Ngực Căng Đau Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênCó nhiều chị em phụ nữ gặp phải hiện tượng ngực căng và đau tức, nhất là trước kỳ kinh nguyệt hoặc đau không rõ nguyên do. Điều này khiến nhiều người cảm thấy rất lo lắng và hoang mang. Vậy ngực căng và đau là hiện tượng gì, có nguy hiểm không?
Đau ngực là gì
Đau ngực là một tình trạng đau tức xảy ra xung quanh khu vực ngực và vú, mang lại cảm giác không thoải mái và lo lắng cho phụ nữ. Dữ liệu từ nghiên cứu được công bố trên Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ chỉ ra rằng 70% phụ nữ sẽ trải qua cảm giác đau ở vú ít nhất một lần trong cuộc đời. Cơn đau này có thể xuất hiện theo chu kỳ hoặc không theo chu kỳ, chi tiết như sau:
Trường hợp 1: Diễn ra trong vài ngày mỗi tháng, thường xuất hiện khoảng 2-3 ngày trước kỳ kinh nguyệt. Đau từ nhẹ đến trung bình và ảnh hưởng đến cả hai vú.
Trường hợp 2: Diễn ra mỗi tuần hoặc thậm chí kéo dài hơn mỗi tháng, bắt đầu trước chu kỳ kinh nguyệt và đôi khi kéo dài suốt chu kỳ. Đau ở mức từ vừa đến nặng và tác động đến cả hai vú.
Trường hợp 3: Diễn ra liên tục trong suốt cả tháng và không phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt.
Mỗi người có thể trải qua cảm giác đau ở vú theo các trạng thái khác nhau, bao gồm đau nhói, đau rát, hoặc đau nhức kèm theo cảm giác căng tức ở mô vú. Tuy nhiên, đa phần các cơn đau vú thường xuất phát từ bầu vú hoặc các cấu trúc trong ngực.
Ngực căng đau là hiện tượng gì? Nguyên nhân do đâu?
Ngực căng và đau tức là hiện tượng gì? Đây là câu hỏi của rất nhiều chị em khi người phụ nữ nào cũng từng trải qua cảm giác này. Khi đó, các chị em có thể cảm thấy ngực căng hơn bình thường, có cảm giác đau tức và đau nặng hơn khi vận động, di chuyển.
Căng và đau ngực ở tuổi dậy thì hoặc đến kỳ kinh nguyệt
Các bé gái khi bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì sẽ phát triển tuyến vú và bắt đầu có kinh nguyệt. Lúc này, các bé có thể gặp phải tình trạng căng tức và đau ngực ở mức độ nhẹ. Đây là trạng thái sinh lý bình thường và các cơn đau sẽ biến mất khi ngực phát triển hoàn thiện .
Đối với phụ nữ trưởng thành, trước và trong kỳ kinh nguyệt cũng thường xuất hiện cảm giác đau và căng tức ngực. Các cơn đau thường xuất hiện trong khoảng 1 tuần trước khi đến ngày “đèn đỏ” và sẽ biến mất khi hết kỳ kinh nguyệt.
Theo một số thống kê, có đến 70% phụ nữ có cảm giác đau và căng tức ngực khi đến ngày đèn đỏ. Các cơn đau có triệu chứng như kim châm ở ngực. Đây cũng là trạng thái sinh lý hết sức bình thường xảy ra do lượng hormone estrogen trong cơ thể phụ nữ tăng cao trong những ngày rụng trứng gây ra tình trạng tăng sinh tuyến vú.
Ngực căng đau là hiện tượng gì? Dấu hiệu mang thai
Dấu hiệu mang thai cũng là câu trả lời cho câu hỏi ngực căng và đau là hiện tượng gì? Trong khoảng 40 ngày đầu mang thai, nồng độ estrogen sẽ thay đổi khiến bầu ngực to lên và có cảm giác đau. Tình trạng đau có thể kéo dài suốt thời gian thai kỳ.
Bên cạnh đó, sau khi sinh con, phụ nữ cũng có thể xuất hiện cảm giác đau, căng ngực do cơ thể cần tiết sữa mẹ để nuôi em bé. Dấu hiệu đau, căng ngực trong thời gian thai kỳ và sau khi sinh con cũng là hiện tượng sinh lý bình thường, không gây nguy hiểm đến sức khỏe và không cần can thiệp điều trị.
