NÁM DA
Nám da là một trong những tình trạng da liễu khiến chị em cảm thấy tự ti và e ngại khi giao tiếp. Điều đáng lo ngại là vấn đề này lại khá phổ biến với những phụ nữ ở độ tuổi trung niên, vậy nám da là gì, làm sao để điều trị bệnh lý, bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin chi tiết nhất, bạn đọc có thể tham khảo.
Định nghĩa
Nám da là sự tăng sinh quá mức của sắc tố melanin ở các lớp tế bào da (trung bì, thượng bì, hạ bì) hình thành những mảng, đốm nám sậm màu trên bề mặt da. Những vùng da dễ xuất hiện nám nhất bao gồm: Gò má, cằm, môi, sống mũi và trán.
Nguyên nhân gây nám da
Có nhiều nguyên nhân gây nám da, căn cứ vào yếu tố này bác sĩ sẽ xác định phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra nám được bác sĩ chuyên khoa da liễu tư vấn:
- Yếu tố di truyền: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những ai có người thân bị các vấn đề về da như nám, tàn nhang, rối loạn sắc tố thì nguy cơ mắc của họ cũng cao hơn so với những người bình thường.
- Rối loạn nội tiết tố: Sự rối loạn chuyển hóa có thể gây tăng sinh quá mức sắc tố melanin. Điều này chính là nguyên nhân dẫn tới việc xuất hiện những đốm nâu sẫm trên da. Chị em đang mang thai, phụ nữ sau sinh hoặc ở thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh thường dễ mắc nám do nguyên nhân này.
- Ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời: Tia UV có trong ánh nắng là nguyên nhân gây hủy tế bào, làm vỡ cấu trúc da. Ngoài ra tia UV cũng kích thích tăng sinh bất thường các hắc sắc tố melanin, dẫn tới hình thành nám.
- Stress, căng thẳng tâm lý: Lo lắng, căng thẳng và áp lực kéo dài có thể làm mất cần bằng hàm lượng estrogen. Trong khi thành phần này tăng sinh quá mức là nguyên nhân dẫn tới sự phát triển của các hắc sắc tố melanin.
- Thói quen sinh hoạt: Sinh hoạt không khoa học, thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc và sử dụng nhiều chất kích thích như bia, rượu, cà phê, nước có gas là nguyên nhân gây nám da mặt phổ biến.
- Thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh: Ít ai biết ánh sáng từ tivi, điện thoại, máy tính có thể gây hại cho da. Nghiên cứu đã chỉ ra người thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh có nguy cơ bị nám cao hơn so với bình thường.
- Chế độ chăm sóc da: Việc sử dụng nhiều mỹ phẩm và không tẩy trang, vệ sinh da đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tổn thương, rối loạn sắc tố và làm xuất hiện nám.
- Môi trường ô nhiễm: Thường xuyên làm việc trong môi trường chứa hóa chất, khói bụi cũng là một trong những yếu tố gia tăng nguy cơ xuất hiện nám da.
Đối tượng dễ mắc phải
Đối tượng bị nám da đa phần là phụ nữ ở độ tuổi từ 20 tới 50. Trong đó chị em đang mang thai hoặc mới sinh em bé có nguy cơ bị nám cao hơn.
Dấu hiệu nhận biết
Hầu hết mọi người nhận biết tình trạng này thông qua sự xuất hiện của các đốm nâu ở trên da. Tuy nhiên thực tế mỗi dạng nám sẽ khác nhau về hình thái, mức độ và vị trí xuất hiện. Dưới đây là những triệu chứng chi tiết theo từng loại khác nhau giúp bạn nhận biết rõ ràng hơn về nám.
- Nám mảng: Nám biểu bì, nám nông, nám tập trung thành từng mảng, có màu sắc từ nâu nhạt đến nâu đậm, xuất hiện chủ yếu ở hai bên gò má, mũi, cằm… chân nám nông ở thượng bì, dễ điều trị.
- Nám đốm (nám chân sâu, nám chân đinh): Nám mọc lẻ tẻ thành những đốm nhỏ bằng đầu đinh, màu sắc từ nâu, nâu nhạt, nâu sậm đến đen sậm, chân nám ăn sâu ở trung bì và hạ bì.
- Nám hỗn hợp: Lá sự xuất hiện song song của cả nám mảng và nám chân sâu trên bề mặt da, nám phổ biến nhất.
Ảnh hưởng/ biến chứng
Nám da là vấn đề da lành tính, không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người mắc phải, tuy nhiên nám da lại khiến:
- Gây mất thẩm mỹ, khiến da sạm, không đều màu, khô ráp
- Ảnh hưởng đến tâm lý, công việc.
Cách chẩn đoán nám da
Để chẩn đoán nám da có thể áp dụng những cách sau đây:
- Bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám vùng da bị tổn thương để xác định nám da.
- Sử dụng đèn Wood - dụng cụ chuyên biệt trong thăm khám bệnh da liễu để xác định tổn thương trên da.
- Một số trường hợp nhất định có thể thực hiện sinh thiết để kiểm tra, đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng da.
Nám da có điều trị được không?
Nám da có thể được cải thiện bởi nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, khả năng điều trị dứt điểm nám da sẽ phụ thuộc vào tình trạng nám nhiều hay ít, cũng như thời gian hình thành và phát triển của nám. Theo đó, nám mới xuất hiện, điều trị kịp thời khả năng loại bỏ sẽ nhanh và dễ dàng hơn, nguy có tái phát thấp. Trong khi đó, các trường hợp nám lâu năm thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn và chi phí cũng cao hơn.
