Bị bệnh thoát vị đĩa đệm đau như thế nào? Cách để giảm nhanh những cơn đau
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênThoát vị đĩa đệm đau như thế nào, đau ở vị trí nào và còn xuất hiện dấu hiệu nào nữa hay không? Đó đều là những thắc mắc của khá nhiều người khi gặp phải tình trạng này. Bởi đau do thoát vị sẽ khác một chút so với đau do những bệnh lý về xương khớp thông thường. Cụ thể một số thông tin hữu ích được trình bày trong bài viết dưới đây.
Bị bệnh thoát vị đĩa đệm đau như thế nào? Có nguy hiểm không?
Để hiểu về thoát vị đĩa đệm đau như thế nào, bạn cần biết đây là căn bệnh gì? Thoát vị đĩa đệm là tình trạng các bao nhân xơ bị rách, co giãn mất khả năng đàn hồi như ban đầu khiến cho những nhân nhầy bên trong ổ khớp thoát, chảy ra ngoài và chèn ép vào hệ thống rễ thần kinh. Và chính việc chèn ép lên rễ thần kinh, các dây chằng cơ, các đốt sống của cột sống là nguyên nhân gây tình trạng đau đớn cho bệnh nhân.
Cơn đau khi thoát vị đĩa đệm vô cùng đau đớn, các cơn đau, kéo theo nhức nhối và tê bì ở vị trí thoát vị rất rõ ràng, người bệnh có thể cảm nhận được sâu sắc nhất. Ngoài ra những người bệnh nặng, cơn đau có thể lan xuống hông, xương chậu, hai chân kèm theo cảm giác tê bì tay chân.
Cơn đau có thể xuất hiện cả ngày và đêm, khi nằm ngồi cũng có thể cảm nhận được. Đặc biệt cơn đau nhói lên mạnh mẽ nhất là khi bạn đột ngột thay đổi tư thế hoặc đứng lên ngồi xuống để vận động.
Người bệnh có thể cảm thấy đỡ đau hơn khi thật sự thoải mái, không vận động không di chuyển, hoặc tìm được tư thế ngồi, nằm hạn chế việc chèn ép của các nhân nhầy trong cột sống.
Thoát vị đĩa đệm là đau ở đâu? Điều này còn phụ thuộc vào vị trí thoát vị. Tức là hiện nay có hai dạng bệnh chính là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Nếu bị thoát vị đĩa đệm ở cổ cơn đau chủ yếu tập trung ở phần cổ, vai gáy, lan xuống vai, hai cánh tay, tê bì tay. Người bệnh cảm thấy cơn đau nhức từ vị trí này trở lên kéo theo đau đầu, đầu thái dương do rễ thần kinh ở khu vực này bị chèn ép nặng nề.
Còn đau đĩa đệm thoát vị ở vị trí lưng cơn đau sẽ tập trung ở nửa thân dưới nhiều hơn như hông, xương chậu, hai bắp chân và bàn chân. Một vài trường hợp chuyển biến nặng mới chạy lên trên cánh tay và hệ thần kinh trung ương.
Thực tế đau do thoát vị đĩa đệm là biểu hiện bình thường của bệnh mà tất cả những người mắc đều sẽ gặp phải, không quá nguy hiểm. Nhiều người phát hiện sớm thì sử dụng các phương pháp điều trị kịp thời giúp tình trạng này thuyên giảm hơn.
Tuy nhiên, nhiều người bị đau, lại áp dụng chưa đúng hình thức chữa bệnh, khiến bệnh âm ỉ và tiến triển nặng hơn. Đến khi cơn đau khiến người bệnh hoàn toàn mất cảm giác, mất khả năng vận động thì sẽ xuất hiện rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Hơn nữa cơn đau do thoát vị đĩa đệm cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và mọi hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Người bệnh sẽ rất bất tiện và gặp khó khăn trong việc đi lại, vận động, mọi hoạt động còn phải dựa vào người khác. Chính vì thế, ngay khi phát hiện ra cơn đau do thoát vị đĩa đệm nên có những biện pháp điều trị phù hợp nhất để thuyên giảm tình trạng này.
