Nám Da Mặt Vùng Má: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênNám da mặt vùng má là nỗi ám ảnh kinh hoàng của các chị em, khiến làn da trở lên bị khô và xỉn màu. Vậy nguyên nhân dẫn đến nám da gò má là gì? Đâu là cách điều trị nám gò má hiệu quả? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này!
Nám da mặt vùng má là gì?
Nám da mặt vùng má là tình trạng xuất hiện những đốm nhỏ tròn, màu nâu đen trên má. Những vết nám này thường hình thành theo từng cụm và đối xứng nhau ở 2 bên gò má, gây mất tính thẩm mỹ trên khuôn mặt của các chị em.
Khác với tàn nhang, nám nằm sâu trong da gây tổn thương dưới da. Ngoài phân bố ở gò má, nám còn có ở mũi, cằm và trán.
Thực tế, nám da không “né tránh” người nào, bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh lý da liễu này. Tuy nhiên, những người dễ mắc nám da hơn thường có những đặc điểm sau:
- Những ai có da mặt mỏng, nhạy cảm, dễ bị tổn thương và kích ứng.
- Phụ nữ tiền mãn kinh, ngoài 30 tuổi.
- Người có chế độ dinh dưỡng kém.
- Người thường xuyên làm việc dưới ánh nắng mặt trời hoặc lạm dụng mỹ phẩm.
- Người vừa làm tiểu phẫu hoặc tắm trắng da.
Các loại nám da mặt vùng má thường gặp
Tùy thuộc vào loại nám mà mức độ nặng/nhẹ khác nhau. Có 3 loại nám da gò má thường gặp gồm: Nám mảng, nám đốm và nám hỗn hợp. Đặc điểm nhận biết các loại nằm này cụ thể:
Nám mảng
Đây là một loại rối loạn sắc tố da thường gặp, có màu nâu, xuất hiện ở gò má, trán và mũi, kích thước không đồng đều. Nám mảng thường tập trung thành từng mảng sau đó lan dần ra xung quanh khiến da trở nên sậm màu hơn. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, phụ nữ dễ mắc loại nám này hơn nam giới.
Chân nám mảng khá nông trên bề mặt da nên hoàn toàn có thể khắc phục được nếu kiên trì và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Tùy vào mức độ, diện tích nám, chị em sẽ được tư vấn cách điều trị phù hợp.
Nám đốm
Nám đốm hay còn gọi là nám chân sâu, nám đinh, là loại nám da khá phổ biến, nghiêm trọng và khó điều trị hơn so với nám mảng. Loại nám này là những vết tròn màu sẫm, kích thước to hơn đầu đũa, có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc thành cụm nhiều nhất ở vùng má. Đặc biệt, nám đốm có chân ăn sâu dưới lớp biểu bì nên việc điều trị sẽ khó khăn và mất thời gian.
Nám hỗn hợp
Đây là loại nám khó điều trị nhất trong 3 loại bởi nó quy hợp cả 2 loại nám trên. Nám hỗn hợp nếu không được điều trị sớm sẽ ngày càng tích tụ nhiều sắc tố melanin gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến da mặt của các chị em.
Là Thiếu tá quân đội thường xuyên phải thức trực đêm, chị Tạ Thị Vân (47 tuổi, Hà Nội) không có thời gian để ý đến vẻ bề ngoài kết hợp với công việc, tuổi tác khiến làn da của chị dần xuất hiện các đốm nám tàn nhang, mảng da sẫm màu.
Chị bắt đầu thấy lo lắng và tìm mọi phương pháp để loại bỏ đốm nâu trên gương mặt mình. Tuy nhiên, sử dụng hết các cách từ tía tô, nha đam… đến bắn laser đều thất bại. Đốm nám cứ mờ được một thời gian là nó lại tái phát trở lại khiến chị hết sức đau đầu.
Sau đó, tình cờ chị được em chồng giới thiệu cho giải pháp xử lý nám sạm bằng Y học cổ truyền với sự kết hợp của hơn 30 loại thảo dược tự nhiên có tác dụng làm đẹp, trị nám sạm, tàn nhang rất tốt. Áp dụng theo đúng phác đồ mà bác sĩ xây dựng, sau 2 tháng nám mảng đã cải thiện khoảng 60 – 70%. Còn nám chân sâu, vì chân nám ăn sâu vào lớp hạ bì nên hiệu quả có chậm hơn, cải thiện ở mức từ 40-50%. Cùng lắng nghe chia sẻ của chị Tạ Thị Vân về hành trình loại bỏ nám tàn nhang của mình TẠI ĐÂY. Chị em cũng có thể tìm hiểu giải pháp này trực tiếp từ bác sĩ khi liên hệ tới số hotline: 0983 058 939
Nguyên nhân gây ra nám da mặt vùng má
Không phải ngẫu nhiên người bình thường bị nám da mặt vùng má mà do rất nhiều yếu tố tác động, trong đó có 3 nguyên nhân chính là di truyền, nội sinh và ngoại sinh.
