Trễ Kinh Ở Tuổi Dậy Thì Và Biện Pháp Khắc Phục Hiệu Quả
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênTrễ kinh ở tuổi dậy thì là hiện tượng khá phổ biến ở các bé gái trong giai đoạn này. Được biết, khoảng 1 – 2 năm đầu có kinh nguyệt, các bạn nữ thường hay gặp vấn đề chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt. Vậy trễ kinh tuổi dậy thì là gì, có sao không và làm cách nào để khắc phục. Nếu bạn đọc đang quan tâm về vấn đề này thì có thể tham khảo ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Hiện tượng trễ kinh ở tuổi dậy thì là gì?
Ở giai đoạn dậy thì, các bạn nữ sẽ bắt đầu có kinh nguyệt. Đây được đánh dấu là bước khởi đầu trong hành trình phát triển – trưởng thành của phái nữ. Hiện tượng kinh nguyệt chính là sự thay đổi nội tiết tố buồng trứng (estrogen và progesterone) làm bong niêm mạc tử cung.
Hiện tượng kinh nguyệt xảy ra làm bong lớp niêm mạc tử cung trong khoảng 3 – 7 ngày. Một vài trường hợp sẽ có cảm giác khó chịu, mệt mỏi, mất ngủ, đau lưng, căng tức ngực, đi ngoài và đau bụng,… Trong đó, số lượng máu kinh được cho là bình thường nếu mức độ cần thay băng vệ sinh là từ 3 – 5 giờ. Kinh ra sẽ có màu đỏ tươi, không đông, có mùi hơi nồng, không tanh.
Trễ kinh tuổi dậy thì là tình trạng kinh nguyệt có những dấu hiệu bất thường khi chu kỳ kinh nguyệt kéo dài. Cụ thể, chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài trên 35 ngày, thậm chí có trường hợp còn bị tắc kinh, mất kinh trên 6 tháng. Ngoài ra, số ngày ra hành kinh cũng không đều đặn, số ngày có kinh có thể nhiều hơn 7 ngày hoặc dưới 2 ngày. Kinh có màu bất thường, dễ bị thiểu kinh hoặc cường kinh tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Nguyên nhân gây trễ kinh tuổi dậy thì
Tại sao bị trễ kinh ở tuổi dậy thì? Theo nghiên cứu, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trễ kinh ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp đều do chức năng sinh lý chưa hoàn thiện, hoạt động thiếu ổn định ở tuổi dậy thì. Chi tiết như sau:
- Hormone nội tiết tố chưa hoàn thiện: Hàm lượng nội tiết tố nữ, đặc biệt là estrogen và progesterone ở các bạn nữ trong giai đoạn này vẫn chưa ổn định. Vì thế, chúng có thể tác động trực tiếp tới chu kỳ kinh nguyệt và làm gián đoạn thời gian có kinh.
- Buồng trứng hoạt động thiếu ổn định: Ở giai đoạn dậy thì, cơ quan sinh dục – sinh sản ở nữ giới vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, bao gồm cả buồng trứng. Vậy nên chức năng phóng noãn có thể không diễn ra đều đặn theo từng tháng. Đây chính là nguyên nhân lý giải tại sao các bạn nữ lại bị trễ kinh ở giai đoạn này.
- Sinh hoạt thiếu hợp lý: Thức khuya học bài, áp lực thi cử, kỳ vọng của bố mẹ, cộng thêm thói quen ngủ muộn, ăn uống không điều độ, đảm bảo dưỡng chất, hay lướt điện thoại trước khi ngủ,… Đều có ảnh hưởng xấu tới chu kỳ kinh nguyệt nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, nữ giới có thể phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan tới cả tâm lý, thể trạng và sức khỏe sinh sản.
- Tâm lý bất ổn: Độ tuổi từ 9 – 15 tuổi cũng là giai đoạn các bé gái có nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý. Lúc này ngoài áp lực về thi cử, học hành, các bé còn có nhiều thắc mắc, sự băn khoăn về mọi người xung quanh, kể cả bạn bè, gia đình và những người mà bé có cảm tình. Khi tâm lý căng thẳng quá mức cũng có thể làm ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt, có thể khiến kinh nguyệt ra chậm hơn so với dự kiến.
- Mắc bệnh lý: Trường hợp các bạn nữ bị mắc bệnh phụ khoa thường đi kèm với hiện tượng kinh nguyệt không đều. Các bệnh phụ khoa dễ mắc phải là bệnh viêm nhiễm, bệnh xã hội, bệnh lây truyền qua đường tình dục, bất thường ở buồng trứng,… Nếu trước đây tình trạng này khá hiếm thì ngày nay hiện tượng nữ giới bị bệnh phụ khoa đã trở nên phổ biến hơn. Bởi các bé ngày này có thiên hướng quan hệ tình dục từ rất sớm, kể cả học sinh cấp 2.
Bị trễ kinh ở tuổi dậy thì có sao không?
