Ho khan

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Ho khan là tình trạng người bệnh chỉ ho, không có đờm hoặc không có các chất nhầy khác đi kèm. Người bệnh có cảm giác ngứa ngáy ở cổ họng và xuất hiện tình trạng ho kéo dài, không kiểm soát. Bệnh lý này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Ho khan là gì?

Ho khan là tình trạng cơ thể người bệnh xuất hiện những phản ứng ho kéo dài, ho theo từng cơn rất khó kiểm soát. Bên cạnh đó, người bệnh còn có cảm giác đau rát, khó chịu và ngứa ngáy cổ họng. Người bệnh có thể có hiện tượng khàn tiếng nhưng không xuất hiện dịch nhầy cổ họng hoặc đờm.

ho khan
Ho khan là tình trạng cơ thể người bệnh xuất hiện những phản ứng ho kéo dài, ho theo từng cơn rất khó kiểm soát và không xuất hiện dịch đờm

Thông thường, tình trạng ho khan có thể kéo dài từ 2 đến 3 tuần. Dựa vào thời gian mắc và kéo dài bệnh, bệnh lý này được chia thành các dạng bệnh như sau:

  • Ho cấp tính khi cơn ho xuất hiện khoảng 2 tuần.
  • Nếu các cơn ho kéo dài từ 2 đến 4 tuần ở trẻ em thì được gọi là ho cấp tính kéo dài.
  • Tình trạng ho kéo dài trên 4 tuần được gọi là ho mãn tính.
  • Khi người lớn bị ho trên 8 tuần gọi là ho dai dẳng.

Tình trạng ho khan ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, sinh hoạt hàng ngày và đặc biệt là sức khỏe người bệnh.

Nguyên nhân ho khan

Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh ho sẽ giúp các bác sĩ và người bệnh có tìm ra và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Các nguyên nhân phổ biến có thể gây ra tình trạng bệnh lý này là:

  • Do cảm lạnh

Khi cảm lạnh, cơ thể người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn. Lúc này các vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập và tấn công hệ hô hấp. Điều này khiến người bệnh bị đau họng và gặp phải những cơn ho khan kéo dài.

Đây là tình trạng trào ngược dịch vị dạ dày mãn tính khá nguy hiểm. Khi dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng khó nuốt, ợ nóng, ho khan.

  • Nhiễm virus đường hô hấp

Các virus gây cảm lạnh khiến người bệnh gặp phải các cơn ho kéo dài. Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh cải thiện tình trạng cảm lạnh nhưng tình trạng ho vẫn không thuyên giảm.

Hai bệnh lý này là hai bệnh lý bệnh đường hô hấp trên. Khi bị viêm đường hô hấp, vòm họng có thể bị kích ứng dẫn tới phản ứng ho khan

  • Bệnh ho gà

Bệnh ho gà là bệnh lý hô hấp có khả năng lây lan nhanh chóng. Các triệu chứng bệnh thường bị nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh. Tuy nhiên, người bệnh khi bị ho gà thường xuất hiện các cơn ho khan rất khó kiểm soát.

  • Do hen suyễn

Hen suyễn là tình trạng bệnh hô hấp mãn tính khá nguy hiểm. Đường thở của người bệnh bị viêm nhiễm, sưng tấy cổ họng gây cản trở. Khi bị hen suyễn, người bệnh cũng xuất hiện tình trạng ho khan.

ho khan
Hen suyễn là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này
  • Do xẹp phổi hoặc ung thư phổi

Người bị xẹp phổi do cơ địa hoặc do chấn thương có thể tiềm ẩn các vấn đề về phổi và người bệnh có thể xuất hiện tình trạng ho khan. Ngoài ra, nếu người bệnh bị ung thư phổi cũng có khả năng bị ho khan mất kiểm soát.Ngoài ra, một số nguyên nhân gây ho khan nhiều là do suy tim hoặc do tác dụng phụ của chất gây ức chế ACE.

Triệu chứng của bệnh

Ho khan là bệnh lý có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Các triệu chứng của tình trạng này thường xuất hiện nhiều vào ban đêm, khiến người bệnh trằn trọc, khó ngủ và mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.Các triệu chứng đi kèm với tình trạng ho bao gồm:

  • Người bệnh có biểu hiện sốt.
  • Xuất hiện tình trạng thở khò khè, ho khan tiếng.
  • Cổ họng bị ngứa ngáy và đau rát, có cảm giác như kim châm.
  • Người bệnh bị ớn lạnh, ho khan buồn nôn.
  • Có thể bị ra mồ hôi trộm, nhức đầu và mệt mỏi.
  • Người bệnh bị đau tức ngực, bụng, đặc biệt khi bị ho.

Ho khan có nguy hiểm không?

