Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì tốt cho sức khỏe? Một số lưu ý cần biết

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì và cần lưu ý gì là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Theo y học dân gian, loại nước này khi được bổ sung vào cơ thể sẽ đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời. Tuy nhiên bạn cần phải biết cách dùng chúng sao cho hiệu quả.

Uống nước ngải cứu có tác dụng gì?

Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì? – Đây là một loại nước đun từ thảo dược ngải cứu rất tốt cho sức khỏe. Cụ thể những công dụng tuyệt vời phải kể đến như:

Tác dụng giảm đau

Trong lá ngải cứu có chứa nhiều hoạt chất giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Nhờ vậy loại dược liệu này được ứng dụng rộng rãi trong điều trị bệnh lý viêm xương khớp.

Y học hiện đại cũng đã thực hiện nhiều nghiên cứu về tác dụng này của lá ngải cứu. Đơn cử theo một cuộc thử nghiệm kéo dài 1 tháng với 90 người trưởng thành tham gia có mắc bệnh viêm khớp gối.

Các nhà khoa học đã sử dụng thuốc mỡ ngải cứu 3% để thoa lên vị trí khớp viêm mỗi ngày 3 lần. Kết quả cho thấy, tình trạng đau và sưng viêm được thuyên giảm đáng kể so với những người không thực hiện thử nghiệm.

Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng ít nhiều trong việc giảm đau
Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng ít nhiều trong việc giảm đau

Hiện vẫn chưa có khẳng định chính xác nào về việc uống nước ngải cứu có khả năng điều trị bệnh viêm xương khớp. Tuy nhiên từ nghiên cứu trên có thể thấy nó ít nhiều mang lại hiệu quả nhất định.

Chống nhiễm ký sinh trùng

Từ thời Ai Cập cổ đại, nhiều nghiên cứu y học đã chỉ ra tác dụng chống nhiễm giun đường tiêu hóa của cây ngải cứu. Đặc tính này chủ yếu đến từ thujone – một hoạt chất có nhiều trong ngải cứu. Tuy nhiên, điều này chỉ mang tính lịch sử vì vậy vẫn chưa có một căn cứ rõ ràng nào.

Mãi sau này, một nghiên cứu được tiến hành trong phòng thí nghiệm với động vật cho thấy, lá ngải cứu có thể ức chế sự hình thành và phát triển của sán dây cùng một số loại ký sinh trùng khác. Mặc dù đối tượng thực hiện không phải trên người nhưng cũng là cơ sở cho những cuộc nghiên cứu sâu hơn về tác dụng của loại cây này.

Tác dụng chống oxy hóa

Bên cạnh chất thujone, ngải cứu cũng có chứa chamazulene. Đáng chú ý, chất này có nồng độ cao nhất vào thời kỳ trước khi cây ra hoa.

Chamazulene có tác dụng như một chất chống oxy hóa. Cụ thể, nó có thể chống lại tình trạng cơ thể bị stress oxy hóa. Nếu để quá lâu, tình trạng này có thể tiềm ẩn nguy cơ ung thư, bệnh Alzheimer hay các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Hiện tại, y học hiện đại cũng đang tiếp tục nghiên cứu thêm về đặc tính chống oxy hóa của ngải cứu.

Nước ngải cứu tươi có tác dụng gì? - Giúp chống oxy hóa cho cơ thể
Nước ngải cứu tươi có tác dụng gì? – Giúp chống oxy hóa cho cơ thể

Uống nước ngải cứu có tác dụng chống viêm

Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì thì chắc chắn phải kể đến khả năng kháng viêm. Đó là nhờ chất Artemisinin cũng là một hợp chất quan trọng khác được tìm thấy ngải cứu. Chất này cũng có tác dụng kháng viêm vô cùng hiệu quả. Cụ thể Artemisinin sẽ giúp ức chế các cytokine – những protein thúc đẩy quá trình viêm nhiễm được tiết ra bởi hệ miễn dịch của cơ thể.