Cách để giảm nhanh những cơn đau hiệu quả
Có nhiều cách khác nhau để giảm nhanh các cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây nên. Trong đó phải kể đến như những mẹo dân gian điều trị tại nhà, bài thuốc Đông y, châm cứu, bấm huyệt, hoặc sử dụng thuốc tây,… Mỗi hình thức điều trị đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt mà tùy vào mức độ đau và tình trạng sức khỏe của bạn mà áp dụng cho phù hợp nhất.
Mẹo dân gian thực hiện tại nhà
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc Nam, mẹo dân gian có thể thực hiện tại nhà để hỗ trợ việc giảm đau do thoát vị đĩa đệm vô cùng hiệu quả. Các thành phần đều được lấy từ thiên nhiên, rất an toàn, không gây tác dụng phụ, không gặp biến chứng có thể thực hiện hằng ngày.
Người dùng cũng nên lưu ý những cách giảm đau bằng mẹo chỉ có tác dụng nhất thời tác động ngoài ra chứ không điều trị dứt điểm bệnh. Cho nên những người bệnh nặng vẫn cần sự can thiệp của hình thức điều trị chuyên biệt khác.
Các mẹo dân gian giúp giảm đau bạn có thể áp dụng như sau:
Mẹo giảm đau thoát vị từ lá lốt
Lá lốt khá quen thuộc trong các món ăn hằng ngày của con người. Đồng thời chúng còn được xem là một vị thuốc, cây thuốc nam nổi tiếng trong Y học cổ truyền. Lá lốt có tính ấm, vị cay nồng, có thể tác động ngoài da để tiêu viêm, kích thích tuần hoàn máu, giảm nhanh các cơn đau nhức vô cùng hiệu quả. Người bệnh chỉ cần thực hiện những bước đơn giản như sau:
- Chuẩn bị một nắm lá lốt tươi, rửa thật sạch, ngâm cùng muối loãng, rồi để ráo.
- Cho lá lốt vào chảo nóng rang đều cùng một nắm muối hạt.
- Dùng một tấm vải sạch cho lá lốt và muối đã rang vào bên trong, thoát vị đĩa đệm đau ở đâu thì đắp lên vị trí đó.
- Chườm và lăn qua nhẹ nhàng đến khi cơn đau thuyên giảm, ngày đắp 2 – 3 lần đều được, bạn sẽ thấy những hiệu quả tuyệt vời mang lại.
Giảm đau hiệu quả từ cây xương rồng
Xương rồng điều trị các bệnh lý về xương khớp rất hiệu quả. Điển hình nhất chính là giảm đau nhanh do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,…. Bởi theo y học cổ truyền, xương rồng có tính hàn giúp thải độc, tiêu viêm sưng, giảm đau nhanh, vừa an toàn lại dễ thực hiện. Cách thực hiện như sau:
Cách 1: Dùng xương rồng 3 chia
- Chuẩn bị 2 – 3 nhánh xương rồng 3 chia cùng muối hạt to.
- Cắt bỏ gai xương rồng, rửa sạch, đập dập rồi cho lên chảo sao cho thật nóng cùng muối hạt.
- Đến khi nóng già thì bọc tất cả trong một chiếc khăn và đau thoát vị đĩa đệm ở đâu thì chườm nhẹ nhàng, lăn qua lăn lại lên đó.
- Đắp khi cảm thấy đau hoặc thường xuyên hằng ngày 2 – 3 lần để thấy hiệu quả tốt nhất.
Cách 2: Dùng xương rồng bẹ
- Chuẩn bị vài nhánh xương rồng 3 chia cùng muối hạt to.
- Cắt bỏ gai xương rồng ngâm qua cùng muối loãng, vớt ra để ráo.
- Cho xương rồng lên bếp than để nướng nóng đều 2 mặt.
- Người bệnh nằm sấp lên giường và đắp từng bẹ lên vị trí đau khoảng 5 – 10 phút hoặc đến khi xương rồng nguội hẳn thì dừng lại.
- Mỗi ngày đắp 2 – 3 lần để thấy hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng thuốc Tây y
Một cách giảm đau nhanh nhất được nhiều người áp dụng nhất chính là sử dụng thuốc Tây y. Các loại thuốc này có tác dụng cực kỳ nhanh, hiệu quả.
