Tắc Vòi Trứng Có Làm IVF Được Không? Quá Trình Thực Hiện IVF
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênThụ tinh trong ống nghiệm hay còn gọi là IVF – phương pháp hỗ trợ sinh sản được nhiều người quan tâm. Đặc biệt những phụ nữ bị hạn chế khả năng sinh sản tự nhiên do tắc vòi trứng thường thắc mắc tắc vòi trứng có làm IVF được không? Hãy cùng tìm hiểu nội dung trong bài viết sau để hiểu hơn về vấn đề trên.
Phụ nữ bị tắc vòi trứng có làm IVF được không?
Người bệnh bị tắc vòi trứng có làm IVF được không? Câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, IVF chưa bao giờ là phương pháp đầu tiên bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân điều trị vô sinh, trừ trường hợp tắc vòi trứng hoàn toàn.
Vòi trứng là ống dẫn trứng nằm giữa tử cung và buồng trứng, nữ giới sẽ có hai vòi nằm ở hai bên. Khi bị tắc vòi trứng khiến tinh trùng không thể di chuyển lên trên để thụ tinh với trứng. Phụ nữ có thể bị vô sinh nếu tắc hoàn toàn cả hai vòi trứng.
Trong trường hợp tắc hoàn toàn cả hai bên vòi trứng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định làm IVF đầu tiên. IVF là phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, tiên tiến nhất hiện nay. Kỹ thuật này giúp rất nhiều phụ nữ có cơ hội được sinh con.
Trong IVF, buồng trứng được kích thích để tạo ra một số trứng, sau đó, trứng được lấy ra và thụ tinh cùng tinh trùng trong ống nghiệm. Trứng khi thụ tinh sẽ thành phôi thai. Bác sĩ sẽ cấy phôi thai này vào tử cung của phụ nữ để thai nhi phát triển như việc mang thai bình thường.
Tuy nhiên tỷ lệ thành công của IVF phụ thuộc khá nhiều độ tuổi của nữ giới. Phụ nữ càng trẻ, khỏe mạnh, khả năng mang thai thành công cao hơn. IVF không được khuyến nghị cho phụ nữ trên 42 tuổi, khả năng thành công rất thấp.
Quá trình thực hiện IVF cho người bệnh
Quá trình thực hiện IVF cho người bệnh sẽ trải qua các bước như sau:
Bước 1: Kích thích rụng trứng
- Bác sĩ sẽ tiêm thuốc sinh sản vào cơ thể người bệnh, nhằm kích thích sản sinh trứng.
- Giai đoạn này, bệnh nhân cũng được siêu âm qua đường âm đạo thường xuyên để kiểm tra buồng trứng, cùng xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone.
Bước 2: Lấy trứng
Bác sĩ thực hiện tiểu phẫu hút nang trứng để lấy trứng ra khỏi cơ thể nữ giới:
- Quá trình này thực hiện sẽ gây đau đớn cho người bệnh nên được tiêm thuốc giảm đau. Bác sĩ lấy một cây kim mỏng qua âm đạo, đi vào buồng trứng, đến các túi nang chứa trứng. Kim được kết nối với thiết bị hút, hút trứng ra khỏi nang trứng.
- Thực hiện thủ thuật ở cả hai bên của buồng trứng. Một số bệnh nhân sẽ gặp tình trạng chuột rút sau khi thực hiện thủ thuật, nhưng sẽ hết sau một ngày.
- Một vài trường hợp khác, người bệnh được nội soi vùng chậu để lấy trứng.
Bước 3: Thụ tinh nhân tạo
- Tinh trùng của người nam được chọn lọc, đảm bảo khỏe mạnh được thụ tinh với những quả trứng chất lượng tốt nhất.
- Trứng và tinh trùng được bảo quản trong buồng được kiểm soát chặt chẽ. Quá trình thụ tinh có thể chỉ mất vài giờ.
