Đau đầu buồn nôn
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênĐau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt là một triệu chứng thường gặp. Tuy nhiên, chị em cần cẩn trọng hơn với những cơn đau đầu dữ dội và có tần suất thường xuyên vì chúng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt và cách chữa trị ra sao, mời bạn đọc theo dõi thông tin ở bài viết sau đây.
Đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt là tình trạng gì? Nguyên nhân do đâu?
Đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt là tình trạng khiến chị em cảm thấy như có một sợi dây vải buộc rất chặt quanh trán, kèm theo triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi. Theo thống kê thì có đến 60 – 70% phụ nữ bị đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt.
Hiện tượng đau đầu khi có kinh nguyệt có thể bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau đầu này phải kể đến là:
Thiếu máu do thiếu sắt
Trong thời kỳ hành kinh, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt có thể làm giảm nồng độ oxy trong máu, gây rối loạn chức năng não bộ. Chính vì vậy, chị em phụ nữ khi có kinh thường bị kiệt sức cả về tinh thần lẫn thể chất. Đây còn là tác nhân tiềm ẩn gây ra chứng đau nửa đầu ở giai đoạn cuối chu kỳ kinh nguyệt.
Hội chứng tiền kinh nguyệt
Hội chứng tiền kinh nguyệt cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đến tháng đau đầu buồn nôn. Do sự suy giảm Estrogen và Progesterone khiến cơ thể bị suy giảm và thiếu hụt Serotonin trong não. Từ đó làm các mạch máu co lại, gây ra những cơn đau đầu.
Bên cạnh triệu chứng đau đầu tiền kinh nguyệt, chị em phụ nữ cũng có thể có cảm giác thèm ăn, hay quên, ngực mềm và sưng đau, căng thẳng hoặc rối loạn giấc ngủ.
Do thay đổi Hormone
Nồng độ Hormone Estrogen mà cơ thể bài tiết tăng lên giữa chu kỳ kinh nguyệt để kích thích sự giải phóng trứng. Còn nồng độ Hormone Progesterone tăng lên nhằm giúp việc cấy trứng vào tử cung được thực hiện dễ dàng.
Sự thay đổi nồng độ các Hormone Estrogen và Progesterone này trước, trong và sau chu kỳ hành kinh có thể gây ra những cơn đau đầu buồn nôn ở phụ nữ.
Chứng đau nửa đầu
Chứng đau nửa đầu do nội tiết tố trong thời kỳ hành kinh gây ra những cơn đau khiến người bệnh bị suy nhược cơ thể. Đau nửa đầu có thể bắt đầu từ một bên trán và di chuyển sang bên còn lại. Một số triệu chứng đi kèm thường gặp là buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn.
Phương pháp điều trị đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt
Dưới đây là một số biện pháp điều trị tình trạng đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt phổ biến:
Mẹo đơn giản tại nhà
Nếu tình trạng đau đầu ngày kinh nguyệt chỉ ở mức độ nhẹ, chưa ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, chị em chỉ cần áp dụng các biện pháp đơn giản tại nhà như:
- Sử dụng gừng: Gừng là vị dược liệu có tên là sinh khương, được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Gừng có tác dụng cải thiện các cơn đau đầu và cảm giác buồn nôn khi bị hành kinh. Bạn đọc có thể ngậm một viên kẹo gừng hoặc uống một tách trà gừng tươi sẽ giúp làm giảm lượng Prostaglandin trong cơ thể. Từ đó đẩy lùi những cơn đau đầu buồn nôn nhanh chóng.
- Sử dụng quế: Trong quế có chứa hợp chất Eugenol, có công dụng ức chế Prostaglandin, giảm mức độ ra máu, từ đó cải thiện triệu chứng đau đầu và buồn nôn khi có kinh nguyệt.
- Chườm ấm: Bạn chườm khăn ấm, túi chườm hoặc dán miếng dán giữ nhiệt (khoảng 40°C) trên bụng và lưng dưới có thể mang lại hiệu quả tương đương thuốc giảm đau Ibuprofen.
