Xét nghiệm vi khuẩn HP cho bé khi nào? Hình thức thực hiện
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênXét nghiệm vi khuẩn HP cho bé là việc làm cần thiết khi thấy xuất hiện những triệu chứng của bệnh lý về dạ dày mà nguyên nhân do khuẩn HP. Phương pháp này sẽ được thực hiện tại các bệnh viện cơ sở chuyên khoa. Kết quả trả về sẽ đánh giá chính xác tình hình sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp nhất.
Khi nào nên xét nghiệm vi khuẩn HP cho bé?
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP cao, gây tổn thương dạ dày, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Theo thống kê, trẻ em Việt Nam mắc khuẩn HP ngày càng tăng, bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ từ 2 đến 6 tuổi.
Để phát hiện sớm vi khuẩn HP và tránh những biến chứng đáng tiếc, ngay sau khi thấy con có những biểu hiện sau, cha mẹ nên đưa con tới cơ sở y tế để được xét nghiệm.
- Trẻ đau bụng liên tục: Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, trẻ sẽ gặp phải những cơn đau bụng liên tục và ngày càng tăng. Dấu hiệu này thường khiến phụ huynh nhầm lẫn với các bệnh lý khác do trẻ thường đau mỗi lúc một vị trí chứ không đau ở vùng thượng vị như người lớn.
- Rối loạn tiêu hóa: Hoạt động của hệ tiêu hóa bị rối loạn, do đó trẻ thường xảy ra tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy.
- Nôn ói: Dưới sự tấn công của vi khuẩn, hệ tiêu hóa suy yếu, thức ăn thừa không được tiêu hóa hết gây cảm giác buồn nôn.
- Đầy hơi, khó tiêu: Hệ tiêu hóa hoạt động không bình thường tiêu hóa thức ăn chậm dẫn đến tình trạng trẻ bị đầy hơi, khó tiêu.
- Chán ăn, sụt cân, suy dinh dưỡng: Thường xuyên có cảm giác đầy hơi, nôn ói sẽ khiến trẻ chán ăn, thức ăn không được hấp thụ lâu dần khiến cơ thể suy nhược, xanh xao gây suy dinh dưỡng ở trẻ.
- Phân đen, ói ra máu: Nếu không được điều trị sớm, niêm mạc sẽ bị tổn thương gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Xuất huyết dạ dày, thậm chí là ung thư.. Do đó, nếu phát hiện trẻ có tình trạng đi ngoài phân đen hoặc nôn ra máu phụ huynh cần lập tức xét nghiệm và điều trị cho bé.
Phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP ở trẻ em
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để xét nghiệm vi khuẩn HP ở trẻ. Với những ưu điểm, nhược điểm khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng của trẻ sẽ có những phương pháp chẩn đoán phù hợp.
Nội soi dạ dày
Nội soi dạ dày là phương pháp bác sĩ sử dụng ống mềm có gắn camera đưa từ miệng qua cổ họng xuống dạ dày để quan sát và phát hiện các tổn thương phía trong dạ dày. Một mảng sinh thiết sẽ được bác sĩ lấy ra để làm xét nghiệm xem có khuẩn HP hay không.
- Ưu điểm: Nội soi là có thể quan sát được niêm mạc dạ dày ở nhiều vị trí khác nhau. Phương pháp này hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chính xác và có thể quan sát được chính xác tình trạng bệnh.
- Nhược điểm: Xét nghiệm vi khuẩn HP cho bé theo cách này sẽ phải tiến hành gây mê, ảnh hưởng không tốt cho cơ thể trẻ. Biện pháp này chỉ được chỉ định trong trường hợp xuất huyết dạ dày.
Xét nghiệm vi khuẩn HP cho bé bằng cách test hơi thở
Trẻ sẽ được cho uống thuốc hoặc dung dịch Urea gắn phân tử Carbon. Sau 15 phút bác sĩ sẽ tiến hành đo lượng C13, C14 qua hơi thở để kết luận trẻ có nhiễm vi khuẩn HP hay không thông qua các chỉ số sau:
Từ 0 – <25 cpm là (-) tính: Trẻ không nhiễm HP.
Từ 25-<50 cpm là không xác định.
Trên 50 cpm là (+) tính: Trẻ bị nhiễm H.pylori.
- Ưu điểm: Test vi khuẩn HP bằng hơi thở được khuyến cáo sử dụng cho trẻ vì không gây khó chịu và đánh giá được tình trạng nhiễm khuẩn.