Giải pháp điều trị
Căn cứ vào loại nám, mức độ và tình trạng của người mắc, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Dưới đây là một số phương pháp chữa nám da phổ biến nhất hiện nay:
Mẹo điều trị tại nhà
Ưu điểm của mẹo dân gian là nguyên liệu dễ kiếm, an toàn cho làn da, tuy nhiên hiệu quả không cao, chỉ tác động bên ngoài, phù hợp với nám nhẹ. Bạn có thể trị nám da với các nguyên liệu như:
- Sử dụng lá trầu không: Chọn loại lá trầu không không quá già hoặc quá non đem rửa sạch đất cát và đun với nước khoảng 10 phút. Sau đó dùng nước lá trầu để xông hơi vùng mặt bị nám da khoảng 15 phút sau đó rửa sạch lại một lần nữa với nước ấm.
- Cà chua: Bạn có thể chọn lựa những quả cà chua chín, căng mọng, rửa sạch sau đó thái thành từng lát mỏng. Dùng các lát cà chua đắp lên trên da mặt trong thời gian 15 phút. Mỗi tuần nên áp dụng phương pháp 3 lần để đạt hiệu quả cao nhất.
- Đậu xanh: Phương pháp công phu hơn một chút nhưng hiệu quả đem lại rất khả quan. Bạn cần luộc kỹ đậu xanh sau đó xay nhuyễn với một chút nước. Sử dụng hỗn hợp thu được để đắp lên khu vực bị nám da. Sau khoảng 20 phút thì lột bỏ và rửa mặt lại với nước ấm.
Chữa nám theo Tây y
Chữa nám bằng Tây y bạn có thể sử dụng kem bôi hoặc viên uống, đặc biệt kem bôi là sản phẩm cải thiện da nám phổ biến hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này sản phẩm đa dạng, các thành phần trong kem bôi có thể dưỡng ẩm, làm sáng da, viên uống có tác dụng ổn định nội tiết tố, chống lão hóa. Tuy nhiên, kem bôi có chứa thành phần corticoid có thể gây mòn da, mỏng da, kích ứng. Còn viên uống có thể khắc phục được tình trạng rối loạn nội tiết tố, nhưng lại không phá vỡ được cấu trúc melanin.
Dưới đây là tổng hợp một số sản phẩm phổ biến thường được dùng trong điều trị nám:
- Viên uống Fixlo Plus: Tác dụng chính là bảo vệ da khỏi quá trình lão hóa đồng thời bổ sung các dưỡng chất giúp làn da khỏe mạnh hơn. Từ đó giúp loại bỏ tình trạng nám da hoặc tàn nhang.
- Transino White C: Cũng được bào chế ở dạng viên uống và có tác dụng trung hòa các gốc tự do gây hại, đồng thời ngăn ngừa tăng sinh quá mức các sắc tố melanin.
- Tretinoin: Là một sản phẩm dạng bôi có thể giúp tẩy tế bào chết đồng thời ngăn ngừa hiện tượng bít tắc lỗ chân lông. Nhờ đó nhanh chóng làm lành những tổn thương trên da, làm giảm hắc sắc tố melanin.
- Hdroquinone: Hdroquinone cũng được bào chế ở dạng bôi và có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa các vấn đề liên quan tới sắc tố da. Đặc biệt sản phẩm giúp kìm hãm việc tự sản xuất melanin nhằm loại bỏ thâm nám và tàn nhang.
Áp dụng công nghệ vào điều trị nám
Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, việc điều trị nám da đã không còn quá khó khăn. Các phương pháp phổ biến và được đánh giá cao nhất hiện nay bao gồm:
- Trị nám bằng laser: Phương pháp sử dụng tia laser với bước sóng phù hợp để chiếu trực tiếp lên trên vùng da bị nám. Tác dụng của các tia này là phá vỡ cấu trúc hắc sắc tố melanin, đồng thời tác động tới chân nám nhằm loại bỏ hoàn toàn và triệt để.
- Đốt điện trị nám: Chữa nám da bằng phương pháp đốt điện cũng được nhiều người lựa chọn. Các tia điện sẽ được sử dụng nhằm phá vỡ cấu tạo của hắc sắc tố melanin, đồng thời kích thích tái tạo, phục hồi làn da nhanh chóng hơn.
- Peel tinh khiết da: Sử dụng các dạng hóa chất phù hợp nhằm loại bỏ tế bào sừng hóa và kích thích tái tạo, kiểm soát dầu thừa. Cuối cùng là tiêu diệt các đốm nâu hoặc xám trên da.
Khi áp dụng điều trị bằng công nghệ cao, bạn cần chú ý chọn lựa đơn vị y tế uy tín để thực hiện. Sau khi kết thúc liệu trình điều trị bạn cần có chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học để da hồi phục và tránh tái phát.
Phòng tránh bệnh học
Bên cạnh nắm chắc cách điều trị nám da, việc phòng bệnh cũng hết sức cần thiết. Bạn cần lưu ý và thực hiện một số biện pháp sau đây để ngăn chặn tình trạng da liễu này.
- Thường xuyên vệ sinh da mặt đảm bảo luôn sạch và khô.
- Nên hạn chế trang điểm trong quá trình chữa nám da để nhanh chóng đạt được hiệu quả.
- Có biện pháp bảo vệ da khỏi sự tác động của ánh nắng mặt trời.
- Luôn vui vẻ, lạc quan, tránh để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng và mệt mỏi.
- Thực hiện chế độ làm việc khoa học, ngủ đủ giấc, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!