Viêm đường tiết niệu sau sinh là gì? Cách điều trị hiệu quả
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênViêm đường tiết niệu sau sinh là bệnh lý thường gặp ở các chị em sau khi trải qua quá trình mang thai và đẻ con. Bao gồm các biểu hiện viêm nhiễm, ngứa mô mềm, khó tiểu tiện…Việc tìm hiểu thật kỹ về bệnh là điều các bà mẹ nên làm và cần thiết để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh về sau.
Viêm đường tiết niệu sau sinh là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm đường tiết niệu sau sinh là tình trạng viêm nhiễm xuất hiện tại đường tiết niệu, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do E.coli. Đây là loại vi khuẩn có khả năng sinh sản và phát triển trong đường niệu và lây lan qua đường tình dục. Bên cạnh đó, trong quá trình sinh mổ, bệnh nhân còn tiếp xúc với các dụng cụ phẫu thuật hoặc trước đó có nội soi cũng dễ bị nhiễm vi khuẩn này.
Viêm đường tiết niệu sau sinh có mức độ nguy hiểm phụ thuộc nhiều vào khu vực viêm nhiễm. Trường hợp vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang thì mức độ nguy hiểm và ảnh hưởng không nhiều. Tuy nhiên khi đã xâm lấn vào thận thì tính chất nghiêm trọng sẽ tăng lên.Trường hợp này bệnh nhân phải nhập viện và thực hiện điều trị ngay lập tức.
Nguyên nhân, triệu chứng viêm đường tiết niệu sau sinh
Dưới đây là thông tin về nguyên nhân và triệu chứng của viêm đường sinh dục sau sinh, chị em nên tìm hiểu thêm để có các biện pháp phòng ngừa và điều trị hợp lý.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu sau sinh bao gồm:
Suy giảm miễn dịch
Sau sinh là lúc cơ thể phụ nữ yếu nhất và “mất cảnh giác” nhất bởi những cơn đau đẻ và quá trình mất máu. Do vậy, vi khuẩn cơ hội sẽ rất dễ thâm nhập vào cơ thể và gây ra biểu hiện triệu chứng viêm, thường gặp là viêm đường tiết niệu.
Viêm nhiễm lây lan
Bệnh nhân sau sinh có thể bị viêm nhiễm âm đạo, sẽ dễ lây lan vi khuẩn hơn do 2 bộ phận này rất gần nhau. Bên cạnh đó việc quan hệ tình dục sau sinh không đúng cách sẽ dễ làm biểu hiện bệnh nặng hơn.
Vị trí giải phẫu
Vị trí giải phẫu của đường tiết niệu ở phụ nữ gần với âm đạo và hậu môn, do vậy khả năng nhiễm khuẩn E.coli tăng cao hơn. Bên cạnh đó các vi khuẩn sâu trong niêm mạc đường tiêu hóa cũng có thể xuất hiện tại đường tiết niệu do bị “lạc chỗ”.
Cấu trúc
Đường tiết niệu, cụ thể là niệu đạo và bàng quang của phụ nữ dễ bị nhiễm khuẩn hơn các bộ phận khác. Bởi độ dài niệu đạo của chị em rất ngắn, chỉ khoảng 5cm, bên cạnh đó còn gần với vị trí âm đạo và hậu môn, do vậy dễ bị vi khuẩn xâm nhập hơn ở nam giới.
Chế độ vệ sinh
Sau khi sinh, chị em có thể chưa thực hiện vệ sinh đúng cách. Mặt khác việc tiết dịch và quay vòng kinh nguyệt cũng làm tăng khả năng nhiễm khuẩn. Trong trường hợp này, người bệnh nên sử dụng thêm nước vệ sinh và dùng thuốc đặt để cải thiện nhanh hơn.