- Nhược điểm: Phương pháp này không xác định được mức độ tổn thương trong dạ dày và có mức chi phí cao.
Phân tích mẫu phân và nước tiểu tìm HP
Khi trong dạ dày tồn tại vi khuẩn HP, sẽ được cơ thể đào thải ra ngoài qua phân và nước tiểu. Bác sĩ có thể xác định khuẩn HP thông qua phân tích mẫu phân và nước tiểu của trẻ bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang.
- Ưu điểm: Xét nghiệm này được đánh giá là cho độ chính xác cao, không gây khó chịu cho trẻ khi thực hiện.
- Nhược điểm: Tuy nhiên, đây là phương pháp có giá thành cao và việc xét nghiệm thông qua phân và nước tiểu có nhiều bất tiện liên quan đến vệ sinh. Phương pháp này chủ yếu áp dụng khi nghiên cứu.
Xét nghiệm vi khuẩn HP cho trẻ ở đâu uy tín nhất?
Làm xét nghiệm vi khuẩn HP cho bé ở đâu uy tín để có kết quả chính xác là băn khoăn của nhiều phụ huynh. Có rất nhiều cơ sở y tế thực hiện, tuy nhiên phụ huynh nên lựa chọn các cơ sở đảm bảo các tiêu chí: Chuyên gia giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại… để thăm khám và điều trị cho con.
Dưới đây là những cơ sở y tế mà phụ huynh có thể tham khảo:
Bệnh viện Trung Ương Huế
Là bệnh viện tuyến trung ương lớn nhất tại miền Trung, bệnh viện Trung ương Huế là sự lựa chọn của nhiều người khi khám chữa bệnh. Khoa Nội Tiêu hóa của bệnh viện là địa chỉ thăm khám uy tín để thăm khám điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa, trong đó có xét nghiệm vi khuẩn HP cho trẻ.
- Địa chỉ:16 Lê Lợi, trên đường Vĩnh Ninh, Thừa Thiên Huế.
- Số điện thoại: 0234 – 3822325.
Bệnh viện Bạch Mai
Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai là một trong những trung tâm khám chữa và điều trị các bệnh lý về tiêu hóa hàng đầu tại miền Bắc. Nơi đây, quy tụ đội ngũ chuyên gia Tiêu hóa hàng đầu của cả nước: GS, BS Đào Văn Long, TS. BS Vũ Trường Khanh… Cùng với đó là hệ thống thiết hiện đại: Máy nội soi, máy xét nghiệm máu, siêu âm… hỗ trợ hiệu quả cho các bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị
- Địa chỉ: Số 78 nằm trên đường Giải Phóng thuộc Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Số điện thoại: 024 6259 8285.
Bệnh viện Chợ Rẫy
Nội tiêu hóa – Gan mật Bệnh viện Chợ Rẫy được trang bị thiết bị y tế hiện đại trong đó có các máy móc hỗ trợ xác định khuẩn HP thông qua: Hơi thở, máu, nước tiểu, nội soi… Đây cũng là nơi quy tụ rất nhiều chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, do đó, phụ huynh có thể an tâm khi đưa con đến thăm khám và điều trị HP tại viện.
- Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: 028 3855 4137
Những lưu ý trước khi xét nghiệm vi khuẩn HP cho bé
Trước khi đưa bé đi xét nghiệm máu cần lưu ý một số những vấn đề như sau:
- Để bé nhịn ăn khoảng 4 tiếng trước khi thực hiện các xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất.
- Phụ huynh cần chuẩn bị tốt tâm lý cho con. Khi bé thoải mái con sẽ hợp tác với bác sĩ, tâm lý thoải mái giúp việc điều trị đạt kết quả tối ưu.
- Luôn ở bên cạnh bé để giữ trạng thái ổn định nhất.
- Cho trẻ sử dụng thuốc điều trị HP đúng theo chỉ định của bác sĩ: Tránh việc tự ý tăng giảm liệu lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
- Thông báo cho bác sĩ biết về sức khỏe hiện tại, những loại thuốc bé đang sử dụng (nếu có) để bác sĩ nắm được tình hình.
Xét nghiệm và điều trị HP sẽ để lại một số tác dụng phụ như: Nôn ói, đau đầu, chán ăn. Hơn nữa cơ thể của trẻ chưa được phát triển toàn diện nên việc xét nghiệm vi khuẩn HP cho bé chỉ nên thực hiện trong những trường hợp cần thiết. Phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ đưa ra những chẩn đoán và và đồ hợp lý.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!