Tình trạng ho khan là một phản ứng của cơ thể khi gặp phải các bệnh lý về hô hấp hoặc một số tình trạng sức khỏe khác. Ho khan có thể được điều trị dứt điểm nếu áp dụng phương pháp điều trị khoa học. Tuy nhiên, nếu người bệnh không điều trị bệnh kịp thời có thể gây ra các biến chứng sau đây:

  • Biến chứng viêm họng, viêm thanh quản hoặc viêm tai giữa, viêm phế quản, hen suyễn.
  • Biến chứng viêm xương chũm mạn tính.
  • Biến chứng xơ phổi, phù phổi.
  • Biến chứng ung thư thanh quản, ung thư phổi rất nguy hiểm.
ho khan
Tình trạng ho có thể dẫn đến biến chứng ung thư phổi rất nguy hiểm

Chẩn đoán và điều trị

Khi có các dấu hiệu bệnh bất thường hoặc ho kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị.

Chẩn đoán

Để tìm ra phác đồ điều trị phù hợp nhất, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên triệu chứng bệnh và tiến hành thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Chẩn đoán hình ảnh thông qua chụp X-quang hoặc chụp CT để kiểm tra và đánh giá các vấn đề về ngực.
  • Đo phế dung để kiểm tra chức năng phổi.
  • Nội soi giúp xác định tình trạng của đường hô hấp hoặc xác định tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

CÙNG CHỦ ĐỀ:

Điều trị bằng Tây y

Các loại thuốc Tây y được chỉ định thông qua đánh giá của bác sĩ về tình trạng cơ địa và nguyên nhân gây ho khan ở người bệnh. Các nhóm thuốc phổ biến thường được chỉ định là:

  • Thuốc giảm ho: Giúp tác động lên trung tâm gây ho để giảm ho đáng kể. Đây còn là loại thuốc an thần giúp ức chế hô hấp. Các loại thuốc thường dùng là Codein hoặc Dextromethorphan.
  • Nhóm thuốc chống viêm: Giúp giảm sốt, giảm mệt mỏi và giảm đau đầu. Người bệnh thường được sử dụng Alphachymotrypsin.
  • Thuốc kháng histamin được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị ho do dị ứng. Các loại thuốc tiêu biểu là: Alimemazin, Desloratadine hoặc Chlopheniramin.
  • Người bệnh có thể sử dụng thêm kẹo ngậm để làm dịu cơn ho và giảm đau rát cổ họng.
ho khan
Điều trị ho khan bằng thuốc giảm ho

Ngoài ra, tùy từng nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định các nhóm thuốc cụ thể như sau:

  • Điều trị ho do tắc nghẽn phổi mãn tính: Sử dụng Formoterol hoặc Difillin hoặc Cortisone dạng xịt.
  • Điều trị hen suyễn: Sử dụng Glucocorticoids, Theophylin hoặc Salbutamol cùng các dẫn xuất khác.
  • Người bệnh bị ho do viêm phổi: Sử dụng thuốc chống ho Dextromethorphan.
  • Điều trị ho gà: Sử dụng Clarithromycin hoặc Erythromycin và các loại thuốc ức chế ho gà.
 

Mẹo dân gian trị ho khan

Các mẹo dân gian bằng thảo dược tự nhiên có thể được áp dụng để cải thiện các triệu chứng ho khan khá tốt. Người bệnh có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Sử dụng bột nghệ: Chuẩn bị 1 củ nghệ tươi, 5gr đường phèn. Cạo bỏ vỏ nghệ, rửa sạch và thái lát mỏng, giã nhuyễn. Chúng ta cho đường phèn vào nước cốt nghệ, pha loãng và hấp cách thủy trong 10 phút và sử dụng hàng ngày.
  • Gừng giúp trị ho: Người bệnh có thể nhai vài lát gừng tươi, ngậm và uống với nước cốt chanh hàng ngày.
  • Sử dụng tỏi trị ho: Chuẩn bị lượng tỏi vừa đủ, rửa sạch bỏ vỏ, giã nhuyễn và đắp tỏi vào lòng bàn chân để qua đêm.
  • Củ cải trắng giúp giảm ho: Bệnh nhân rửa sạch củ cải trắng, xay nhuyễn và trộn với 2 thìa mật ong nguyên chất, hấp cách thủy trong 15 phút, để ăn hàng ngày.

Các biện pháp phòng ngừa ho khan

Để cải thiện tình trạng ho khan, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát.

  • Người bệnh cần giữ ấm cơ thể khi thay đổi thời tiết.
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá, nên tắm bằng nước ấm để tránh bị cảm lạnh.
  • Cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường khói bụi hoặc ra ngoài đường.
  • Các bạn có thể sử dụng máy lọc không khí, máy tạo ẩm trong gia đình.
  • Chúng ta uống nhiều nước hàng ngày, súc miệng bằng nước muối pha loãng.
  • Kiểm soát căng thẳng và tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường sức đề kháng.

Trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng ho khan. Đối với tình trạng này, người bệnh không được chủ quan mà cần tích cực thăm khám, điều trị để cải thiện bệnh một cách tốt nhất.

THÔNG TIN QUAN TRỌNG:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *