Mất ngủ kéo dài có tác hại gì? Các nguyên nhân và cách khắc phục
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênGiấc ngủ là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người. Nhưng vì một nguyên nhân nào đó, khiến bạn gặp phải những trở ngại trong vấn đề này. Điển hình nhất chính là chứng mất ngủ kéo dài. Tình trạng này có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau và ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và công việc của người bệnh. Để hiểu hơn mời bạn đọc những thông tin trong bài viết dưới đây để biết cách phòng và điều trị bệnh.
Thế nào được xem là mất ngủ kéo dài? Đối tượng thường gặp
Bệnh mất ngủ (insomnia) là chứng rối loạn giấc ngủ, khiến người bệnh khó vào giấc, trải qua giấc ngủ chập chờn và tỉnh giấc không đều. Đối với mất ngủ kéo dài, nếu là cấp tính, người bệnh thường trải qua ngủ chập chờn nhưng vẫn có thể ngủ một khoảng thời gian nhất định. Trong khi đó, mất ngủ mãn tính thường xuất hiện khi người bệnh gần như không ngủ suốt đêm, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe tinh thần.
Nghiên cứu Mỹ chỉ ra rằng khoảng 10% người trưởng thành mắc mất ngủ kéo dài mãn tính, và 15-35% trải qua mất ngủ cấp tính trong khoảng vài ngày đến dưới 3 tháng. Không phân biệt giới tính và độ tuổi, mất ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm người trẻ, người trung niên và người cao tuổi.
Cụ thể một số những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường:
- Người làm việc trong môi trường văn phòng, chịu áp lực lớn, thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi, stress.
- Những người đang gặp vấn đề khó khăn, chuyện buồn trong cuộc sống, những căng thẳng tâm lý, thần kinh không trong trạng thái bình thường cũng có thể gây nên tình trạng mất ngủ lâu ngày.
- Người đang bị bệnh như trầm cảm, tâm thần phân liệt, bị rối loạn nhận thức,… cũng có nguy cơ bị mất ngủ cao hơn người bình thường.
- Những người có lối sống kém khoa học, lành mạnh, sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích, thuốc kháng sinh,…
- Người không có một thời gian biểu, giờ đi ngủ đều đặn. Điều này cũng bắt nguồn từ lối sống và công việc thực tế.
Tìm hiểu thêm: Cách trị mất ngủ đơn giản, hiệu quả
Mất ngủ kéo dài có sao không? Có ảnh hưởng gì không?
Bản thân việc mất ngủ 1 đêm thôi thì sáng hôm sau bạn đã không hoàn toàn tỉnh táo, trạng thái làm việc sẽ không được tập trung mà luôn trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng. Vậy thì khi mất ngủ đêm kéo dài sẽ gây ra rất nhiều biến chứng khác nhau và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không có cách điều trị kịp thời nhất để cải thiện.
Một vài những tác hại của việc mất ngủ kéo dài sẽ gây ra cho người bệnh phải kể đến như:
- Rối loạn hoạt động cơ thể
Mất ngủ sẽ gây rối loạn sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Với người bình thường khi bạn ngủ tức là các cơ quan sẽ hoạt động chậm hơn, giống như chúng cũng nghỉ ngơi để khi bạn dậy hoạt động, chúng cũng có đủ sức khỏe để làm việc. Vậy nếu bạn mất ngủ thường xuyên, các cơ quan này phải hoạt động liên tục, tình trạng nhanh chóng suy kiệt, các chức năng trong cơ thể cũng lão hóa nhanh hơn.
- Thần kinh luôn không tỉnh táo
Việc mất ngủ sẽ khiến hệ thần kinh của con người không được nghỉ ngơi, luôn trong trạng thái làm việc và hoạt động. Điều này nếu cứ tiếp tục kéo dài trong một thời gian, hệ thần kinh suy yếu, lâm vào tình trạng trầm cảm, stress, căng thẳng quá độ, ảnh hưởng đến công việc và học tập của bạn.
- Xuất hiện các bệnh lý
Mất ngủ lâu dài có thể gây nên nhiều căn bệnh khác nhau. Với người trẻ thì dễ bị đau đầu mất ngủ kéo dài, kéo theo đau nửa đầu vai gáy, căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, stress, trầm cảm,… Ở người cao tuổi dễ mắc chứng cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, suy nhược thần kinh, hệ miễn dịch kém dần, sức đề kháng suy giảm, nghiêm trọng nhất là đột quỵ.