Sử dụng băng vệ sinh
Sau khi sinh chị em thường có thêm có trình thải các dịch sản, phải sử dụng các loại băng vệ sinh dài ngày. Đây là nguy cơ khiến vi khuẩn có hại phát triển. Thêm vào đó là sự suy giảm sức đề kháng kèm theo mất sức khiến chị em dễ có khả năng mắc bệnh hơn.
Thời tiết
Thời tiết thay đổi hoặc giao mùa khiến đa chủng loại vi khuẩn phát triển, chị em sau sinh nên có biện pháp phòng ngừa trong những thời điểm này.
Triệu chứng
Triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu sau sinh bao gồm:
- Sản phụ đi tiểu nhiều lần thất thường, với lượng ít và khó đi hơn bình thường.
- Có cảm giác đau buốt, ngứa và có thể bị thay đổi màu nước tiểu.
- Vùng bụng dưới cảm giác nặng, có thể đau âm ỉ vùng lưng và bụng dưới.
- Cơ thể cảm giác mệt mỏi, khó chịu và có thể kèm theo sốt và ớn lạnh.
- Nước tiểu có mùi hôi khó chịu (hơi giống mùi kháng sinh)
Triệu chứng của viêm đường tiết niệu sau sinh ở giai đoạn đầu thường khó phân biệt với viêm âm đạo – sinh dục. Bên cạnh đó bệnh nhân có nguy nhiễm khuẩn ở cả 2 khu vực này, do vậy nên thực hiện thăm khám để xác định rõ căn nguyên bệnh.
Chẩn đoán và cách điều trị viêm đường tiết niệu sau sinh
Chẩn đoán là bước quan trọng trước khi thực hiện điều trị, bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử và tiến hành thêm một số xét nghiệm để xác định căn nguyên. Thực hiện chẩn đoán đúng là điều kiện cần thiết để cải thiện nhanh bệnh phòng tránh biến chứng viêm nhiễm có thể xảy ra.
Chẩn đoán tình trạng bệnh
Chẩn đoán viêm đường tiết niệu sau sinh thực hiện qua các bước sau:
Thăm khám
Bệnh nhân tiến hành thăm khám với các bác sĩ. Bên cạnh đó việc cung cấp bệnh sử và triệu chứng kèm theo sẽ rất hữu ích cho quá trình thăm khám và chẩn đoán.
Bệnh nhân cũng nên theo dõi tình trạng bệnh và cập nhật thông tin cho bác sĩ nếu có tiến triển nặng.
Xét nghiệm nước tiểu và dịch âm đạo
Xét nghiệm nước tiểu và dịch âm đạo để xác định các loại nấm và vi khuẩn có trong thành phần. Đây là cơ sở để kết luận viêm đường tiết niệu sau sinh ở phụ nữ.
Soi nấm và xác định vi khuẩn thông qua các quy trình đã có và nên được thực hiện cẩn thận.
Nội soi tổn thương viêm
Mục đích của quá trình nội soi là xác định phạm vi tổn thương và các cơ quan xuất hiện tình trạng bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị chính xác cho từng đối tượng bệnh nhân.
Mẹo dân gian điều trị viêm đường tiết niệu sau sinh
Mẹo dân gian được khuyên dùng cho phụ nữ sau sinh bởi mức độ an toàn và lành tính cao. Bên cạnh đó việc tiết hoạt chất vào sữa mẹ thường sẽ không gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của bé.
Tuy nhiên, việc sử dụng đơn độc các bài thuốc này chưa chắc đã giải quyết được bệnh hoàn toàn. Nên kết hợp thêm các thuốc Đông y/Tây y trong điều trị.
Một số mẹo dân gian thường dùng điều trị viêm đường tiết niệu sau sinh:
Nước râu ngô
Thành phần: Râu ngô 200g.
Thực hiện và sử dụng:
- Râu ngô rửa sạch, sau đó cho vào nồi nấu. Thêm khoảng 1000mL vào nồi rồi bắt đầu nấu.
- Đến khi sôi được 5 – 10 phút thì tắt bếp.
