Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênTrẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là vấn đề khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Mặc dù điều này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại khiến bé khó chịu, quấy khóc. Vậy nguyên nhân,triệu chứng khi trẻ trẻ bị bệnh là gì, dùng biện pháp nào để khắc phục? Bài viết ngay sau đây sẽ chia sẻ những thông tin bổ ích cho các bậc phụ huynh.
Nguyên nhân, triệu chứng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh
Nghẹt mũi là hiện tượng các dịch nhầy trong mũi tiết ra quá nhiều làm cho khoang mũi bị bít tắc vì vậy đường di chuyển của không khí bị thu hẹp lại khiến chúng ta khó khăn trong việc hít thở.
Nghẹt mũi thường xuyên xuất hiện ở trẻ nhỏ. Đặc biệt với trẻ sơ sinh – đối tượng chưa biết cách hít thở bằng miệng thì tình trạng này sẽ khiến bé vô cùng khó chịu hay gặp rắc rối khi bú sữa mẹ cũng như khi ngủ.
Nguyên nhân
Theo nghiên cứu từ Y học hiện đại, nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân bao gồm cả sinh lý và bệnh lý. Cụ thể:
- Do bé bị tật bẩm sinh: Nếu bé từ khi sinh ra đã có lớp màng hay mảnh xương chặn kín cửa sau mũi thì chắc chắn tình trạng nghẹt mũi sẽ xuất hiện rất thường xuyên.
- Viêm nhiễm: Ở trẻ sơ sinh cũng như người lớn, nghẹt mũi có thể là một trong những triệu chứng phổ biến và dễ nhận biết của các bệnh về hô hấp. Cụ thể là viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm amidan hay viêm họng,…
- Bé bị một số bệnh lý thông thường: Viêm phế quản, cảm lạnh hay cảm cúm đều là những bệnh lý xuất hiện triệu chứng nghẹt mũi. Tuy nhiên bệnh sẽ tự khỏi trong 7 đến 10 ngày đồng thời các biểu hiện đi kèm cũng chấm dứt.
- Dị ứng: Bé có cơ địa bị dị ứng với một số tác nhân bên ngoài như phấn hoa, bụi gỗ, nước hoa, lông động vật hay thuốc lá cũng có thể thường xuyên bị nghẹt mũi.
- Viêm xoang: Mặc dù bệnh này hiếm khi xuất hiện ở trẻ sơ sinh kể cả trẻ nhỏ tuy nhiên nếu xuất hiện thì bé cũng sẽ có biểu hiện nghẹt mũi.
- Do yếu tố thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột hay độ ẩm không khí giảm cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi. Trong trường hợp này phụ huynh cũng không cần quá lo ngại vì bé sẽ khỏi ngay chỉ trong vài ngày.
- Bé có dị vật trong mũi: Dị vật trong mũi là tác nhân khiến bé bị nghẹt mũi. Trong trường hợp này nếu bố mẹ không sớm phát hiện và xử lý kịp thời thì trẻ rất dễ bị chảy máu mũi, thậm chí ngạt thở khiến tính mạng bị đe dọa.
- Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi do nước nhầy bào thai trong đường hô hấp chưa được lấy sạch khi đẻ: Nếu là nguyên nhân này thì phụ huynh sẽ phát hiện được ngay bởi bé xuất hiện tình trạng ngạt mũi tức thì.
- Sức đề kháng kém: Trẻ sơ sinh thường có sức đề kháng yếu, nếu thường xuyên phải hít thở khí khô, lạnh và ở nơi ô nhiễm, nhiều khói bụi sẽ có nguy cơ nghẹt mũi cao hơn.
Triệu chứng nghẹt mũi
Trẻ sơ sinh nếu gặp phải tình trạng nghẹt mũi có thể xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng sau:
- Bé bị ho theo từng cơn và ho nhiều khi về đêm.
- Bé bị nghẹt mũi kèm triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi liên tục.
- Chảy nước mũi cũng là triệu chứng thường thấy khi bé bị nghẹt mũi. nếu nguyên nhân của tình trạng này là do viêm họng thì nước mũi thường, có màu vàng đục.
- Bé ngủ ngáy do đường thở bị dịch mũi làm bít tắc. Điều này gây khó khăn trong việc hít thở, khiến bé phải thở bằng miệng và phát ra tiếng ngáy.
- Đa số trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi đều có hơi thở nặng nề do khó hít thở, thiếu không khí để hô hấp.
- Bé bị ù tai do nghẹt mũi là triệu chứng thường gặp.
- Trường hợp trẻ mắc một số bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản hay viêm amidan thì bé có thể bị nghẹt mũi kèm triệu chứng sốt.
