Vảy nến móng tay: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Vảy nến móng tay là bệnh da liễu có mức độ nhẹ, lành tình. Bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nếu không được xử lý có thể gây biến chứng. Làm thế nào để nhận biết các triệu chứng bệnh nội dung bài đọc dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết cũng như các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất hiện nay. 

Vảy nến móng tay là gì? Bệnh có gây nguy hiểm không?

Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương – chuyên gia da liễu có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh: Vảy nến móng tay là một thể bệnh của vảy nến khá phổ biến. Đây là trạng thái rối loạn miễn dịch mãn tính có tính chất chu kỳ và rất dễ tái phát. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là móng dày, vỡ hoặc tách móng, hình dạng và kích thước móng tay đều có sự thay đổi. 

vay nen mong tay
Vảy nến móng tay  là bệnh da liễu phổ biến bất kỳ ai cũng có thể bị

Vảy nến móng thường xuất hiện thứ phát sau các thể vảy nến khác kèm theo nhiều triệu chứng. Theo số liệu ghi lại có khoảng 80% trường hợp người bị viêm khớp vảy nến, 35% trường hợp bị vảy nến thông thường. 

Theo các chuyên gia, vảy nến móng tay không đe dọa hay gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng sẽ làm mất thẩm mỹ nghiêm trọng, gây ra nhiều khó khăn trong quá trình sinh hoạt và vận động của bệnh nhân. 

Một số biến chứng của bệnh lý này có thể xảy ra nếu không được điều trị kịp thời có thể kể đến như: 

  • Gây biến dạng móng, mang đến cảm giác đau đớn, khó chịu và mất thẩm mỹ. 
  • Biến chứng khuyết tật chức năng móng. 
  • Ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân, đa phần gây trầm cảm từ mức độ nhẹ đến nặng. 
  • Biến chứng nhiễm khuẩn thứ cấp. 
  • Biến chứng viêm khớp. 

Triệu chứng khi bị vảy nến móng tay

Vảy nến móng chân, tay thường đi kèm với các bệnh lý khác có liên quan vì móng là một phần của da. Biểu hiện của bệnh phụ thuộc vào phần móng bị ảnh hưởng. Cụ thể như sau: 

  • Rỗ bề mặt móng: Tế bào keratin tạo nên độ cứng cho móng bị mất dần hình thành nên các lỗ nhỏ trên bề mặt móng. Số lượng lỗ và mức độ nông sâu sẽ có sự khác nhau tùy theo từng người bệnh. Có người chỉ xuất hiện 1 lỗ nhưng có người lại bị rất nhiều. 
  • Bong móng: Giường móng là phần mô mềm nằm bên dưới đĩa móng có chứa nhiều mạch máu nhỏ làm cho móng có màu hồng. Khi bị vảy nến móng, phần đĩa móng có thể bị tách để lại một khoảng trống lớn dưới móng tay, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển gây nhiễm trùng. 
  • Biến dạng móng, dày móng: Đây là sự suy yếu trong cấu trúc tế bào của móng khiến phần này bị vỡ hoặc biến dạng. Bề mặt móng sẽ có những đường lằn, rãnh, lỗ chỗ với nhiều mức độ khác nhau. Mảnh vỡ này có màu trắng, tích tụ lại dưới móng gắn liền với da mang đến cảm giác đau đớn dữ dội. 
  • Biến đổi màu sắc móng: Phần móng tay, chân có thể chuyển sang màu xanh lá, vàng hoặc nâu. Trường hợp có nhiễm khuẩn móng sẽ chuyển sang màu tối sẫm. Một vài trường hợp móng sẽ có đốm đỏ hoặc trắng xuất hiện trên bề mặt. 
  • Có lớp dày sừng dưới móng: Có khoảng ⅓ người bị vảy nến gặp phải tình trạng này. Lớp sừng dưới da sẽ tăng sinh và dày lên gấp 2,3 lần bình thường gây cảm giác khó chịu, đau đớn thậm chí một số còn bị chảy máu dưới móng.

Các tổn thương ở phần móng sẽ khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và đi lại hàng ngày. Người bệnh có thể bị đau nhiều ở móng tay, toàn thân dựa theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. 

BẠN ĐANG GẶP NHỮNG TRIỆU CHỨNG VIÊM DA NÀO?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Nguyên nhân bị vảy nến móng tay

Dù chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra vảy nến móng tay nhưng bệnh có thể bùng phát bởi những tác nhân sau:

vay nen mong tay
Rối loạn hệ miễn dịch có thể gây vảy nến thể móng
  • Do sự rối loạn hệ miễn dịch khiến các tác nhân gây hại có cơ hội tấn công. 
  • Do yếu tố di truyền từ những người cận huyết trong gia đình. 
  • Do chấn thương từ việc chèn ép, va đập móng, tì đè ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. 
  • Do căng thẳng, stress kéo dài khiến cơ thể sản sinh ra chất gây viêm, dễ mắc bệnh ngoài da và vảy nến. 
  • Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác có thể kể đến như rối loạn nội tiết tố, chế độ dinh dưỡng, hút thuốc,…

Cách phân biệt vảy nến móng tay và phân biệt với nhiễm nấm móng tay

Triệu chứng vảy nến móng có nhiều điểm tương đồng với bệnh nấm móng nên sẽ gây nhầm lẫn dẫn đến việc điều trị sai cách của người bệnh. Dưới đây là một số đặc điểm chúng tôi đã tổng hợp lại để bạn đọc có thể phân biệt hai căn bệnh này: 

  • Nấm móng sẽ có những điểm màu vàng dưới đầu ngón tay, kèm theo đó là mùi hôi khó chịu, móng tay dễ bị gãy. Vảy nến móng tay có cấu trúc rời và sẽ rụng từ từ. 
  • Vảy nến móng tay mang đến cảm giác đau đớn do các mảng dưới da tích tụ dưới móng. Nấm móng sẽ gây cảm giác đau ít hơn, thay vào đó là sự ngứa ngáy, khó chịu. 
  • Vảy nến móng tay phổ biến hơn ở mọi lứa tuổi, còn nấm móng thường xuất hiện ở người cao tuổi, người hay bị đổ mồ hôi, hay đi giày tất khiến da bí bách.