- Thiếu ngủ có thể gây béo phì
Nhiều người thường không tin về vấn đề này nhưng đó hoàn toàn là sự thật. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh hơn 50% người bị mất ngủ sẽ dễ bị béo phì thừa cân hơn do sự suy giảm nồng độ leptin (chất làm bạn thấy no) và tăng sinh ghrelin (chất làm bạn thấy đói). Do vậy khi tình trạng mất ngủ thường xuyên nguy cơ là bạn sẽ bị béo phì, thừa cân.
- Ảnh hưởng đến chức năng tình dục và sinh sản
Việc mất ngủ trong một thời gian không điều trị có thể ảnh hưởng đến chức năng tình dục, nam giới giảm ham muốn, nữ giới dễ bị vô cảm. Đồng thời giấc ngủ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, trứng khiến khả năng thụ thai, sinh sản cũng gặp trở ngại tương đối lớn.
Nguyên nhân mất ngủ kéo dài và những biểu hiện đi kèm
Bạn đã biết về những tác hại của mất ngủ kéo dài gây ra cho người bệnh vậy tại sao lại bị mất ngủ và tình trạng này còn đi kèm thêm những triệu chứng nào khác hay không. Cùng tìm hiểu:
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài mà con người có thể gặp phải. Đó có thể là hệ quả do bệnh lý cũng có thể từ chính lối sống kém khoa học và lành mạnh của con người.
Nguyên nhân bị mất ngủ kéo dài do bệnh lý
Mất ngủ lâu ngày là bệnh gì? Đó có thể là do:
- Bệnh lý về hệ thần kinh: Những người bị bệnh về hệ thần kinh như tâm thần phân liệt, trầm cảm,, đau nửa đầu vai gáy,…. cũng có thể là nguyên nhân gây nên mất ngủ cấp và mãn tính.
- Bệnh viêm khớp: Thường những người bị bệnh lý về viêm khớp, những cơn đau nhức âm ỉ ở hệ xương khớp, việc xoay người, nằm hay ngồi đều tạo cảm giác đau. Chính điều này dẫn đến chứng mất ngủ và mất ngủ thường xuyên lại khiến tình trạng viêm khớp càng nặng hơn.
- Các bệnh lý về tuyến giáp: Tuyến giáp hoạt động quá mức khiến quá trình trao đổi chất hoạt động mạnh, nhanh, dư năng lượng. Điều này gây tình trạng bồn chồn, khó để thư giãn và chìm vào giấc ngủ.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: 50% bệnh nhân bị mất ngủ trong độ tuổi từ 45 – 65 tuổi là do tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Những cơm đau, buồn nôn, khó chịu, ợ hơi, hôi miệng sản sinh ra tâm lý bồn chồn, lo lắng khó đi vào giấc ngủ.
- Thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ khi bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, sự thay đổi bên trong nội tiết tố, mất cân bằng dễ dẫn đến tình trạng mất ngủ.
- Ngoài ra chứng mất ngủ kinh niên có thể là hệ quả của nhiều bệnh lý khác như: Ngưng thở khi ngủ, bệnh mộng du, ác mộng, tâm thần bất an, hoảng sợ trong giấc ngủ,…
Mất ngủ kéo dài nguyên nhân do lối sống
Ngoài nguyên nhân bệnh lý mà người bệnh đang gặp phải, việc mất ngủ mãn tính còn có thể do chính bản thân họ đang có một lối sống kém khoa học.
- Áp lực từ cuộc sống, công việc, gia đình, học tập, con cái, vợ chồng, bố mẹ,… gây nên chứng căng thẳng thần kinh, lo âu, tâm trí bất an ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Việc tự ý lạm dụng sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm căng thẳng thần kinh. Thời gian đầu có thể có tác dụng nhưng lâu dần sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và gây ra những hệ lụy tiêu biểu nhất là mất ngủ.
- Sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê, đồ uống có cồn,… cũng được xem là nguyên nhân chính gây mất ngủ.
- Thay đổi môi trường sống đột ngột như chuyển chỗ ở, đi du học, đi nước ngoài cũng khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng.