Do sinh hoạt tình dục hoặc sau khi nạo, phá thai
Vòng một căng tức có thể là do phụ nữ sinh hoạt tình dục không hài hòa, chịu bạo lực hoặc quan hệ quá mạnh bạo có thể khiến bầu ngực bị sung huyết dẫn tới những cơn đau tức khó chịu sau khi quan hệ.
Ngoài ra, phụ nữ nạo phá thai cũng có thể khiến ngực đau, thậm chí xuất hiện những khối u ở ngực. Điều này xảy ra do thai kỳ bị kết thúc đột ngột dẫn tới tuyến vú đang trong quá trình phát triển để tạo sữa bị ngưng trệ gây sưng, đau.
Vòng 1 căng tức là hiện tượng gì? Dấu hiệu bệnh lý
Bên cạnh những nguyên nhân sinh lý, tình trạng ngực căng và đau tức có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe phụ nữ cụ thể như sau:
- Viêm tuyến vú
Nếu tình trạng đau ngực không xuất phát do chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc những nguyên nhân sinh lý khác, người bệnh có thể bị viêm tuyến vú. Lúc này, thời gian đau ngực không cố định, có thể kéo dài và xuất hiện tình trạng đau cục bộ.
Một số phụ nữ còn có các triệu chứng lâm sàng như cơ thể mệt mỏi, khó chịu kèm tình trạng sưng đỏ ngực và sốt cao.
- Do tăng sinh tuyến vú
Tình trạng tăng sinh tuyến vú có thể khiến ngực sưng phồng và đau nhức. Đây không phải là tình trạng quá nguy hiểm đối với sức khỏe nhưng cũng có thể là nguyên nhân hình thành khối u trong vú.
Hiện tượng tăng sinh tuyến vú chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân như chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học; phụ nữ bị căng thẳng kéo dài; thường xuyên mất ngủ…
- Cảnh báo ung thư vú
Các cơn đau tức ngực xảy ra đột ngột và kéo dài thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư vú. Đây là bệnh lý ác tính phổ biến ở phụ nữ và có tỷ lệ tử vong khá cao nếu không được phát hiện kịp thời.
Triệu chứng lâm sàng đầu tiên của ung thư vú là cảm giác đau và căng tức ngực. Do đó, nếu không phải do các nguyên nhân về sinh lý, phụ nữ bị đau tức ngực cần đến bệnh viện để kiểm tra, tầm soát ung thư giúp phát hiện sớm các tế bào ác tính.
Ngực tự nhiên căng và đau có nguy hiểm không?
Thông thường, tình trạng ngực căng và đau khi chuẩn bị đến kỳ kinh nguyệt hoặc do những nguyên nhân sinh lý khác thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường và chị em phụ nữ không cần lo lắng.
Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài, xuất hiện đột ngột không phải do nguyên nhân sinh lý có thể cảnh báo những bệnh lý khá nguy hiểm. Lúc này, các chị em cần đến bệnh viện để được thăm khám, phát hiện sớm bệnh lý và điều trị kịp thời.
Các bệnh lý tuyến vú có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong nếu người bệnh bị ung thư vú. Nhưng nếu được phát hiện sớm thì người bệnh có thể được điều trị khỏi hoàn toàn, phục hồi sức khỏe và không ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống thường ngày.
Cách giảm đau ngực hiệu quả
Các cơn đau ngực nếu xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì phụ nữ cần được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, một số cơn đau ngực do vấn đề sinh lý, nhất là đau tức ngực khi đến kỳ kinh nguyệt có thể gây khó chịu cho các chị em. Dưới đây là một số cách giảm đau ngực trước kỳ kinh nguyệt hiệu quả.
Lựa chọn áo ngực đem lại sự thoải mái
Áo ngực độn quá dày hoặc không đúng kích cỡ với bầu ngực có thể gây kích ứng và ảnh hưởng đến sức khỏe nếu sử dụng lâu dài. Ngoài ra, áo không đúng “size” khiến chị em phụ nữ cảm thấy khó chịu hơn khi các cơn đau tức ngực trước kỳ kinh nguyệt xuất hiện.