Tây y cải thiện hội chứng đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng chị em, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp nhất. Thông thường, chị em có thể sẽ được chỉ định một số loại thuốc giảm đau không cần kê đơn kết hợp với việc áp dụng các cách giảm đau đơn giản tại nhà.
Khi bị đau đầu, bạn đọc có thể dùng thuốc Paracetamol theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên nhãn. Liều tối đa cho người lớn là 4000mg Paracetamol mỗi ngày. Nếu cơn đau tái diễn ở mỗi kỳ kinh, chị em cần đi gặp bác sĩ sản khoa để tìm nguyên nhân gây bệnh và có hướng xử lý phù hợp. Tránh lạm dụng Paracetamol gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe mà nặng nề nhất là gây tổn thương gan, thận.
Nếu việc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn không đạt hiệu quả, người bệnh cần được bổ sung các Hormone để điều hòa nội tiết tố. Một số loại thuốc giảm đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt thường được chỉ định là:
- Các liệu pháp Hormone như Danazol, Progestins (ví dụ Levonorgestrel, Etonogestrel hay Depot medroxyprogesterone acetate), thuốc kích thích Hormone giải phóng Gonadotropin, có thể làm giảm triệu chứng.
- Thuốc bổ sung sắt để hỗ trợ giảm thiểu chứng đau đầu nếu gặp tình trạng này do thiếu máu thiếu sắt. Thuốc sắt sẽ giúp đẩy lùi tình trạng da xanh xao, chóng mặt, nhức đầu mệt mỏi,…
- Nhóm thuốc Triptan được chỉ định cho các chứng đau nửa đầu kinh nguyệt nghiêm trọng. Các loại thuốc này có tác dụng kích thích Serotonin, từ đó giảm viêm và tăng cường lưu thông máu, ngăn chặn các chứng đau nửa đầu.
- Thuốc đau đầu kê theo toa như Dihydroergotamine, Opioid, Glucocorticoid và Ergotamine.
- Thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin có chọn lọc SSRI, nhằm giúp làm tăng nồng độ Serotonin trong não.
- Thuốc tránh thai được chỉ định để kiểm soát sự thay đổi của nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, giảm thiểu triệu chứng đau đầu buồn nôn.
Bạn đọc cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc để phòng ngừa các tác dụng không mong muốn xảy ra. Trong trường hợp sử dụng thuốc vẫn không thuyên giảm, hãy báo ngay cho chuyên gia để được đổi thuốc hoặc có phương pháp khác khắc phục phù hợp hơn.
Khám đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt ở đâu uy tín?
Sau đây là một số địa chỉ thăm khám tình trạng đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt uy tín, chất lượng:
Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Bạch Mai là một trong những cơ sở y tế hàng đầu khu vực miền Bắc. Với bề dày hơn 100 năm hình thành và phát triển, bệnh viện đã sở hữu đội ngũ chuyên gia giỏi, nổi tiếng, điều trị thành công rất nhiều các ca bệnh khó.
Hơn nữa, đây còn là một đơn vị luôn được đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại phục vụ tốt trong công tác kiểm tra và chẩn đoán bệnh như hệ thống máy xét nghiệm, nội soi, cộng hưởng từ,…
Hầu hết mọi người khi đến thăm khám tại bệnh viện đều phải chờ đợi, bởi lượng bệnh nhân hàng ngày rất đông. Do vậy, bạn đọc cần nên sắp xếp thời gian và đến sớm để lấy số khám bệnh, tránh tình trạng mất thời gian xếp hàng chờ đợi.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Bệnh viện Bạch Mai nằm ở 78 Giải Phóng, Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.
- SĐT: 04 38689711.
Bệnh viện Thanh Nhàn
Bệnh viện Thành Nhàn đã và đang trở thành một trong những địa chỉ khám chữa bệnh được nhiều người tin tưởng hiện nay. Đây là một đơn vị y tế quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa được đào tạo chuyên môn cao trực tiếp thực hiện thăm khám.