Có nguy hiểm không khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi?
Nghẹt mũi là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và thường không nguy hiểm. Tuy nhiên bố mẹ cũng không nên chủ quan bởi trong cuộc sống, bất cứ điều gì không ngờ đến đều có thể xảy ra.
Trẻ bị nghẹt mũi nếu sớm có biện pháp can thiệp điều trị hiệu quả sẽ giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện cho bé. Ngược lại nếu để tình trạng này diễn ra quá lâu thì một số biến chứng dù ít nhưng cũng có thể xảy ra gồm:
- Gây tổn thương đường hô hấp: Do bé phải thường xuyên thở bằng miệng nên không khí vào phổi thường không được lọc sạch bụi bẩn. Lâu dần chúng sẽ ngưng tụ lại gây tổn thương tới đường hô hấp, gây viêm họng, viêm phế quản thậm chí là viêm phổi.
- Ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé: Nghẹt mũi thường có triệu chứng chảy nước mũi, ho, hắt hơi hay sốt. Đặc biệt, tình trạng này thường xuất hiện vào buổi tối khiến giấc ngủ của bé bị cản trở đáng kể. Do vậy mỗi khi thức dậy bé luôn mệt mỏi, khó chịu và quấy khóc. Trường hợp nặng hơn còn gặp hội chứng ngưng thở khi ngủ vô cùng nguy hiểm.
- Ảnh hưởng mắt: Mặc dù rất hiếm gặp nhưng nếu bé bị nghẹt mũi lâu ngày cũng có thể ảnh hưởng lan sang vùng mắt gây nên các bệnh lý như viêm mí mắt, viêm màng tiếp hợp hay viêm tuyến lệ.
- Ảnh hưởng đến não bộ: Tình trạng nghẹt mũi khiến cho cho việc hít thở lấy oxy khó khăn. Chính vì vậy, cơ thể bé có thể trở nên chậm chạp, thiếu linh hoạt hơn, bên cạnh đó các cơn đau đầu cũng thường xuất hiện.
Chính vì những triệu chứng nguy hiểm trên mà phụ huynh nên đưa bé đi khám khi:
- Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi kèm biểu hiện sốt cao thường xuyên.
- Dịch nhầy có trong mũi có màu vàng hoặc xanh.
- Trẻ bị tức ngực khó thở, thở hụt hơi hoặc thở rất nhanh. Nếu trẻ dưới hai tuổi mà thở hơn 45 lần một phút thì tốt nhất phụ huynh hãy bé tới thăm khám bác sĩ ngay lập tức.
- Trẻ ngứa ngáy, khó chịu ở tai, lúc này bé có thể đã bị nhiễm trùng tai.
- Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi kèm phát ban.
- Bé bị sưng vùng trán, mắt, mũi hay hai má.
- Bé bị nghẹt mũi lâu ngày mà không khỏi (2 tuần trở lên).
- Bé biếng ăn, bỏ bú.
- Trẻ sơ sinh quấy khóc liên tục kèm với biểu hiện đau.
Bé sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm gì? – Cách chữa hiệu quả
Để sớm chấm dứt tình trạng nghẹt mũi gây khó chịu cho bé, phụ huynh cần áp dụng một số biện pháp sau để khắc phục khắc phục như sau:
- Làm sạch khoang mũi của trẻ
Khi trẻ bị nghẹt mũi, phụ huynh hãy loại bỏ các dịch nhầy trong mũi của bé. Cách làm phổ biến đó là dùng bông y tế, nhúng vào nước ấm sau đó nhẹ nhàng lau sạch mũi cho bé.
- Nhỏ mũi cho bé bằng Natri Clorid 0,9%
Cách làm này được hầu hết phụ huynh áp dụng bở vừa đơn giản lại hiệu quả tốt. Bởi nước muối sinh lý giúp loại bỏ dịch nhầy và bụi bẩn trong mũi rất tốt, giúp bé dễ dàng hít thở hơn.
Với phương pháp này, bạn chỉ cần cho bé nằm ngửa trên giường sau đó nhỏ vài giọt nước muối sinh lý lần lượt vào mỗi bên mũi của trẻ. Tuy nhiên bố mẹ cũng cần chú ý, không nên áp dụng cách làm này quá 3 ngày. Bởi việc lạm dụng nước muối sẽ khiến dịch mũi của trẻ bị khô, gây tổn thương tới mũi.
- Hút dịch mũi
Với trẻ sơ sinh, hút mũi là phương pháp khá hiệu quả để điều trị nghẹt mũi. Mặc dù việc làm này sẽ khiến trẻ hoảng sợ nhưng thay vào đó, khoang mũi của bé lại được làm sạch hoàn toàn.
