Viêm họng mãn tính có chữa khỏi không? Cách điều trị
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênViêm họng mãn tính là một bệnh lý về hô hấp với các triệu chứng bệnh kéo dài. Tình trạng này có thể gây ra các biến chứng khá nguy hiểm. Do đó, người bệnh khi bị viêm họng cần được điều trị nhanh chóng. Nhưng viêm họng mãn tính có chữa khỏi không và cách điều trị như thế nào?
Viêm họng mãn tính có chữa khỏi không?
Viêm họng mãn tính là giai đoạn kéo dài của bệnh lý viêm họng cấp. Các triệu chứng bệnh ở giai đoạn này thường kéo dài trên 1 tuần. Bệnh có thể khởi phát do nhiễm trùng hoặc do các yếu tố thời tiết, cơ địa.Viêm họng mãn tính tuy không đe dọa đến tính mạng của người bệnh nhưng sẽ gây ra các triệu chứng bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Việc điều trị viêm họng mãn tính cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với giai đoạn cấp tính. Vậy viêm họng mãn tính có chữa khỏi không?
Có nhiều người quan niệm rằng thể bệnh mãn tính thường không chữa khỏi được. Đây là một quan niệm sai lầm. Các chuyên gia về tai mũi họng cho biết, tuy là bệnh khó chữa nhưng nếu điều trị một cách khoa học, người bệnh hoàn toàn có thể cải thiện triệu chứng bệnh triệt để.Các tổn thương do viêm họng thường rất rộng, sâu và có nhiều nguyên nhân gây bệnh. Khi các triệu chứng ở thể mãn tính kéo dài sẽ khiến việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn nhưng không phải là không có cách điều trị.
Cách điều trị viêm họng mãn tính
Để điều trị viêm họng mãn tính một cách hiệu quả nhất, người bệnh cần đến bệnh viện để đánh giá tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài việc điều trị, người bệnh cần kết hợp với phương pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh tái phát.
Điều trị bằng thuốc Tây
Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng bệnh lâm sàng để chỉ định các loại thuốc sao cho phù hợp. Các loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm họng mãn tính là:
- Nhóm kháng sinh: Sử dụng các nhóm kháng sinh như Cephalosporin, Penicillin, Macrolid… Nhóm thuốc này được chỉ định để điều trị viêm họng nhiễm khuẩn.
- Nhóm chống dị ứng: Bao gồm Histamin H1 là Chlorpheniramine, Loratadin, Cetirizine.
- Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt: Bao gồm: Paracetamol, Ibuprofen và Aspirin.
- Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định thuốc giảm ho, thuốc nhỏ mũi, long đờm và dung dịch súc miệng.
Các loại thuốc Tây y thường có tác dụng nhanh chóng, tuy nhiên có thể khiến người bệnh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh cần thận trọng khi sử dụng và chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
Các mẹo chữa tại nhà
Để giảm đau nhanh chóng do viêm họng, người bệnh cũng có thể áp dụng các mẹo dân gian điều trị tại nhà. Thông thường, các dược liệu thường được sử dụng để trị viêm họng mãn tính là lá hẹ, tía tô, mật ong, gừng, nghệ hoặc húng chanh.Người bệnh có thể sắc nước uống, pha trà hoặc sử dụng để hấp cách thủy ăn hàng ngày giúp cải thiện bệnh. Đây đều là các dược liệu dễ kiếm, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian điều trị bệnh. Người bệnh có thể tham khảo các phương pháp này để hỗ trợ điều trị bệnh một cách hiệu quả hơn.
Viêm họng mãn tính có chữa khỏi không? Cách phòng ngừa
Bệnh viêm họng mãn tính có chữa khỏi được không còn phụ thuộc nhiều vào cách người bệnh phòng ngừa bệnh tái phát. Người bệnh cần chú ý:
- Cần nhanh chóng đến bệnh viện khi có biểu hiện viêm họng, phòng ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn mãn tính.
- Phải điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không nên tự ý điều trị vì có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
- Người bệnh cần tăng cường rèn luyện thể lực, có chế độ dinh dưỡng khoa học để cải thiện sức đề kháng, phòng chống tác nhân gây bệnh.
- Không nên tiếp xúc với các dị nguyên có thể gây ra dị ứng, viêm mũi, viêm xoang.
- Nên tránh xa môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm và cần sử dụng khẩu trang, đồ bảo hộ nếu phải đi qua, tiếp xúc với khu vực này.
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là khu vực cổ, mũi họng để phòng ngừa viêm họng khi thời tiết lạnh.
- Sau khi điều trị bệnh cần tái khám thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc viêm họng mãn tính có chữa khỏi không. Người bệnh không nên quá lo lắng khi tình trạng này hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu có phương pháp điều trị phù hợp. Nhưng cũng không vì thế mà người bệnh chủ quan, cần thăm khám bệnh trong thời gian sớm nhất để điều trị bệnh.
CÙNG CHUYÊN MỤC:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!