Cùng với đó, bệnh viện luôn chú trọng áp dụng các phương pháp hỗ trợ chẩn đoán và điều trị tân tiến mang đến hiệu quả tốt nhất cho quá trình khám chữa bệnh.
Là một đơn vị y tế mới nhưng bệnh viện được cải tạo xây dựng hệ thống cơ sở khang trang hiện đại, không ngừng đầu tư về trang thiết bị máy móc y khoa hiện đại nhất nhằm nâng cao chất lượng của bệnh viện.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Bệnh viện Thanh Nhàn nằm ở số 42 Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- SĐT: 091 122 40 99.
Bệnh viện Từ Dũ
Bệnh viện Từ Dũ là trung tâm y tế chuyên về lĩnh vực sản phụ khoa lớn nhất thuộc khu vực miền Nam. Trải qua 8 thập kỷ xây dựng và phát triển, hiện nay bệnh viện Từ Dũ đã có đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa sản có trình độ chuyên môn cao, phối hợp cùng các bác sĩ giỏi trên thế giới.
Đây luôn là cơ sở y tế được các chị em khu vực miền Nam ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, Từ Dũ là bệnh viện công lập lớn nhất ở khu vực phía Nam, nên khó tránh khỏi tình trạng đông đúc khi đi khám chữa bệnh.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Bệnh viện Từ Dũ nằm ở 191 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
- SĐT: 028 3839 8280.
Nhất Nam Y Viện
Nhất Nam Y Viện mang sứ mệnh nghiên cứu và phục dựng các phương thuốc quý của Thái Y Viện triều Nguyễn. Song hành cùng quá trình nghiên cứu ứng dụng thuốc, trung tâm còn đặc biệt chú ý đến việc nuôi trồng và đảm bảo chất lượng các dược liệu sạch tự nhiên để cung ứng cho việc sản xuất thuốc.
Hơn nữa, tại Nhất Nam Y Viện, mô hình khám chữa bệnh của Thái Y Viện được tái hiện một cách đầy đủ nhất nhưng cũng vô cùng đơn giản, nhanh gọn. Không gian đặc sắc tại đây sẽ mang đến cho người bệnh sự thư giãn, thỏa mái nhất khi đến thăm khám và điều trị.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Nhất Nam Y Viện nằm ở biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, TP Hà Nội.
- SĐT: 024 8585 1102.
Lưu ý khi bị đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt
Các cơn đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày của các chị em. Do vậy, để khắc phục hiện tượng này, chị em cần chú ý những lời khuyên của chuyên gia như sau:
- Trong thời gian trước, trong khi hành kinh, chị em cần chú ý tránh sử dụng Aspirin vì loại thuốc này có thể gây xuất huyết. Đồng thời khiến quá trình hành kinh kéo dài hoặc rong kinh, gây mất nhiều máu, sinh ra đau đầu, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt.
- Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng, stress kéo dài. Chị em không nên thức khuya vì có thể khiến tình trạng đau đầu buồn nôn trở nên nghiêm trọng hơn.
- Sắp xếp công việc một cách hợp lý, khoa học và không làm việc cũng như vận động quá sức trong chu kỳ hành kinh.
- Xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất, magie, axit béo…Tránh xa các chất kích thích và đồ uống có cồn như thuốc lá, cà phê, rượu, bia,…
- Tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, massage nhằm tăng cường sức khỏe và hạn chế tình trạng đau đầu buồn nôn.
Những cơn đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt sẽ nhanh chóng giảm nếu chị em phụ nữ biết cách chăm sóc bản thân và áp dụng một số phương pháp điều trị khoa học. Tuy nhiên, khi cường độ cơn đau ngày càng nghiêm trọng, người bệnh nên đi khám sản phụ khoa để phòng ngừa một số bệnh lý nguy hiểm đối với sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!