MRI thoát vị đĩa đệm là gì? Khi nào thì được chỉ định xét nghiệm
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênThoát vị đĩa đệm dẫn tới những tình trạng nguy hiểm, ảnh hưởng đến hoạt động sống của bệnh nhân. Và để phục vụ quá trình chẩn đoán chính xác trước khi điều trị, biện pháp MRI thoát vị đĩa đệm đã được thiết lập và áp dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế trong nước. Vậy đây là phương pháp gì? Khi nào được phép chỉ định cho bệnh nhân? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
MRI thoát vị đĩa đệm là gì? Khi nào thì chỉ định
MRI thoát vị đĩa đệm là kỹ thuật chẩn đoán qua những hình ảnh được chụp chiếu hiện và có độ chính xác cao. Kết quả thu được sẽ được ghi trong bệnh án thoát vị đĩa đệm và là căn cứ để các bác sĩ chuyên khoa chấn thương sử dụng chẩn đoán và điều trị bệnh.
Hình ảnh quan sát từ MRI có khả năng mô tả chi tiết vị trí giải phẫu, bên cạnh đó độ tương phản cao, giúp nhân viên y tế xác định được vị trí thoát vị cũng như mức độ tổn thương thực thể.
Phương pháp này được thực hiện theo cơ chế chụp cộng hưởng từ. Có nghĩa là sử dụng sóng điện từ máy MRI tác động trực tiếp đến tế bào và mô khác nhau, khiến các tổ chức này phải giải phóng các năng lượng bức xạ. Sau đó, những năng lượng này được thu nhận và xử lý để đưa về dạng hình ảnh sắc nét.
Hiện tại đây cũng là phương pháp có độ chính xác cao, do vậy bệnh nhân có thể yêu cầu đước sử dụng liệu pháp này trong quá trình chẩn đoán và điều trị.
Nhân viên y tế nên chỉ định cho những đối tượng bệnh nhân sau thực hiện MRI:
- Đối tượng có biểu hiện đau khu vực lưng – cổ, tuy nhiên chụp x – quang/CT lại không xác định được nguyên nhân: Các phương pháp chụp như x – quang hoặc cắt lớp CT chỉ có khả năng phát hiện chấn thương liên quan đến vùng xương. Do vậy khi xuất hiện bất thường về cấu trúc mô mềm sẽ không nhận biết được. Trường hợp này nên được chỉ định MRI sớm.
- Tổn thương cấp tính do tai nạn: Trường hợp này nên được dùng MRI ngay từ ban đầu để phục vụ việc chẩn đoán và điều trị.
- Nghi ngờ về các tổn thương xuất hiện: Trường hợp bác sĩ thực hiện thăm khám lâm sàng và thấy bệnh nhân có dấu hiệu tổn thương mô mềm, đặc biệt trong thoát vị đĩa đệm thì nên chỉ định MRI. Hình ảnh này sẽ giúp nhân viên y tế chắc chắn hơn về kết luận của mình và có phác đồ điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó, bác sĩ nên thận trọng và xem xét tình trạng bệnh chi tiết đối với các trường hợp như sau trước khi chỉ định thực hiện MRI:
- Bệnh nhân sử dụng máy trợ thính, máy hỗ trợ tim hoặc các thiết bị có kim loại khác không nên chụp bằng MRI. Bởi các máy này khi chịu ảnh hưởng của điện từ sẽ di chuyển khỏi vị trí ban đầu, như vậy có thể làm gia tăng nguy hiểm cho đối tượng bệnh mãn tính.
- Đối tượng đang sử dụng máy tạo nhịp tim, máy khử rung cũng nên tránh xa MRI.
- Phụ nữ đang ở 3 tháng thai kỳ đầu nên thận trọng, bởi có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi về sau.
Hình ảnh MRI thoát vị đĩa đệm
Để có được hình ảnh MRI chính xác, người thực hiện phải có chuyên môn tốt, bám sát quy trình và cẩn thận khi chụp. Bên cạnh đó, người bệnh cần nghe theo hướng dẫn của nhân viên y tế để tránh ảnh hưởng đến kết quả trên hình ảnh.
Cách chụp MRI thoát vị đĩa đệm
Cách chụp MRI thoát vị đĩa đệm được thực hiện theo quy trình chuẩn sau:
- Bước 1: Sau khi bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân chụp MRI, đối tượng được đưa đến khoa chẩn đoán về hình ảnh. Nhân viên y tế phụ trách sẽ tiếp nhận bệnh nhân và hướng dẫn thực hiện thao tác trước khi chụp.
- Bước 2: Người bệnh thực hiện theo hướng dẫn như: Thay đồ đúng cách, tháo bỏ các vật dụng cá nhân bằng kim loại để tránh nguy hiểm.
- Bước 3: Đưa bệnh nhân vào phòng chụp đã chuẩn bị sẵn, nhân viên y tế chỉnh thông số và cho đối tượng nằm ở tư thế ngửa thoải mái. Sau đó hệ thống máy sẽ đưa bệnh nhân đến vị trí chụp thích hợp.
- Bước 4: Tiến hành thiết lập thời gian chụp từ 15 – 60 phút tùy vào thể trạng bệnh nhân. Lưu ý khi thực hiện, máy sẽ phát ra tiếng động, tuy nhiên sẽ không gây cảm giác khó chịu. Bên cạnh đó bệnh nhân cũng nên giữ đúng tư thế trong suốt quá trình chụp để đảm bảo hình ảnh được chi tiết và rõ nét nhất.