Nhưng người bệnh cũng không nên lạm dụng quá nhiều mà cần uống theo sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ. Bởi hầu hết thuốc Tây y nói chung đều ít nhiều sẽ gây ra tác dụng phụ nhất định. Một số loại thuốc được chỉ định nhiều nhất bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Đây là nhóm thuốc mà khi uống vào các chất nhanh chóng tác động lên hệ thống thần kinh trung ương. Làm tê liệt bộ phận này, không nhận được tín hiệu đau từ những vị trí bị thoát vị đĩa đệm nữa. Các loại thuốc phổ biến nhất là Paracetamol, Aspirin hay Neurontin,…
- Thuốc kháng viêm, giảm sưng, đau: Nhóm thuốc này cũng có tác dụng giảm sưng viêm do nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ và chèn ép lên rễ thần kinh trung ương. Từ đó, giảm cảm giác đau đớn, người bệnh vận động, đi lại cũng như sinh hoạt bình thường hơn.
- Thuốc giãn cơ: Khi các nhân nhầy chèn ép lên dây chằng cơ cũng khiến tình trạng đau đớn ở hệ cơ, khó cho việc di chuyển. Lúc này thuốc giãn cơ được xem là cách điều trị tốt nhất. Một số loại phổ biến nhất phải kể đến như: Metaxopol, Carisoprodol, Methocarbamol,
- Ngoài ra tùy vào từng bệnh nhân mà còn được kê thêm một số nhóm thuốc vitamin B để bổ thần kinh, thuốc giảm đau thần kinh, Amitriptyline, Duloxetine, Tramadol.
Giảm đau hiệu quả bằng Đông y
Ngoài hai hình thức điều trị trên thì hiện nay nhiều người cũng chọn Đông y để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm nói chung hay giảm đau do thoát vị gây nên nói riêng. Đông y có ưu điểm là an toàn, đa tác dụng vừa hỗ trợ điều trị bệnh lại vừa tăng cường sức khỏe.
Tuy nhiên người bệnh đã chọn Đông y thì phải đồng ý với việc điều trị kiên trì trong thời gian dài mới mong mang lại hiệu quả như mong muốn. Vì Đông y có tác dụng từ từ ngấm dần vào cơ thể.
Các bài thuốc Đông y
Trong Đông y có rất nhiều bài thuốc đã được chứng minh về hiệu quả giảm đau, chữa bệnh thoát vị đĩa đệm rất tốt cho người bệnh. Một số bài thuốc nổi tiếng phải kể đến như:
- Bài thuốc 1: Người bệnh cần chuẩn bị 9g mỗi loại dược liệu như độc hoạt, xuyên ô, sắn dây khô, quế chi, ma hoàng; 6g cam thảo dây và tế tân. Các vị thuốc rửa thật sạch và cho vào ấm sắc cùng 4 bát nước sắc trên lửa nhỏ. Đến khi còn 1 bát thì chắt ra bát để uống.
- Bài thuốc 2: Dùng 3g tế tân và cam thảo khô; 9g các vị rễ cây cỏ xước, độc hoạt xuyên khung, đẳng sâm, còn lại là 15g các vị thạch chi, tân giao và tang ký sinh. Dược liệu cũng được sắc cùng nước để uống ngày 1 – 2 lần để thấy hiệu quả mang lại.
- Bài thuốc 3: Dùng 25g dược liệu ý dĩ, 12 xương truật, còn lại là 9g các vị như cỏ xước, tần giao và hoàng bá. Rửa sạch thuốc và cho vào ấm sắc để nước. Mỗi thang như thế sắc làm 3 lần uống trong ngày và dùng sau khi ăn.
Liệu pháp châm cứu, bấm huyệt
Trong Đông y còn khá thịnh hành liệu pháp châm cứu, bấm huyệt. Với châm cứu đó là cách dùng kim châm đâm vào những huyệt đạo có liên quan đến vùng thoát vị, vị trí bị đau. Bấm huyệt cũng tương tự nhưng là dùng lực từ những đầu ngón tay chứ không dùng kim châm.
Từ đó, giúp đả thông kinh mạch, đẩy nhanh quá trình lưu thông khí huyết trong cơ thể con người. Đây cũng là cách để giảm cơn đau nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên cách làm này người bệnh nên đến những cơ sở y tế Đông y chuyên nghiệp để những người có chuyên môn thực hiện.
Massage, xoa bóp
Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể tiến hành xoa bóp vị trí đau nhẹ nhàng, hằng ngày để giãn cơ thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giảm tình trạng chèn ép của nhân nhầy lên rễ thần kinh.