Vì thế, chị em phụ nữ nên chọn những chiếc áo ngực không gọng, thoải mái, thoáng mát, ít độn và có kích thước vừa vặn. Nên chọn áo có chất liệu mềm và co giãn giúp tăng cảm giác dễ chịu và thoải mái.
Giảm đau nhờ massage ngực
Việc massage ngực có thể giúp tăng cường lưu thông máu tới ngực, giúp vùng ngực đàn hồi và mềm mịn hơn, giảm cảm giác căng tức. Có thể massage nhẹ nhàng kết hợp sử dụng với dầu massage như dầu ô liu, dầu dừa…
Thực hiện massage ngực qua các bước sau:
- Xoa hai bàn tay vào nhau để tay ấm và mềm hơn.
- Xòe các ngón tay và đặt lên ngực, massage theo những chuyển động tròn.
- Massage trong khoảng 5 phút, tránh tác động lên núm vú và điều chỉnh mức độ massage phù hợp.
- Có thể thực hiện massage hàng ngày để có hiệu quả tốt hơn.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Chườm nóng là liệu pháp giảm đau nhanh chóng và rất hiệu quả, có thể giúp cải thiện lưu thông máu đến ngực và làm dịu cơn đau.
Các chị em có thể sử dụng khăn bông mềm thấm nước nóng và chườm lên bầu ngực. Ngoài ra có thể cho nước ấm vào bình sữa và dùng khăn quấn quanh chai rồi chườm lên bầu ngực.
Ngoài ra, biện pháp chườm lạnh cũng có thể giảm đau ngực nhanh chóng. Sử dụng túi nước đá bọc trong khăn bông và chườm lên ngực. Với phương pháp chườm lạnh, không được chườm quá 15 phút và không chườm đá trực tiếp lên da.
Tập thể dục và thư giãn
Một số bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga hoặc đạp xe cũng có thể giúp chị em phụ nữ giảm cơn đau khi đến kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, các bài tập này còn giúp chị em phụ nữ thấy thư giãn, giảm mệt mỏi và lo âu, tăng cường sức khỏe.
Việc nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng, tránh căng thẳng và mệt mỏi cũng rất cần thiết. Phụ nữ cần đi ngủ đúng giờ, đủ giấc để cải thiện sức khỏe. Ngoài ra có thể thực hiện các liệu pháp thư giãn toàn thân như tắm nước ấm, spa hoặc xông hơi.
Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp
Trước và trong kỳ kinh nguyệt, chị em phụ nữ cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp để giảm đau và giúp cơ thể được thoải mái. Một số nguyên tắc trong chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ là:
- Hạn chế caffeine trong chế độ ăn uống để giảm sưng, đau và cải thiện kích thước bầu ngực, giúp phụ nữ trở nên quyến rũ hơn. Một số thực phẩm, đồ uống có nhiều caffeine là trà, cà phê, nước ngọt, socola…
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, không hút thuốc lá gây hại cho cơ thể.
- Hạn chế chất béo bão hòa: Chế độ ăn uống ít chất béo bão hòa có thể giúp chị em phụ nữ điều hòa được nồng độ estrogen và cải thiện tình trạng đau, tức ngực. Các thực phẩm nhiều chất béo bão hòa cần tránh là: thịt đỏ, bơ sữa, thực phẩm nhiều dầu và mỡ động vật.
- Không nên sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp và thức ăn nhanh vì đây là những thực phẩm nhiều chất béo và không đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
- Bổ sung các thực phẩm bổ dưỡng như cá, các loại hạt như đậu nành, hạnh nhân, ô liu, đậu đen…
- Bổ sung vitamin trong thực đơn hàng ngày qua các loại rau xanh như các loại rau họ cải, các loại trái cây…
- Tăng cường ăn sữa chua, giảm đường trong chế độ ăn uống để có làn da và vóc dáng đẹp.
- Uống nhiều nước mỗi ngày để giúp thanh lọc cơ thể tốt hơn.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc ngực căng và đau là hiện tượng gì của nhiều chị em phụ nữ. Thông thường, đây là vấn đề sinh lý bình thường, không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Nhưng nếu các cơn đau xuất hiện bất thường, chị em phụ nữ cần lưu ý đến các bệnh lý có thể gặp phải và đến bệnh viện để được khám và điều trị bệnh một cách tốt nhất.