Do di truyền
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, có khoảng 30% phụ nữ bị nám da nói chung và nám da gò má nói riêng là do di truyền. Nếu trong gia đình có người bị nám gò má thì nguy cơ thế hệ sau cũng sẽ bị.
Khác với nám thông thường, bị nám do di truyền sẽ rất khó điều trị. Nguyên nhân do chúng được hình thành từ gen nên phải cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân nội sinh
Rối loạn nội tiết tố do dậy thì hoặc tiền mãn kinh hoặc thai kỳ là một trong những nguyên nhân khiến chị em phụ nữ dễ gặp tình trạng nám da nói chung. Vào các thời điểm trên, nồng độ estrogen thay đổi kích thích sự tăng trưởng của melanin. Khi melanin tăng trưởng vượt ngưỡng giới hạn sẽ khiến nám gò má hình thành, các sắc tố trên mặt có sự chênh lệch khiến màu da không đều nhau.
Nguyên nhân ngoại sinh
Các nguyên nhân ngoại sinh tác động trực tiếp đến sự hình thành nám da mặt vùng má phải kể đến như:
- Ánh nắng mặt trời: Khi tiếp xúc trực tiếp với da mặt sẽ gây cháy da, làm tăng sắc tố đen dẫn đến nám da vùng má.
- Khói bụi: Đây là tác nhân khiến lỗ chân lông dễ bị bẩn, không sạch thoáng. Là nguyên nhân đẩy các đốm nám ngày càng tăng trưởng nhanh.
- Mỹ phẩm có hóa chất kích ứng: Dùng những loại mỹ phẩm này sẽ khiến da bị mỏng, dễ tổn thương và mất khả năng cản lại các tác nhân khác.
Ngoài 3 tác nhân này, các bệnh lý viêm cổ tử cung, bệnh liên quan đến gan, ăn nhiều đồ cay nóng, nghỉ ngơi không hợp lý,… cũng khiến nám da gò má dễ lan nhanh.
Những biện pháp điều trị nám da mặt vùng má
Bị nám má phải làm sao? Đây là nỗi băn khoăn của rất nhiều chị em vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ trên khuôn mặt. Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị nám gò má. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa mỗi người sẽ phù hợp với những phương pháp cụ thể.
Sử dụng mẹo dân gian tại nhà
Phương pháp này được áp dụng bởi các mẹo dân gian được truyền lại từ các thế hệ trước. Nguyên liệu sử dụng hoàn toàn từ thiên nhiên như khoai tây, gừng, lá tía tô, dầu dừa,…. Thành phần dễ tìm và phù hợp với những người không có điều kiện sử dụng các liệu trình chuyên sâu.
- Ưu điểm: Phương pháp đơn giản, nguyên liệu dễ tìm và có thể làm mờ vết nám và bật tone da sau một thời gian sử dụng.
- Nhược điểm: Nếu dùng quá nhiều có thể gây mỏng da và không phải cơ địa của ai cũng có kết quả tốt như mong đợi.
Dưới đây là một vài phương pháp điều trị nám da gò má tại nhà dễ làm, thường được áp dụng cho những trường hợp da bị nám nhẹ:
- Mặt nạ khoai tây: Luộc 1 củ khoai tây, bỏ vỏ, nghiền nát, cho sữa chua vào trộn đều đến khi sánh mịn. Sau đó, rửa mặt sạch bằng nước ấm và lau khô rồi thoa 1 lớp mỏng hỗn hợp trên lên mặt. Đợi khoảng 20 phút, rửa lại bằng nước sạch.
- Trà xanh kết hợp mật ong: Trộn đều 2 muỗng bột trà xanh với 3 muỗng mật ong thành hỗn hợp sệt rồi đắp lên vùng da bị nám. Sau 15 phút rửa lại mặt bằng nước sạch và lau khô.