Lưu ý trong ăn uống, tập luyện và thói quen sinh hoạt để giảm đau
Đến đây có lẽ bạn đã hiểu rõ hơn về vấn đề thoát vị đĩa đệm đau như thế nào cũng như cách để giảm tình trạng này bằng Tây y, Đông y, mẹo dân gian. Ngoài những cách này ra thì để trị đau do thoát vị gây ra cần thời gian dài, kết hợp phương pháp chữa bệnh cùng chế độ ăn uống, lối sống, sinh hoạt và thói quen. Có như vậy mới giúp thuyên giảm tình trạng bệnh cũng như giảm cơn đau, tần suất xuất hiện và cường độ đau ít hơn.
Chế độ dinh dưỡng giảm đau do thoát vị
Chế độ dinh dưỡng ăn uống đặc biệt quan trọng cho những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Những thực phẩm tốt có thể cung cấp dưỡng chất cần thiết, hạn chế tình trạng nhân nhầy thoát khỏi bao nhân xơ, không gây chèn ép cũng như giảm đau đớn cho bệnh nhân. Theo đó bạn cần lưu ý nhứ au:
- Tăng cường những loại thực phẩm giàu Canxi, Vitamin D, chất béo không no, Omega 3, các thực phẩm chứa nhiều Glucosamine, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Cụ thể những thực phẩm gồm rau xanh, trái cây quả mọng, các loại cá biển, thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, sữa các loại.
- Nên thực hiện ăn chín uống sôi, sử dụng thực phẩm tươi sống hàng này để nấu nướng chứ không đun lại trừ các loại đồ ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh. Chúng có chứa rất nhiều rất bảo quản gây áp lực chuyển hóa cho hệ xương và các cơ quan khác.
- Hạn chế tối đa những thực phẩm quá nhiều đạm động vật như thịt bò, thịt cừu, thịt dê,… ;Purin, Fructose có trong các loại đồ ăn lên men, kim chi, cà pháo, dưa muối, cá trích; Các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ đóng hộp, đồ ăn nhanh, đồ đông lạnh.
- Tuyệt đối không sử dụng các loại đồ uống có gas, cà phê, rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích, không hút thuốc lá,…
Những bài tập luyện nhẹ nhàng
Người bị thoát vị đĩa đệm gây đau càng cần phải tập thể dục mỗi ngày. Tuy nhiên nên chọn những bài tập luyện nhẹ nhàng, không tốn quá nhiều công sức để thực hiện tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến khớp xương.
Người bệnh có thể chỉ cần đi bộ hằng ngày, tập những bài thể dục điều hòa cơ thể khí huyết bên trong. Đến khi tình trạng thuyên giảm hơn, bệnh nhân có thể tập khiêu vũ, bơi lội, đạp xe, nhưng bộ môn cần sự di chuyển của lưng nhiều.
Đây là cách để vị trí này linh hoạt hơn, giảm những cơn đau do thoát vị gây ra rất hiệu quả. Tuy nhiên khi tiến hành thực hiện cần có sự hướng dẫn cụ thể của chuyên viên để họ có thể cân đối các động tác cho bạn tập luyện tốt hơn, tánh mất sức.
Xây dựng một chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm nên xây dựng cho mình một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ăn – ngủ- nghỉ – công việc – học tập thật khoa học. Việc này còn là cách để giảm áp lực lên phần cột sống thắt lưng và hạn chế xuất hiện cơn đau nhiều hơn.
Ngoài dưới bạn có thể chọn một số tư thế phù hợp khi ngủ để giảm đau và cũng giảm áp lưng lên phần cột sống thắt lưng. Ví dụ như ngủ nghiêng sang một chân và kê cao chân, nằm sấp và kê gối dưới bụng, nằm ngửa nhưng kê gối ở lưng và bắp chân,…Thường xuyên thay đổi tư thế để tránh nằm lâu sẽ bị đau và tê ở vị trí đó.
Trên đây là một số thông tin hữu ích nhất về vấn đề thoát vị đĩa đệm đau như thế nào. Hy vọng qua đây giúp bạn hiểu hơn cũng như biết cách giảm đau nhanh những cơn do vị trí thoát vị gây ra cũng như xây dựng một lối sống sinh hoạt , ăn uống phù hợp nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!