Uả vậy là đau tức ngực nhiều cũng có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa rồi sinh lí các kiểu à mọi người, hoang mang vậy, e vẫn nghĩ là đau ngực do sinh lí là bình thường ấy chứ
đọc bài viết thấy việc đau căng tức ngực là bình thường nhưng dạo gần đây, tôi phát hiện vùng ngực của mình có xuất hiện các chấm đốt nhỏ, như kiểu phát ban ấy, không thấy đỡ, cũng gần 1 tuần rồi, trước đó thì tôi có đợt đi khám phụ khoa và chẩn đoán viêm nhiễm do nấm và đang sử dụng thuốc tây để giảm viêm, vậy cho tôi hỏi liệu là do dị ứng thuốc hay là như nào vậy, tôi lo quá
Sao nghe sợ sợ thế nhỉ, liệu có phải biến chứng gì rồi không ta
Bạn lấy thuốc ở đâu vậy, mấy bệnh phụ khoa là phải dùng thuốc có chỉ định bác sĩ đó, không dùng linh tinh được đâu, khéo lại nặng bệnh hơn thì khổ
“Bạn ơi, bạn nên đi khám lại và uống thuốc điều trị theo đơn kê của bác sĩ nhé, Viêm nhiễn phụ khoa có rất nhiều biểu hiện và biến chứng trong đó có cả việc đau tức ngực, cũng phải nên để ý và tìm hiểu kĩ nếu không rất nguy hiểm đến sức khỏe đó, ung thư này nọ ko lường được trước đâu, mà bạn đang uống thuốc gì đó có phải thuốc chỉ định của bác sĩ không, lỡ bị dị ứng rồi sao, khéo cũng do ăn uống gì cũng nên
“
dùng sai thuốc là nguy cơ lắm nha, chưa chữa đc bệnh này là đã mắc bệnh kia rồi không chừng, em nên đi tìm chỗ phòng khám uy tín vào, duy trì điều trị đi nhé, không lại ảnh hưởng
đợt này cơ thể em cứ mệt mỏi sau đó các bác, người cứ nóng bừng bừng, đau ngực, đau bụng dưới dã man ý, mà chưa kể là em còn bị rối loạn kinh nguyệt. vùng kín ngứa ngáy và sinh ra mùi khó chịu cực ý, chả biết sao mà đi khám, có ai bị như em rồi không, cho em xin thông tin để coi sao với
Cẩn thận không lại viêm lộ tuyến bạn ơi, bị lâu lâu rồi nên đi khám đi nhé, ảnh hưởng nhiều lắm
Viêm lộ tuyến rồi, đến chỗ phòng khám quân dân 102 đi, chỗ gần sân vận động mỹ đình ấy, ở đó bác sĩ giỏi cực, ở đó khám và chữa trị đông tây y kết hợp đó, có làm xét nghiệm, siêu âm rồi soi các kiểu, máy móc hiện đại lắm. Thuốc điều trị là thuốc đông y , thuốc thảo dược lành tính, tôi mới điều trị ở đó bằng bài thuốc phụ khang tán, đến nay là đc 3 tháng và đã dứt được tình trạng, cải thiện sức khỏe và ngặn chặn được các nguy cơ mắc các bệnh lí nguy hiểm luôn đó. Địa chỉ uy tín luôn
Thật à Chị Thảo ơi, e cũng phải đến khám xem sao á, dạo này thấy kinh nguyệt thất thường quá, khí hư cũng ra nhiều, người lúc nào cũng căng thẳng mệt mỏi, đến ngày ngực đau khủng khiếp không có tí sức sống nào luôn ý
Mình đã điều trị ở Quân dân 102 với bài thuốc Phụ khang tán do bác sĩ Phương kê đơn rồi nhé, mình cũng có các biểu hiện như của bạn Khánh Linh vậy. Mình đến kiểm tra thì phát hiện bệnh nặng rồi, viêm lộ tuyến cấp độ 2, gải sử mà không đến sớm là biến chứng rất nguy hiểm luôn, Phụ khang tán ở Quân dân 102 là thuốc dông y đặc trị bệnh phụ khoa luôn đó, có cả thuốc uống và thuốc ngâm rửa, thuốc thảo dược kết hợp nên rất an toàn, dùng tháng đầu tiên là hiệu quả rõ rệt luôn, kiên trì mình điều trị trong 3 tháng là khỏi bệnh hoàn toàn, mừng hơn là sức khỏe đã cải thiện rất nhiều, 6 tháng nay mình không thấy tái lại nữa. Bạn nên đến để ktra và làm tầm soát ung thư nếu mong muốn nhé, mình để thông tin ở đây cho bạn tham khảo