- Ngoài ra thói quen ngủ không đúng lịch, ngủ thất thường, thường xuyên thức khuya trong một thời gian dài. Thì chỉ sau một thời gian rất dễ bị bệnh mất ngủ mãn tính.
Biểu hiện đi kèm
Việc mất ngủ trong một thời gian dài cũng sẽ có những biểu hiện đi kèm khác để bạn rất dễ nhận ra. Cụ thể như:
- Thường xuyên khó vào giấc ngủ, lăn, trở mình liên tục.
- Ngủ chập chờn không sâu giấc, thường xuyên tỉnh dậy lúc nửa đêm, tỉnh giấc sớm dù chỉ vừa mới ngủ.
- Tinh thần không thoải mái, mệt mỏi, căng thẳng tâm lý.
- Sáng hôm sau lại bị buồn ngủ nhưng không ngủ được, mệt mỏi kéo dài cả ngày.
- Học tập, công việc, làm bất cứ công việc gì cũng không được tập trung.
- Mất ngủ còn kèm theo triệu chứng đau đầu về chiều, đau hai bên thái dương, đau nửa đầu vai gáy,…
- Luôn trong trạng thái lo lắng, bồn chồn, lo âu về giấc ngủ.
- Ăn uống cũng kém hơn, cảm thấy ăn không ngon miệng, người không có năng lượng để làm việc.
Tham khảo thêm
Chẩn đoán mức độ chứng mất ngủ kéo dài
Bị mất ngủ kéo dài phải làm sao để trở lại như bình thường. Trước tiên là khi bạn gặp những triệu chứng trên trong một thời gian dài từ 1 – 3 tháng trở lên, không thuyên giảm tốt nhất nên đến những cơ sở y tế để thăm khám.
Đến đây các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe, chẩn đoán và tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Dựa trên những kết quả thu được sẽ giúp bác sĩ đưa ra phương án điều trị tốt nhất.
- Chẩn đoán lâm sàng
Hầu hết việc chẩn đoán bệnh mất ngủ lâu ngày đều dựa trên những chẩn đoán lâm sàng. Bởi tình trạng bệnh như thế nào sẽ được biểu hiện rất rõ ở vẻ ngoài của bệnh nhân. Thực tế khi bị mất ngủ, bác sĩ sẽ thấy biểu hiện trên khuôn mặt như mắt lờ đờ, tinh thần mệt mỏi, mắt trũng sâu, da xanh xao hơn bình thường.
Sau đó, bệnh nhân sẽ được tiến hành thăm khám và trao đổi về tình trạng sức khỏe, những dấu hiệu mà bạn đang gặp trong thời gian trở lại đây. Trao đổi về tiền sử trước đây, tình trạng giờ ngủ và cảm giác sau khi tỉnh dậy có gì thay đổi, khác lạ hay không.
- Xét nghiệm máu
Một vài trường hợp bệnh nhân sẽ được chỉ định yêu cầu xét nghiệm máu. Khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị mắc bệnh mất ngủ do biểu hiện của bệnh lý về tim mạch, huyết áp, tiểu đường.
- Xét nghiệm điện não (EEG)
Đây là hình thức kiểm tra đánh giá chính xác nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài có phải ảnh hưởng của suy nhược thần kinh hay không.
- Yêu cầu bệnh nhân ở lại lưu trú
Một vài bệnh nhân có tình trạng sức khỏe tương đối phức tạp, chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ sẽ yêu cầu họ lưu trú lại bệnh viện vài ngày. Bác sĩ sẽ sử dụng máy móc để đo nhịp tim, nhịp thở, cử động mắt, những chuyển động của cơ thể cũng sóng não,…để cố gắng tìm ra nguyên nhân thật sự.
Mất ngủ kéo dài phải làm sao để giải quyết triệt để
Mất ngủ kéo dài nên làm gì để cải thiện tình trang này và giúp bệnh nhân sớm có một giấc ngủ ngon và ổn định sức khỏe. Với những đối tượng đang gặp tình trạng này có thể áp dụng một số những mẹo dân gian, bài thuốc Đông y, bấm huyệt, châm cứu hoặc là sử dụng một số những loại thuốc Tây. Cụ thể từng cách điều trị bệnh mất ngủ kéo dài như sau.
