủ quan mà phải kiên trì thực hiện theo chỉ định bác sĩ để mau chóng khỏi bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!