Hướng điều trị khi bị vảy nến móng tay

Để tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ và quá trình sinh hoạt thường ngày người bệnh nên chủ động đi khám và tìm cách chữa vảy nến móng tay càng sớm càng tốt. 

Tây y chữa vảy nến móng tay tại nhà

Tây y có nhiều phương pháp để chữa vảy nến móng tay tùy theo từng thể bệnh và mức độ nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ cân nhắc tình trạng của bệnh nhân để có sự điều chỉnh sao cho phù hợp. 

vay nen mong tay
Tùy theo mức độ bệnh lý bác sĩ sẽ có sự chỉ định đơn thuốc phù hợp với bệnh nhân bị vảy nến

Thuốc chữa vảy nến móng 

Bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định dùng một số loại thuốc chữa vảy nến dưới đây cho người bệnh: 

  • Thuốc bôi trị vảy nến móng tay tại chỗ để cải thiện triệu chứng, giúp bệnh nhân thấy dễ chịu hơn như calcipotriol, tacrolimus,…
  • Thuốc có tác dụng toàn thân khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng như retinoids. otezla,…
  • Thuốc dạng tiêm đường tĩnh mạch như humira, etezla, corticosteroid,…
  • Một số chế phẩm sinh học khác dùng để hỗ trợ điều trị vảy nến móng. 
  • Thuốc diệt nấm như terbinafine, itraconazole,…

Quang trị liệu chữa vảy nến thể móng 

Đối với bệnh thể nhẹ, triệu chứng mới khởi phát người bệnh có thể dùng phương pháp quang trị liệu để chữa trị. Nhược điểm của biện pháp điều trị này là chi phí cao và không chữa khỏi tận gốc. 

Cắt bỏ móng tay, móng chân 

Một số trường hợp bắt buộc người bệnh phải cắt mỏng móng bằng các kỹ thuật như dùng ure nồng độ cao, phẫu thuật,… Móng sau khi cắt vẫn sẽ được mọc lại như ban đầu. Nếu bệnh nhân có biểu hiện bị đau, nhiễm trùng bác sĩ sẽ cân nhắc kê thêm thuốc giảm đau. 

Mẹo chữa vảy nến móng tại nhà

Dân gian có rất nhiều mẹo chữa bệnh hay áp dụng tại nhà vừa mang đến hiệu quả điều trị tốt vừa an toàn, tiết kiệm. Dưới đây là một số cách trị vảy nến theo dân gian được nhiều người áp dụng bạn có thể tham khảo thêm để thực hiện tại nhà: 

vay nen mong tay
Muối Epsom có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh da liễu
  • Mẹo dùng lá lô hội để chữa bệnh: Chuẩn bị 1 lá lô hội bỏ vỏ xanh, rửa sạch rồi cho phần gel bôi trực tiếp lên vùng cần điều trị. Để nguyên như vậy trong 30 phút sau đó rửa tay với nước ấm. 
  • Mẹo dùng muối Epsom: Hòa tan 2 thìa muối Epsom với một bát nước ấm để ngâm móng tay, chân trong khoảng 20 đến 30 phút. Sau khi ngâm hãy dùng khăn bông lau khô và thoa kem dưỡng ẩm. 
  • Mẹo dùng bột yến mạch: Pha hai thìa canh bột yến mạch cùng 1 bát nước ấm. Trộn đều hỗn hợp rồi cho tay vào ngâm trong khoảng 20 phút sau đó rửa với nước ấm và bôi kem dưỡng ẩm. 

Chăm sóc và phòng ngừa vảy nến móng tay

Quá trình chăm sóc và phòng ngừa vảy nến móng tay đóng vai trò quan trọng mà bạn không nên chủ quan. Để phát huy tốt việc điều trị và hạn chế nguy cơ tái phát của bệnh bạn hãy chú ý đến một số vấn đề như sau: 

  • Chỉ dùng thuốc điều trị khi có sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc uống, tăng liều lượng khi chưa có sự cho phép. 
  • Thường xuyên cắt móng tay, vệ sinh móng và các kẽ móng tay sạch sẽ. 
  • Tránh để tay tiếp xúc với các yếu tố kích thích gây bệnh, khi làm việc nên đeo găng tay bảo vệ. 
  • Không dùng bàn chải hay các vật nhọn để làm sạch móng. 
  • Nên dùng kem dưỡng ẩm tại móng và các vùng da xung quanh bởi có thể dẫn đến khô da, nứt nẻ và bong tróc. 
  • Giữ tinh thần thoải mái, cân bằng giữa quá trình làm việc, nghỉ ngơi để tránh căng thẳng, stress. 
  • Người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung các loại thực phẩm nhiều vitamin, omega 3, kẽm, thịt đỏ. Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều protein lạ, tanh, đồ uống có chứa chất kích thích, đồ gia vị cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ, chất béo, muối và đường tinh luyện. 
  • Tích cực luyện tập thể dục thể thao để cải thiện sức đề kháng, phòng bệnh hiệu quả. 

Mọi người không nên chủ quan trước bệnh vảy nến móng tay bởi sự ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống và công việc là rất lớn. Nếu có biểu hiện bất thường hãy di chuyển nhanh đến cơ sở y tế để được khám và xử lý theo phương pháp phù hợp.