Những mẹo dân gian để cải thiện hiệu quả
Điều trị chứng mất ngủ kéo dài bằng mẹo dân gian được áp dụng tương đối nhiều, hiệu quả sử dụng cao, giúp người bệnh khỏe mạnh và có một giấc ngủ tốt hơn. Thêm vào đó, thành phần của những mẹo này đều bắt nguồn từ một số loại thuốc Nam, hoặc thảo dược, cực kỳ an toàn và hiệu quả cho người sử dụng.
Tuy nhiên khi áp dụng những mẹo này, bạn nên nhớ là chúng không có tác dụng ngay lập tức mà bạn cần kiên trì sử dụng hằng ngày, đều đặn từ 2 – 3 tuần trở lên mới bắt đầu thấy có công dụng. Một số mẹo dân gian bạn có thể áp dụng như như sau:
Trị mất ngủ kéo dài từ cây lạc tiên
Lạc tiên là một loại thảo dược rất quen thuộc của người dân Việt Nam, chúng được biết chính với công dụng là trị mất ngủ, an thần, hỗ trợ điều trị bệnh suy nhược thần kinh,… Những thành phần cyanohydrin glycoside, tetraphyllin A, B,…. tự nhiên trong lạc tiên có thể giúp người bệnh nhanh chóng an thần và đi vào giấc ngủ tốt hơn.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Chuẩn bị khoảng 15 – 20g lạc tiên khô, hãm trà để uống hằng ngày.
- Cách 2: Dùng những ngọn non của cây lạc tiên, rửa thất ạch để loại bỏ bụi bẩn rồi mang đi luộc hoặc nấu canh để thay rau ăn hằng ngày.
- Cách 3: Chuẩn bị 15 – 20g lạc tiên, tim sen, lá vông, đường phèn cùng cây dâu tằm. mang tất cả những loại thảo dược này đem sắc lên thành nước để uống, ngày 3 lần sau mỗi bữa ăn.
Dùng tâm sen để chữa bệnh mất ngủ hiệu quả
Nhắc tới những mẹo dân gian để điều trị mất ngủ lâu ngày thì không thể không kể đến chính là tâm sen (hay tim sen). Đó chính là phần nhân màu xanh ở trong hạt sen được lấy ra. Trong Đông y tâm sen có tác dụng thanh lọc, giải nhiệt và an thần rất tốt.
Còn trong Y học hiện đại, thì trong tâm sen có chứa thành phần chính là nuciferin và nelumbin. Khi đi vào cơ thể con người có thể hạ huyết áp, ổn định tim mạch, bổ máu, trấn an thần kinh, giảm mệt mỏi căng thẳng và đi vào giấc ngủ tốt hơn.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Chuẩn bị một lượng tâm sen vừa đủ cho vào sao đều trên chảo nóng để loại bỏ những độc tố còn sót lại. Rửa lại bằng nước sau khi đã sao vàng rồi cho vào ấm hãm như trà khô. Dùng để uống hằng ngày sáng – trưa – chiều – tối thay nước trà.
- Cách 2: Dùng 5g tâm sen, táo nhân, cùng lá vông. Rửa sạch các vị thuốc và cho vào hãm trong nước sôi khoảng 20 phút. Sau đó mưới cho hoa hao nhài khô vào sau cùng và thưởng thức. Sử dụng vào ban ngày hoặc trước khi đi ngủ đều được.
Đọc thêm: cách ăn hạt sen chữa mất ngủ tại nhà
Ứng dụng liệu pháp Đông y để điều trị
Chữa chứng mất ngủ kinh niên bằng hình thức Đông y là cách mà nhiều người áp dụng hiện nay. Ưu điểm lớn nhất mang lại chính là an toàn và hiệu quả cao. Hầu hết những bài thuốc chữa chứng mất ngủ không chỉ có một tác dụng là cải thiện giấc ngủ mà còn giúp tăng cường sức khỏe, an thần, bổ trí não, giảm căng thẳng, mệt mỏi hơn. Hơn nữa mất ngủ lâu ngày là một bệnh mãn tính không phải điều trị ngày một ngày hai là khỏi, do đó, hình thức điều trị bằng Đông y được nhiều người áp dụng nhất.
Một số bài thuốc Đông y
Trong Đông y có lưu truyền rất nhiều bài thuốc khác nhau có tác dụng đến giấc ngủ của người bệnh.