- Chuối xanh kết hợp sữa chua: Gọt vỏ 1 quả chuối xanh, rửa sạch đem đi xay nhuyễn rồi trộn đều với nửa hộp sữa chua không đường. Bôi 1 lớp mỏng hỗn hợp lên vùng da bị nám. Đợi khoảng 20 phút, rửa lại với nước sạch.
- Bã cà phê kết hợp dầu dừa: Trộn đều nửa chén nhỏ bã cafe với nửa hộp sữa chua không đường và 1 thìa dầu dừa. Bôi hỗn hợp này lên vùng nám da gò má, massage nhẹ nhàng để thẩm thấu. Đợi khoảng 15-20 phút đi rửa sạch lại bằng nước ấm.
Sử dụng kem bôi hoặc viên uống trị nám
Nắm được nhu cầu trị nám da ngày càng cao, các công ty mỹ phẩm đã cho ra đời nhiều sản phẩm vừa dưỡng trắng da vừa điều trị nám. Tùy thuộc vào mỗi loại da sẽ có dòng sản phẩm phù hợp, không gây kích ứng. Thành phần chính của các loại kem trị nám gò má gồm: Các loại vitamin A, E, B, Arbutun, AHA,… Các sản phẩm này không chỉ làm mờ nám mà còn dưỡng trắng da, bảo vệ da khỏi sự tấn công của cá tác nhân gây hại ngoại sinh.
- Ưu điểm: Sử dụng dễ dàng, có hiệu quả, đa dạng sản phẩm phù hợp với từng loại da.
- Nhược điểm: Kem trị nám chỉ bôi bên ngoài nên khi ngưng sử dụng có thể bị tái lại, đồng thời, dễ gây kích ứng nếu lựa chọn sản phẩm không phù hợp.
Ngoài ra, các dạng thuốc nội tiết như: Hydroquinone, corticosteroid, tretinoin,…cũng được các bác sĩ khuyên dùng. Chúng giúp điều trị nám gò má do nội tiết thay đổi. Tuy nhiên, khi sử dụng phải dùng theo đúng hàm lượng bác sĩ chỉ định để điều trị nám da do thay đổi nội tiết tố.
Áp dụng công nghệ cao trị nám da gò má
Nhắc đến phương pháp trị nám da mặt vùng má thì không thể bỏ qua cách điều trị bằng công nghệ cao. Các chuyên gia dùng những thiết bị tối tân nhất để loại bỏ đốm nâu, mảng nám lớn nhỏ trên gò má.
Vài phương pháp điều trị nám gò má bằng công nghệ được dùng nhiều nhất hiện nay: Tia laser, liệu pháp peel da, đốt điện,…. Phương pháp này đem lại hiệu quả nhanh chóng và giúp người điều trị cảm thấy tình trạng da cải thiện rõ rệt chỉ sau vài ngày thực hiện.
Sở hữu ưu điểm về tốc độ nhưng cách điều trị này vẫn có những hạn chế:
- Chi phí quá cao, gấp nhiều lần các phương pháp khác.
- Chân nám không được loại bỏ 100%.
- Do chịu tác động của tia laser và các hóa chất nên da mặt sẽ bị mỏng và yếu.
- Với da nhạy cảm, dù sử dụng công nghệ cao vẫn có thể tái phát nếu không chăm sóc đúng cách.
Ngăn ngừa nám da mặt vùng má bằng cách nào?
Bị nám da mặt vùng má thực sự là nỗi ám ảnh của các chị em phụ nữ. Chính vì thế, mọi người nên chăm sóc, bảo vệ mình trước khi trở thành “bạn” với nám da. Các chị em có thể sử dụng các cách dưới đây để ngăn ngừa nám da mặt vùng má:
- Thường xuyên sử dụng kem chống nắng, mặt nạ dưỡng da để chăm sóc và bảo vệ da trước các tác động xấu từ môi trường xung quanh, đặc biệt là ánh nắng mặt trời.
- Bổ sung các loại vitamin A, C, E và B12 cho cơ thể kết hợp với uống nhiều nước.
- Hạn chế thức ăn cay nóng, chất kích thích, thay vào đó nên ăn rau củ tươi.
- Hạn chế sử dụng mỹ phẩm để che vùng mặt bị nám. Đặc biệt là khi đang điều trị nám vì như thế sẽ làm giảm tốc độ điều trị.
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya, không để tình trạng căng thẳng, lo âu thường xuyên.
Trên đây là toàn bộ thông tin về nám da mặt vùng má. Hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nám da gò má và lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp với loại da của mình. Với những ai không bị nám da cũng nên chú ý chăm sóc và bảo vệ làn da của mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!