Phụ huynh có thể tới phòng khám để hút mũi cho bé hoặc có thể tự tay làm tại nhà bằng dụng cụ chuyên biệt. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng phương pháp nào cho trẻ quá nhiều lần trong một ngày để tránh kích ứng niêm mạc mũi vốn mỏng manh của bé.
- Thực hiện động tác day cánh mũi bé
Thao tác sẽ giúp dịch nhầy trong mũi bị đào thải ra ngoài khiến trẻ dễ thở hơn và cũng bớt cảm giác ngứa. Với cách làm này, bố mẹ hãy nhỏ nước muối sinh lý vào mũi trẻ sau đó dùng ngón tay vuốt nhẹ nhàng dọc 2 bên sống mũi của bé.
- Nâng cao đầu khi ngủ
Bố mẹ hãy dùng một chiếc khăn mềm để kê cao đầu cho bé. Đây là mẹo nhỏ nhưng lại giúp giảm đáng kể tình trạng ngạt mũi khi ngủ.
- Dùng máy lọc không khí
Loại máy này sẽ giúp cho căn phòng của bé luôn được thông thoáng, sạch sẽ và có độ ẩm, ngăn chặn sự xâm nhập của các tác tác nhân gây hại cho mũi.
- Đưa trẻ đi khám bác sĩ
Với bố mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị nghẹt mũi cho bé thì tốt nhất hãy nhờ tới sự can thiệp của các y, bác sĩ.
Bên cạnh những điều cần làm vừa nêu trên, khi bé sơ sinh bị nghẹt mũi, phụ huynh cũng cần tránh một số điều sau đây:
- Tuyệt đối không dùng miệng để hút dịch mũi cho bé. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào mũi trẻ gây nên một số bệnh lý khác về hô hấp.
- Không dùng kháng sinh cho trẻ nếu chưa được bác sĩ chỉ định.
- Dùng mẹo dân gian trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh cần hết sức cẩn trọng. Bởi nếu chưa được kiểm định, cách làm này có thể gây hại cho bé. Các bậc phụ huynh cũng có thể tiến hành bấm huyệt chữa nghẹt mũi cho bé, nhưng cần đến cơ sở y tế chuyên nghiệp.
- Chú ý đến nhiệt độ phòng, không để trẻ quá nóng cũng như quá lạnh.
- Lưu ý không cần kiêng cho bé tắm mỗi ngày. Bởi khi gặp vấn đề nghẹt mũi, việc vệ sinh cho trẻ cần được chú trọng hơn bao giờ hết. Việc kiêng tắm sẽ giúp vi khuẩn, nấm mốc có cơ hội tấn công trẻ. Tuy nhiên bố mẹ cũng cần chú ý tắm cho trẻ bằng nước ấm và trong phòng kín.
Biện pháp phòng chống nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh
Phòng chống nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh là vấn đề quan trọng mà phụ huynh nào cũng nên nắm rõ. Sau đây là một số biện pháp hữu ích dành cho bạn:
- Vệ sinh mũi sạch sẽ cho trẻ từ 1 – 2 ngày/lần. Bố mẹ có thể dùng nước muối sinh lý Nacl 0,9% hoặc chai xịt mũi chuyên dụng.
- Hãy nhớ đeo khẩu trang cho bé nếu cần ra ngoài.
- Tránh bật điều hòa cả đêm cho trẻ bởi không khí hanh khô có thể khiến bé bị nghẹt mũi.
- Cố gắng xông hơi phòng của bé bằng tinh dầu hay nước ấm đều đặn tuần từ 2 đến 3 lần.
- Giữ nhà cửa luôn thoáng mát và sạch bụi bẩn, thường xuyên vệ sinh cho điều hòa, quạt điện.
- Nếu có điều kiện bạn hãy sử dụng máy lọc không khí trong phòng ngủ.
- Phụ huynh tuyệt đối không hút thuốc trong nhà. Tốt nhất bố mẹ có con nhỏ hãy bỏ thuốc lá ngay lập tức.
- Giữ cho cơ thể, quần áo bé luôn sạch sẽ, khô ráo.
- Không cho thú cưng lại gần trẻ bởi lông của chúng có thể khiến gây dị ứng mũi.
- Chú ý đóng kín cửa sổ nếu bé bị dị ứng với phấn hoa.
- Bổ sung nước đầy đủ cho bé mỗi ngày có thể bằng sữa mẹ hoặc nước ấm.
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có thể khắc phục được bằng những biện pháp đơn giản tại nhà. Tuy nhiên nếu tình trạng này dai dẳng lâu ngày kèm một số biểu hiện lạ, tốt nhất bạn hãy đưa trẻ thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!