Bài thuốc 1
Thành phần: Thổ phục linh, huyền sâm, nhân sâm, cam thảo, can sinh khương, trần bì, bán hạ, trúc nhự, viễn chí, táo nhân, đại táo, địa hoàng.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị những loại thảo dược trên và rửa sạch lại với nước.
- Cho thuốc vào trong ấm cùng 800ml nước để sắc trên lửa nhỏ.
- Khi nào lượng nước chỉ còn khoảng ⅓ thì chắt ra bát để uống ngay khi còn hơi ấm.
Bài thuốc 2
Thành phần: Cây hoàng liên, chu sa, chích thảo, quy nhân.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Bạn mang tất cả những thảo dược này đi sắc cùng nước. Uống nước thuốc 2 – 3 lần/ ngày và mỗi ngày một thang để nhanh có hiệu quả.
- Cách 2: Bạn có thể tán mịn những thảo dược trên thành một rồi vê thành từng viên nhỏ. Mỗi ngày uống 2 lần và mỗi lần 5 – 7 viên để có tác dụng nhanh nhất.
Bài thuốc 3
Thành phần: Đan sâm, huyền sâm, nhân sâm, đương quy, ngũ vị tử, cát cánh, thổ phục linh, nhân sâm, địa hoàng sinh, thiên môn đông, toán táo nhân và bá tử nhân.
Cách thực hiện:
- Các thảo dược cần sử dụng dưới dạng khô, mang đi tán thành bột mịn.
- Nhào bột thành hỗn hợp dùng mật làm chất kết dính.
- Vê thuốc thành từng viên nhỏ bằng hạt ngô.
- Mỗi ngày bạn uống 3 lần và mỗi lần 1 – 2 viên uống với nước đun sôi để nguội.
Bài thuốc 4 – Bài thuốc từ Nhất Nam Y Viện
Hiện nay, các bài thuốc chữa chứng mất ngủ của Nhất nam Y Viện được khá nhiều bệnh nhân sử dụng. Thuốc tận dụng các nguồn dược liệu quý như: Bá tử nhân, phục thần, đương quy, phù tiểu mạch, tắng tó, thiên ma,… Và phân chia thành 3 bài thuốc nhỏ.
Những bài thuốc này dựa vào tình trạng nguyên nhân gây bệnh để đưa ra phương thuốc thích hợp cho bệnh nhân. Người bệnh có thể uống thuốc vào sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Mỗi bài thuốc có những công dụng riêng, vậy nên bệnh nhân cần được bắt mạch trước khi sử dụng để có đơn thuốc phù hợp.
Hình thức chữa khác bằng Đông y
Trong Đông y ngoài việc sử dụng những bài thuốc thì còn nhiều biện pháp khác như bấm huyệt, châm cứu, diện chẩn cũng có tác dụng chữa mất ngủ tương đối hiệu quả. Với hình thức này, người thực hiện sẽ dùng một lực ở đầu ngón tay hoặc kim châm để tác động vào những huyệt đạo nằm trên đường kinh mạch có tác dụng hỗ trợ quá trình lưu thông khí huyết, đả thông kinh mạch. Các hình thành này được rất nhiều người tin tưởng bởi sẽ không gây tác dụng phụ mà còn giúp tăng cường sức khỏe.
Riêng với phương pháp diện chẩn, đây là cách mà bác sĩ sẽ tác động vào những huyệt đạo trên gương mặt của người bệnh. Bởi khuôn mặt chính là nơi tập trung nhiều đường kinh ảnh hưởng đến hệ thần kinh nhất. Kết hợp liệu pháp Đông y cùng những bài thuốc để có tác dụng tốt nhất.
Tuy nhiên để thực hiện bạn cần đến những cơ sở y tế, phòng khám Đông y chuyên nghiệp để thực hiện. Bởi người không đủ chuyên môn khi thực hiện có thể sẽ xảy ra sai sót.
Mất ngủ kéo dài nên uống thuốc gì? – Biện pháp Tây y
Ngoài những biện pháp từ Y học cổ truyền thì sử dụng thuốc Tây cũng được nhiều người áp dụng. Hiệu quả sử dụng có tác dụng ngay tức thì, tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng bởi chúng thật sự rất có hại cho sức khỏe. Việc uống quá nhiều có thể khiến nhờn thuốc, không có hiệu quả, khi đó, việc điều trị lại càng khó khăn hơn.