- Sử dụng nước này uống thường xuyên và có thể thay nước trắng hàng ngày.
- Việc sử dụng nước râu ngô sẽ tăng đào thải cặn bẩn tại đường tiết niệu, hỗ trợ quá trình điều trị bằng thuốc Đông/Tây y khác.
Nước đỗ đen
Thành phần: Đỗ đen 100g.
Thực hiện và sử dụng:
- Đỗ đen rang trên chảo nóng, đến khi thấy thoáng có mùi thơm thì dừng.
- Cho đỗ đen vừa sơ chế vào ấm, thêm khoảng 1 – 2 lít nước trắng vào.
- Thực hiện nấu đến khi sôi 5 – 10 phút thì dừng.
- Sử dụng nước uống thay nước trắng trong ngày. Với mẹ sau sinh nên sử dụng nước ấm nóng, không nên uống nước khi lạnh vì dễ gây tiêu lỏng hơn.
Chữa viêm đường tiết niệu sau sinh bằng Tây y
Điều trị viêm đường tiết niệu bằng các dòng thuốc Tây, đặc biệt là đối tượng phụ nữ sau sinh. Các thuốc cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ thì mới được sử dụng để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Sử dụng các loại thuốc tây có ưu điểm là tác dụng sẽ khá nhanh, tuy nhiên sẽ gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Do vậy phải thận trọng khi lựa chọn thuốc trong phác đồ điều trị.
Một số thuốc có thể sử dụng được trong thời gian cho con bú, lưu ý đây chỉ là thông tin tham khảo, bệnh nhân muốn sử dụng phải hỏi ý kiến bác sĩ.
- Kháng sinh: Nhóm kháng sinh an toàn nhất mà phụ nữ sau sinh có thể sử dụng là beta – lactam, thường gặp nhất là dạng phối hợp amoxicillin và muối của acid clavulanic. Với nhiễm khuẩn nhẹ đến vừa, bệnh nhân dùng liều 625mg x 2 lần/ngày, uống ngay trước ăn. Trường hợp nặng phải dùng liều 1g x 2 lần/ngày mới có hiệu quả.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Bệnh nhân có thể sử dụng acetaminophen để điều trị triệu chứng trong trường hợp có sốt kèm theo với liều 500mg/lần, cách 4 – 6h/lần.
- Bên cạnh đó phải kết hợp vệ sinh bằng dung dịch phụ nữ để cân bằng lại pH và giảm nguy cơ tiến triển kèm theo.
Biện pháp phòng tránh viêm đường tiết niệu sau sinh
Để phòng tránh viêm đường tiết niệu sau sinh, bệnh nhân nên thực hiện những điều sau:
- Vệ sinh vùng kín hàng ngày, đều đặn để giảm nguy cơ phát triển và lây nhiễm bệnh.
- Uống nhiều nước để tăng khả năng đào thải và thông suốt đường tiết niệu.
- Tuyệt đối không được nhịn tiểu khi buồn đi.
- Thực hiện quan hệ tình dục điều độ và có biện pháp bảo vệ.
- Uống thêm các loại nước ép chứa vitamin C như: Ổi, cam, quýt…
- Cải thiện sức đề kháng qua bữa ăn giàu chất dinh dưỡng.
- Giữ đồ lót sạch và khô ráo để tránh nhiễm khuẩn từ môi trường.
- Thực hiện thăm khám định kỳ và khi thấy biểu hiện bất thường.
- Dành thời gian cho bệnh nhân nghỉ ngơi sau thai kỳ.
Viêm đường tiết niệu sau sinh gây khó chịu cho bệnh nhân và ảnh hưởng đến sức khỏe hậu sản. Mặt khác việc điều trị với đối tượng đặc biệt này cần hết sức thận trọng để tránh ảnh hưởng đến con và tái bệnh nhiều lần. Nên có sự kết hợp giữa điều trị Đông y và Tây y để mang lại hiệu quả tốt hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!