Đau đầu sốt
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênĐau đầu sốt là triệu chứng thường xuất hiện ở những người đang bị viêm họng hay cảm cúm. Tình trạng này tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng lại ảnh hưởng rất lớn đến công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Vậy đau đầu và sốt là bệnh gì, cách điều trị dứt điểm như thế nào. Mọi thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.
Đau đầu sốt nhẹ là bệnh gì?
Tình trạng đau đầu sốt thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Kể cả khi làm việc quá độ cũng có thể gặp phải tình trạng này. Đau đầu kèm sốt không chỉ là một bệnh lý, chúng còn là một trong những dấu hiệu thông báo cơ thể đã mắc một số bệnh về sức khỏe.
Những triệu chứng đau đầu kèm theo sốt có thể xuất hiện do các bệnh lý sau đây:
- Cảm lạnh: Đây là một trong những căn bệnh phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi. Cảm lạnh có tốc độ lây truyền nhanh và mạnh. Đồng thời gây ảnh hưởng đến các cơ quan như các xoang và mũi họng. Một số biểu hiện điển hình của bệnh lý này bao gồm nhức đầu, sốt nhẹ, cơ thể đau nhức, hắt hơi liên tục…
- Cảm cúm: Hình thành khi các virus cúm nhóm A và C xâm nhập vào cơ thể. Cảm cúm có mức độ nguy hiểm và tiến triển nhanh hơn bệnh cảm lạnh rất nhiều. Những triệu chứng của cảm cúm cũng có phần nặng nề hơn. Cụ thể như đau đầu mệt mỏi, sốt cao, sưng đau rát họng, ăn uống không ngon, mệt mỏi thiếu sức sống.
- Viêm họng: Bệnh xảy ra khi các vi khuẩn, nấm hoặc virus xâm nhập vào niêm mạc họng gây sưng viêm. Chứng bệnh này rất khó điều trị dứt điểm, thường tái phát khi thời tiết thay đổi, hoặc sức đề kháng bị suy yếu. Các biểu hiện của viêm họng thường là đau rát cổ họng, nhức đầu mệt mỏi hay ăn không ngon, buồn nôn, ho có đờm…
- Viêm Amidan: Hình thành do nhiễm trùng, virus xâm nhập hoặc do nhiễm khuẩn. Các triệu chứng thường gặp của viêm amidan bao gồm đau họng, cứng cổ, khó mở miệng. Thậm chí, khi bệnh diễn tiến nặng hơn, bạn có thể xuất hiện những triệu chứng khá nguy hiểm. Cụ thể như sốt cao trên 39 độ, hơi thở có mùi hôi, khó thở.
- Viêm thanh quản: Khi phần hầu họng bị viêm nhiễm kéo dài, chúng có thể lan xuống các bộ phận bên dưới. Từ đó khiến dây thanh quản cũng bị viêm nhiễm. Dẫn tới việc cơ thể bạn bị sốt đau đầu, mệt mỏi và khó chịu.
- Sốt siêu vi: Sốt siêu vi là hiện tượng nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường do nhiễm các loại siêu vi trùng khác nhau. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào. Nhưng trẻ em là đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả. Sốt siêu vi gây ra các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, chảy nước mũi kèm theo đau khớp, sổ mũi, cơ thể mệt mỏi.
Đau đầu và sốt ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Đau đầu sốt là các triệu chứng phổ biến mà chúng ta ai cũng từng gặp phải một lần. Mặc dù chúng không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải. Từ đó gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Đồng thời khiến người bệnh kém tập trung, làm giảm năng suất làm việc.
Ngoài ra, khi bị đau đầu kèm theo sốt chứng tỏ hệ miễn dịch của bạn đang bị suy yếu. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các vi khuẩn, virus có hại xâm nhập vào cơ thể và gây ra các bệnh lý về sức khỏe. Thậm chí, hiện tượng đau đầu sốt cao kéo dài còn là dấu hiệu của các biến chứng nguy hiểm.
Chính vì thế, người bệnh không nên chủ quan trước những triệu chứng thông thường này. Khi thấy tình trạng đau đầu sốt kéo dài, bạn nên chủ động đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.
Các cách điều trị bệnh hiệu quả nhất
Tình trạng đau đầu sốt thường đi kèm với nhiều triệu chứng bệnh khác nhau. Do vậy, các bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh của từng người để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Sử dụng thuốc Tây y trị đau đầu sốt cao
Trường hợp sốt kèm đau đầu dữ dội, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc Tây để điều trị. Lúc này, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng thuốc. Điều này sẽ đảm bảo an toàn sức khỏe cho bạn, tránh tác dụng phụ từ thuốc tân dược.
Đau đầu sốt nhẹ uống thuốc gì? Theo đó những loại thuốc thường được chỉ định để điều trị bệnh bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Bạn có thể dùng những loại như Penicillin, Tetracyclin, Aminosid… Thuốc kháng sinh thường được chỉ định trong trường hợp mắc bệnh do viêm họng, viêm amidan.