Thêm vào đó, bạn nên đi khám sức khỏe để bác sĩ kê đơn thuốc cho bạn dựa trên chính tình trạng sức khỏe của mình. Không nên tự ý sử dụng, tăng liều hoặc giảm liều sẽ gây hại cho sức khỏe.
Các nhóm thuốc được chỉ định nhiều nhất cho bệnh nhân bị mất ngủ kéo dài như sau:
- Nhóm barbiturat: đây là nhóm thuốc có tác dụng an thần, gây ngủ ở mức độ trung bình. Tuy nhiên liều thuốc này hiện không được bán trên thị trường chỉ tại bệnh viện mới có và uống dưới giám sát của bác sĩ, bởi nếu quá liều có thể hôn mê và tử vong cao.
- Nhóm benzodiazepin: Đây là nhóm thuốc được kê nhiều nhất. Thuốc có tác dụng chống động kinh, co giật và tăng cơn buồn ngủ, an thần. Tuy nhiên nếu mới sử dụng chưa quên bạn có thể bị đau đầu và chóng mặt nhẹ. Liều thuốc cầm được đúng theo yêu cầu của bác sĩ.
- Nhóm thuốc thế hệ mới bao gồm: Zaleplon (Sonata), Eszopiclone (Lunesta), Zolpidem (Ambien),… Đây là nhóm thuốc mới được sử dụng để chữa chứng mất ngủ hiện nay. Tác dụng không mong muốn của thuốc không quá nghiêm trọng nhưng cũng cần sự chỉ định của bác sĩ mới nên dùng.
Người bệnh chữa trị mất ngủ ở đâu?
Mất ngủ khi không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như công việc, học tập của người bệnh. Vì vậy, khi tình trạng mất ngủ kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần sớm đến các bệnh viện, phòng khám để điều trị dứt điểm. Bệnh nhân nên tới các cơ sở dưới đây để có phác đồ điều trị mất ngủ tốt nhất.
Khám chữa bệnh tại Hà Nội:
- Bệnh viện Việt Pháp, quận Đống Đa
- Bệnh viện Bạch Mai, quận Đống Đa
- Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1
- Bệnh viện Quân dân 102
- Phòng khám Đa khoa Meditec
- Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
- Nhất Nam Y Viện
Khám chữa bệnh tại Hồ Chí Minh:
- Bệnh viện Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Đại học Y dược Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
- Bệnh viện Nhân dân 115
- Bệnh viện Chợ Rẫy
Lời khuyên trong cuộc sống để phòng tránh bệnh mất ngủ
Lối sống chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến giấc ngủ của mỗi người. Do đó, bạn cần thay đổi những thói quen hằng ngày vừa là cách trị mất ngủ an toàn, không dùng thuốc mà còn là lời khuyên để phòng tránh tình trạng này trong cuộc sống hằng ngày.
- Xây dựng một thói quen khoa học về giờ đi ngủ và giờ thức giấc. Bạn chỉ nên ngủ trưa từ 15 – 20 phút mà không nên ngủ quá lâu.
- Không nên sử dụng điện thoại, các loại thiết bị công nghệ trước khi ngủ.
- Tránh sử dụng những loại thức uống có chất kích thích hoặc caffeine như: Cà phê, trà xanh, hút thuốc lá, rượu bia,…
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, nhưng không nên tập sát giờ ngủ.
- Sau 8h tối tốt nhất không nên ăn thêm món gì khác, ngoài ra bữa tối cũng không nên ăn quá nhiều.
- Khi ngủ có thể xông tinh dầu trong phòng, dọn dẹp sạch sẽ để tạo một không gian sạch sẽ, thoáng mát và thoải mái nhất.
- Đọc sách giấy (không nên đọc sách điện tử) trước khi ngủ để tạo cảm giác mỏi mắt và buồn ngủ hơn.
Trên đây là một số thông tin về bệnh mất ngủ kéo dài mà nhiều người quan tâm hiện nay. Hy vọng qua đây giúp bạn hiểu hơn cũng như biết cách phòng tránh và điều trị trong cuộc sống hiện nay.
Phòng khám Nhất Nam Y Viện :
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
- Website: nhatnamyvien.com
- Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!