Đau tức ngực sau quan hệ và kèm theo các biểu hiện như đau quặn bụng dưới, khí hư ra nhiều và ngứa ngáy có mùi là do đâu ạ
Là do viêm nhiễm rồi đó em ạ, nên đi khám và uống thuốc càng sớm càng tốt không nguy hiểm lắm nhé
Để viêm nhiễm rồi, bạn đừng dùng linh tinh, nên đến viện khám đi bạn, viêm nhiễm phụ khoa để lâu thành mãn tính, khó điều trị, hơn nữa cũng ảnh hưởng sức khỏe sinh sản, sinh lí lắm đó. Tôi giới thiệu cho bạn bác sĩ Lâ Phương bệnh viện 102 chuyên điều trị các bệnh phụ khoa nữ đấy, bạn đến ghặp bác sĩ khám nehs, gọi số này nhé 0888 598 102, kết bạn zalo cho tiện
Chị em có ai hay bị sưng đau tức ngực gì không, mình hay bị, tháng bị vài lần, sợ quá, không biết sao không nhỉ
Tùy nữa nàng ạ, đau tức ngực do sắp đến kì kinh nguyệt thì bình thường thôi nhưng mà kéo dài lâu và thường xuyên thì nên đi kiểm tra và cũng kiểm tra lại sinh hoạt, nhiều khi do vấn đề viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt làm rối loạn hoặc có các biểu hiện đau tức ngực, đau bụng dữ dỗi,… nữa đó
Mát xa ngực thường xuyên đi chị, vừa giảm đăng nhức mà cũng tăng kích thước v1 đó, em dùng dầu oliu để mát xa, thích cực
bị thường xuyên thì nên đi khám xem sao nha, chủ quan lỡ không may là tiêu đó, giờ bệnh khó lường trước lăm, ăn uống sinh hoạt thất thường cái là bệnh nọ bệnh kia
chị ơi, c đi khám xem sao, trước em cũng bị như chị ý, chủ quan tưởng hành kinh nên không đi khám, xong đi khám mới phát hiện đau tức là do có phát hiện bệnh lí phụ khoa đó, xong cũng ngẫm lại mới thấy kinh nguyệt bất thường không đều gì hết, mà mỗi lần đến là đau bụng ngất lịm, e chưa bị thế bao giờ mà đợt đấy phải uống thuốc giảm đau luôn cơ, cũng phải bị đến 3 4 lần như vậy, xong em đi khám chỗ chuyên điều trị bệnh phụ khoa, Em đến chỗ phòng khám đông y có bác sĩ Đỗ Thanh Hà, cô giỏi và nhiệt tình lắm, cô chuyên bị phụ khoa… Cô chuẩn đoán em bị rối loạn kinh nguyệt và kê thuốc điều trị. Từ khi điều trị ở đó em không còn bị đau tức ngực, kinh nguyệt đều ý. Thông tin bác sĩ xem ở đây chị nè :
Bác sĩ Hà mình cũng từng đến để thăm khám, mình cũng hay đau tức ngực, kèm theo các biểu hiện về khí hư và đau bụng dưới khá nhiều, đợt rồi có đến trung tâm để kiểm tra xem, may quá là kịp thời chứ không là nguy lắm thui ý. Đau tức ngực là biểu hiện khá bình thường của chị em phụ nữ nhưng mà xuất hiện cơn đau tức thường xuyên và kèm theo mấy triệu chứng mình vừa kể, ảnh hưởng đến sinh hoạt thì là có vấn đề bệnh phụ khoa đó. Đợt mình Mình cứ không biết gì nghĩ không sao, đến khám mới tá hỏa ra bị viêm phụ khoa. Điều trị luôn thôi đó, ở đó bác sĩ nhiệt tình lắm luôn mà thuốc cũng tốt lắm nhé, mình điều trị một thời gian là khỏi đó