- Thuốc giảm đau hạ sốt: Nhóm thuốc này có công dụng làm giảm các triệu chứng, tăng thân nhiệt. Hay cải thiện dấu hiệu đau họng và đau đầu sau tai do nhiều bệnh lý gây ra. Người bệnh có thể tham khảo một số loại thuốc như Paracetamol, Efferalgan…
- Thuốc giảm ho: Chúng thường dùng với các trường hợp mắc bệnh do sốt siêu vi. Khi đó, các loại siro ho sẽ phát huy hiệu quả, giúp bạn giảm đau rát cổ họng nhanh chóng.
- Nước muối sinh lý: Việc sử dụng nước muối sinh lý sẽ giúp bạn sát khuẩn, sát trùng. Đồng thời loại bỏ các dị nguyên gây cản trở việc thở. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các loại thuốc xịt mũi chuyên dụng. Chúng sẽ đóng vai trò ngăn ngừa sự tấn công của tác nhân gây bệnh đau đầu và sốt nhẹ.
Áp dụng mẹo dân gian tại nhà
Ngoài ra, bạn đọc cũng có thể điều trị đau đầu sốt nhẹ tại nhà bằng các mẹo dân gian đơn giản. Phương pháp này không chỉ mang lại hiệu quả tốt, an toàn mà không hề tốn kém chi phí. Một số mẹo dân gian phổ biến mà người bị đau đầu kèm sốt có thể áp dụng tại nhà như:
- Uống trà gừng: Gừng chứa nhiều hoạt chất có khả năng ức chế các tác nhân gây viêm nhiễm, sưng tấy. Bởi vậy, uống trà gừng có thể kháng viêm, giảm đau nhức, sưng đỏ nhanh chóng. Ngoài ra, chúng còn giúp bạn thư giãn hệ thần kinh. Từ đó giảm thiểu đáng kể các triệu chứng đau đầu, sốt mệt mỏi.
- Mật ong: Mật ong vốn nổi tiếng với công dụng sát khuẩn, kháng viêm cực tốt. Chúng giúp ức chế sự sinh sôi của các vi khuẩn gây bệnh. Nhờ vậy, giảm nhanh các triệu chứng viêm nhiễm gây nhức đầu sốt về đêm. Với mẹo này, bạn có thể pha mật ong với nước ấm sử dụng mỗi sáng để cải thiện bệnh.
- Dùng các loại tinh dầu: Xông tinh dầu mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn được thư giãn. Theo đó làm giảm tối đa các triệu chứng đau nhức mệt mỏi. Người bệnh có thể dùng tinh dầu tràm, tinh dầu bạc hà… để massage cơ thể. Hoặc xông hơi, tắm nhằm tăng cường sức đề kháng cũng như làm dịu tinh thần.
Người bị đau đầu và sốt nên đi chữa bệnh ở đâu?
Trường hợp bị sốt kèm đau đầu dữ dội, bạn nên tìm đến những bệnh viện hoặc phòng khám uy tín để chữa trị. Tại đây, các bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn một phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Nhờ vậy, giảm thiểu các triệu chứng phiền toái mà bệnh gây ra, ảnh hưởng xấu tới cuộc sống.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một số địa chỉ khám chữa đau đầu ù tai, sốt uy tín tại Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng. Đây đều là những cơ sở khám chữa bệnh nổi tiếng, an toàn, chất lượng, hiệu quả. Đồng thời sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên môn, tay nghề cao. Bạn đọc có thể tham khảo những địa chỉ khám chữa bệnh đau đầu kèm sốt sau:
- Khoa Nội Thần kinh của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Nằm ở số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng: Địa chỉ tại số 124 Hải Phòng, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng.
- Bệnh viện Nhân dân 115: Nằm ở số 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TPHCM.
- Nhất Nam Y Viện: Cơ sở chữa bệnh bằng Đông y được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Địa chỉ cụ thể ở biệt thự 16, ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc: Tọa lạc tại biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân – Hà Nội.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh đau nhức đầu và sốt hiệu quả
Để phòng tránh hiện tượng đau đầu sốt, người bệnh cần trị dứt điểm một số bệnh lý. Đồng thời tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học nhằm nâng cao sức đề kháng.
Theo đó, bạn đọc nên lưu ý một số điều sau khi bị đau đầu sốt nhức mỏi toàn thân:
- Tránh làm việc quá sức khiến cho cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng suy yếu. Điều này sẽ tạo ra cơ hội cho các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt, hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc mỗi ngày.
- Mỗi ngày, uống đủ lượng nước cần thiết để thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố ra bên ngoài. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể uống các loại nước ép từ rau củ và trái cây.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, tăng cường bổ sung chất xơ, chất đạm và các loại vitamin. Đồng thời hạn chế dung nạp các loại chất béo và đồ ăn nhiều dầu mỡ. Tuyệt đối không dùng các chất kích thích hay đồ uống có cồn như rượu, bia.
- Chế biến thức ăn dưới dạng lỏng như cháo, canh, súp, rau củ đã hầm nhừ hay nghiền nhỏ.
- Người bệnh cần vệ sinh tai, mũi, họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài để hạn chế các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp.
- Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch.
Tình trạng đau đầu sốt không đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, bạn cũng không nên xem thường những triệu chứng bệnh. Khi thấy tình trạng trên kéo dài kèm theo biểu hiện ho, đau nhức cơ… bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây bệnh cụ thể và tư vấn cách điều trị phù hợp nhất. Từ đó ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe có thể xảy ra.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!