- Bước 5: Một số tư thế người bệnh sẽ phải nín thở, lưu ý nên thực hiện theo chỉ dẫn của nhân viên y tế và báo ngay khi xuất hiện cảm giác khó chịu.
Nên lưu ý với các bệnh nhân đặc biệt sau:
- Khi bệnh nhân cần tiêm các dạng thuốc tương phản trong thời gian thực hiện MRI, nhân viên y tế sẽ thao tác đặt kim nhỏ ở vị trí ven tay, sau đó rút bỏ sau khi dừng thăm khám.
- Bệnh nhân là đối tượng nhỏ tuổi, cần lưu ý cha mẹ không cho bé ăn trong vòng 6 tiếng trước khi thực hiện và tiêm thuốc mê để giữ tư thế chụp đúng.
Cách đọc MRI thoát vị đĩa đệm
Cách đọc MRI thoát vị đĩa đệm được soạn thảo theo quy trình của bộ y tế, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào các tài liệu này và kinh nghiệm của mình đưa ra kết quả chính xác. Đây là bước rất quan trọng, do vậy yêu cầu nhân viên y tế chịu trách nhiệm phải cẩn thận và quan sát kỹ từng chi tiết trong hình ảnh.
Ưu, nhược điểm chụp MRI thoát vị đĩa đệm
MRI thoát vị đĩa đệm được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ trong chẩn đoán và điều trị. Biện pháp này có ưu điểm như:
- Hình ảnh sau khi chụp rất sắc nét, chi tiết và đảm bảo độ chính xác cao. Bác sĩ có thể theo dõi đến tận tế bào và xác định độ tổn thương trong thoát vị đĩa đệm dễ dàng.
- Kỹ thuật MRI không dẫn tới độc hại như những liệu pháp trước đó, bệnh nhân có thể yên tâm về độ an toàn của nó.
- MRI thoát vị đĩa đệm cho phép bác sĩ xác định vị trí bất thường chính xác mà chụp x – quang/CT không thể nhìn thấy được.
- Biện pháp có phạm vi áp dụng rộng, kể cả bệnh lý tim mạch và xương khớp.
Tuy nhiên chụp MRI cũng không thể tránh khỏi những hạn chế như:
- Không thực hiện được cho phụ nữ trong thai kỳ, đặc biệt ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi.
- Sử dụng đặc biệt nguy hiểm với bệnh nhân đã thiết lập hệ thống máy hỗ trợ chức năng cơ quan.
- Chi phí cao do vậy không phù hợp với đa số tầng lớp bệnh nhân.
Chi phí chụp MRI thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
MRI thoát vị đĩa đệm được nhiều cơ sở y tế áp dụng và lắp đặt hệ thống, do vậy chi phí thực hiện cũng có sự khác nhau nhất định.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí của MRI như:
- Vị trí cần thực hiện chụp: Trường hợp bệnh nhân bị thoát vị sẽ thực hiện chụp tại cột sống, như vậy mức giá sẽ cao hơn ở các cơ quan khác.
- Đơn vị y tế: Nếu đơn vị y tế bạn thực hiện có “danh tiếng” chắc chắn chi phí sẽ “nhỉnh” hơn bệnh viện công hoặc tư nhân khác.
- Hệ thống máy móc: Cơ sở y tế có máy MRI đời mới sẽ được thiết lập thêm nhiều chức năng hiện đại, độ sắc nét và chính xác cũng cao hơn. Do vậy chi phí thực hiện chụp cũng bị ảnh hưởng.
Nói chung, chi phí MRI trung bình tại các cơ sở y tế dao động từ 2.000.000 – 4.000.000 VNĐ/lần chụp. Ở những bệnh viện tuyến trung ương hoặc liên kết quốc tế sẽ cao hơn, có thể gấp 2 – 3 lần chi phí trung bình.
Tuy nhiên, bệnh nhân cũng nhận được sự hỗ trợ từ viện nếu có bảo hiểm y tế và cũng an tâm về quy trình chăm sóc khách hàng khi thực hiện chụp.
Lưu ý khi thực hiện chụp MRI để có kết quả tốt
Bệnh nhân thực hiện MRI thoát vị đĩa đệm nên chú ý:
- Bệnh nhân nên chủ động nhịn ăn trong 5 – 6 giờ trước khi quá trình chụp diễn ra trong trường hợp tiêm thuốc mê.
- Không mang theo những vật dụng bằng kim loại vào phòng máy chụp để tránh ảnh hưởng của điện từ.
- Bệnh nhân nên thực hiện MRI khi có chỉ định của nhân viên y tế phụ trách, không tự ý yêu cầu mà phải trao đổi với bác sĩ trước.
- Các bệnh nhân có lắp đặt thiết bị hỗ trợ trong cơ quan thì không nên thực hiện MRI.
- Thực hiện chụp MRI tại các cơ sở y tế chữa thoát vị đĩa đệm tốt, tuyến trung ương hoặc bệnh viện quốc tế để đảm bảo chất lượng hình ảnh.
- Tuyệt đối nghe theo chỉ dẫn của nhân viên y tế trong quá trình chụp MRI, nếu cảm thấy khó chịu hoặc bất thường thì nên báo ngay tới bác sĩ.
MRI thoát vị đĩa đệm ngày càng được sử dụng nhiều và đóng vai trò quan trọng đối với tính xác thực của kết quả chẩn đoán. Từ đó hỗ trợ điều trị hiệu quả và năng ngừa được những di chứng sau này của bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!