- Nếu cơ hội tự thụ tinh thấp, bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp tinh trùng vào trứng (gọi là ICSI – tiêm tinh trùng vào bào tương)
Bước 4: Nuôi cấy phôi
- Khi trứng được thụ tinh sẽ trở thành phôi thai, quá trình này được bác sĩ theo dõi và kiểm tra nghiêm ngặt.
- Giai đoạn nuôi cấy phôi thai, các tế bào phân chia. Bác sĩ đánh giá chất lượng phôi và đảm bảo không có rối loạn di truyền, đột biến gen.
Bước 5: Chuyển phôi
- Sau 3 – 5 ngày thụ tinh thành công, phôi thai sẽ được đặt vào tử cung của phụ nữ. Bác sĩ đưa một ống thông có chứa phôi vào trong âm đạo. Ống sẽ đi qua tử cung, nếu một phôi thai dính vào niêm mạc tử cung và phát triển, quá trình thực đã thành công, kết quả phụ nữ mang thai.
- Nhiều phôi có thể được đặt trong tử cung cùng lúc, dẫn đến việc sinh đôi, sinh ba.
- Phôi chưa sử dụng có thể được đông lạnh để cấy ghép hoặc hiện tặng sau này.
- Sau khi phôi thai được đặt vào tử cung, cần đợi 2 – 3 tuần thử thai để xem phương pháp điều trị có thành công hay không.
Phương pháp hỗ trợ thụ thai khác được áp dụng
Ngoài phương pháp IVF cho người bị tắc cả hai bên vòi trứng, bệnh nhân khi chỉ tắc một bên vẫn có thể mang thai tự nhiên hoặc áp dụng phương pháp thụ tinh trong tử cung (IUI). Đây cũng là câu trả lời cho mắc mắc của nhiều người tắc 1 bên vòi trứng có làm IUI được không? Về bản chất, ống dẫn trứng vẫn phải mở, không có mô sẹo, không sưng để có thể hoạt động bình thường.
IUI là thủ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung. Tinh trùng đã được chọn lọc trực tiếp trước khi đưa vào buồng tử cung. Đảm bảo độ di động tốt, chất lượng cao, khỏe mạnh, nâng cao khả năng thụ thai thành công.
Mặt khác khi bị tắc cả hai bên vòi, việc mang thai sẽ khó khăn hơn. Trong trường hợp ống dẫn trứng bị tắc nghẽn hoàn toàn, thậm chí là tổn thương, chỉ có phương pháp thụ tinh ống nghiệm IVF hoặc ICSI tiêm tinh trùng vào bào tương noãn là có thể giúp mang thai.
So với IVF cần đến vài trăm nghìn tinh trùng chất lượng tốt để cho thụ tinh với noãn thì ICSI lại chỉ cần một tinh trùng sống, quá trình thụ tinh đã có thể diễn ra. Bác sĩ thực hiện sẽ tiêm tinh trùng vào bào tương noãn dưới sự trợ giúp của hệ thống vi thao tác và kính hiển vi có độ phóng đại cực lớn. Sau đó phôi thai sẽ được thực hiện đưa vào tử cung của người bệnh để mang thai.
Cách phòng ngừa tắc vòi trứng cho nữ giới
Một số biện pháp phòng ngừa tắc vòi trứng cho nữ giới áp dụng phổ biến:
- Thực hiện các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục mà tiêu biểu nhất chính là sử dụng bao cao su, phòng tránh được rất nhiều bệnh lây nhiễm.
- Xây dựng lối sống khoa học chung thủy một vợ một chồng.
- Vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục đặc biệt trong chu kỳ kinh nguyệt và sau khi quan hệ, thay đồ lót mới hằng ngày.
- Thăm khám và điều trị triệt để khi mắc bệnh phụ khoa.
- Khám sức khỏe phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện bệnh có hướng điều trị kịp thời.
Bài viết trên đây đã giải đáp cho câu hỏi tắc vòi trứng có làm IVF được không? Nữ giới tham khảo có thêm kiến thức khi tìm hiểu và phương pháp thụ thai nhân tạo này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!