Trễ kinh ở tuổi dậy thì có sao không là câu hỏi được rất nhiều bạn gái và phụ huynh quan tâm. Bị trễ kinh 1 tháng ở tuổi dậy thì, bị trễ kinh 3 tháng ở tuổi dậy thì trong khoảng 1 – 2 năm đầu của tuổi dậy thì khá phổ biến. Đây là tình trạng rối loạn kinh nguyệt do hoạt động sinh lý của cơ thể ở tuổi dậy thì chưa ổn định.
Lúc này có tháng buồng trứng phóng noãn nhiều hơn 1 lần hoặc 2 – 3 lần, thậm chí là 4 – 5 tháng buồng trứng mới phóng 1 lần. Từ đó dẫn tới tình trạng 2 – 3 tháng mới có kinh 1 lần, lượng kinh nguyệt ra ít, đến trễ,… Phần lớn các trường hợp trễ kinh tuổi dậy thì do rối loạn phóng noãn và nội tiết sẽ không đáng lo ngại.
Trường hợp trễ kinh do mất cân bằng nội tiết tố, tâm lý căng thẳng, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, thói quen sinh hoạt chưa khoa học sẽ không nguy hiểm. Tình trạng mất kinh sẽ được cải thiện nếu các bé biết cách chăm sóc cơ thể tốt, đồng thời suy nghĩ tích cực, lạc quan hơn.
Tuy nhiên, nếu thời gian trễ kinh ở giai đoạn dậy thì kéo dài nhiều tháng và liên tục. Kèm theo đó là hiện tượng đau bụng dưới, máu kinh có màu sắc – mùi hôi bất thường,.. Cha mẹ cần đưa các bé tới bệnh viện uy tín để thăm khám, kiểm tra. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý và các rối loạn sinh lý cần được can thiệp điều trị.
Việc chậm trễ trong điều trị hoặc điều trị sai cách có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe, chức năng sinh sản của các bé sau này. Bên cạnh đó còn gây ra ám ảnh tâm lý, khiến các bé cảm thấy lo lắng, sợ hãi. Chính vì thế, cha mẹ cần quan sát con cái, tư vấn giới tính cho bé để bé biết cách tự chăm sóc bản thân cũng như luôn chia sẻ các khó khăn, vấn đề mà mình gặp phải.
Phương pháp khắc phục tình trạng trễ kinh ở tuổi dậy thì
Khi tới tuổi dậy thì, đặc biệt là có kinh nguyệt, các bạn nữ nên chú ý chăm sóc cơ thể. Hãy xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi điều độ để tránh dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt, trễ kinh. Dưới đây là những biện pháp khắc phục tình trạng trễ kinh tuổi dậy thì được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả tốt.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày bằng các loại dung dịch vệ sinh phù hợp, an toàn. Đồng thời tránh thụt rửa quá sâu vì có thể làm khô hoặc viêm âm đạo.
- Sử dụng các loại quần lót phù hợp về kích thước, ưu tiên những loại vải mềm, thoáng mát. Nên thay quần lót ít nhất 1 ngày 1 lần và cố gắng giữ vùng kín khô ráo, thoáng mát.
- Trong những ngày có kinh nguyệt, các bạn nữ nên thay băng vệ sinh đều đặn 3 – 4 tiếng/lần tùy theo lượng kinh ra ít hay nhiều.
- Với những bạn hay bị đau bụng kinh cũng nên hạn chế sử dụng các loại thuốc giảm đau. Thay vào đó có thể dùng uống ít nước gừng, đậu đỏ, massage hoặc chườm nóng bụng để giảm cơn đau. Việc quá lạm dụng thuốc có thể làm ảnh hưởng tới chức năng nội tạng cũng như gây ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt sau đó.
- Ngoài ra, cần uống khoảng 1.5 – 2 lít nước lọc kết hợp với nước ép trái cây tươi. Tránh sử dụng cà phê, các chất kích thích, đồ uống có cồn khác để hạn chế nguy cơ làm ảnh hưởng tới sức khỏe và chu kỳ kinh nguyệt.
- Chú ý nghỉ ngơi nhiều, không thức khuya hay vận động mạnh trong những ngày có kinh nguyệt. Bên cạnh đó cũng cần chú ý giữ ấm cơ thể, hạn chế tiếp xúc với nước lạnh, uống nước lạnh.
- Rèn luyện thể thao vừa sức, đều đặn hàng hàng với các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, chạy xe đạp, bơi lội,…
- Đa dạng thực đơn ăn uống, cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là vitamin – khoáng chất, chất béo lành mạnh, protein, tinh bột,… Mặt khác nên hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng hay những đồ ăn được chế biến sẵn, nhiều gia vị – chất bảo quản,…
- Trường hợp thấy có dấu hiệu bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt kèm theo triệu chứng mệt mỏi, đau bụng dữ dội, các bạn nữ nên chia sẻ với bố mẹ để được đưa đi viện khám.
Trên đây là những thông tin về vấn đề trễ kinh ở tuổi dậy thì và những nội dung liên quan. Kinh nguyệt chính là tấm gương phản chiếu tình trạng sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng ở phái nữ. Vậy nên bất cứ dấu hiệu bất thường nào trong chu kỳ kinh nguyệt cũng không nên thờ ơ và cha mẹ cũng cần đặc biệt quan tâm về vấn đề này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!