Ngoài ra, nghiên cứu từ y học hiện đại cũng chỉ ra ngải cứu có thể giúp làm giảm nhẹ bệnh viêm không đặc hiệu Crohn. Đây là loại bệnh có triệu chứng đặc trưng là hiện tượng viêm đường tiêu hóa. Chính vì vậy, khi mắc bệnh lý này, bạn có thể bị đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, hay một số vấn đề khác có thể nghiêm trọng hơn nữa.

Trong một nghiên cứu với khoảng 40 người trưởng thành gặp chứng bệnh viêm không đặc hiệu Crohn. Các nhà nghiên cứu đã cho họ dùng thực phẩm chức năng chứa 500mg ngải cứu, liều uống chia làm 3 lần mỗi ngày.

Kết quả cho thấy, sau 8 tuần, các triệu chứng viêm thuyên giảm đáng kể, nhờ vậy hạn chế việc uống thuốc kháng viêm steroid. Tuy nhiên, cũng cần nghiên cứu thêm về vấn đề này để đưa ra khẳng định chính xác nhất.

Uống nước ngải cứu có tác dụng gì? – Giảm mỡ bụng

Uống nước ngải cứu bên cạnh hỗ trợ điều trị một số bệnh lý còn có tác dụng trong làm đẹp. Cụ thể đó là giúp chị em phụ nữ giảm mỡ bụng, lấy lại được vóc dáng cân đối.

Ít ai biết rằng nước ngải cứu tươi có tác dụng giảm mỡ bụng hiệu quả
Ít ai biết rằng nước ngải cứu tươi có tác dụng giảm mỡ bụng hiệu quả

Ngải cứu có đặc tính đắng nhưng lại chứa nhiều dưỡng chất thúc giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa hoạt động nhanh và khỏe hơn. Chính vì vậy các chất béo có trong thức ăn khi đưa vào cơ thể cũng được phân giải nhanh chóng. Từ đó, hạn chế tích tụ chất béo cho chị em phụ nữ,, đặc biệt là vùng bụng.

Cách thực hiện phương pháp giảm mỡ bụng bằng nước ngải cứu nếu kiên trì một thời gian sẽ thấy hiệu quả bất ngờ. Bên cạnh đó, tình trạng táo bón cũng được giảm thiểu đáng kể.

Chữa đau xương khớp với nước ngải cứu

Các nghiên cứu khoa học đã tìm ra trong lá ngải cứu có chứa rất nhiều tinh dầu. Thành phần này hoạt động tương tự như một chất gây tê nhẹ có khả năng làm giảm cơn đau nhức tại vùng bị viêm. Bên cạnh đó, chất đắng trong ngải cứu được cấu thành từ các hợp chất absinthin và anabsinthine mang đến công dụng kháng viêm tự nhiên. Cơ thể khi hấp thụ các chất này sẽ cải thiện được tình trạng sưng và nóng đỏ khớp do tình trạng viêm khớp gây ra.

Đối với Đông y, ngải cứu được xem là vị thảo dược qúy, giúp giữ ấm các khớp, trừ phong thấp, giảm đau và chống trì trệ khí huyết. Chính vì vậy mà nó được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa đau đầu, đau thần kinh tọa, các bệnh về xương khớp cùng rất nhiều bệnh lý khác.

Từ ngải cứu, chúng ta có thể điều chế thành bài thuốc uống trong và chườm ngoài để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp. Cụ thể là:

  • Chuẩn bị lá ngải cứu có thể dùng dạng tươi hoặc đã được phơi/sấy khô.
  • Cho lá ngải cứu đã được rửa sạch, loại bỏ tạp chất vào ấm, đổ thêm khoảng 500ml nước.
  • Sắc nhỏ lửa trong khoảng 20 phút.
  • Gạn lấy nước ngải cứu rồi chia làm 3 lần uống trong ngày.
  • Thuốc sắc ngày nào nên uống hết trong ngày đó, không nên uống nước đã để qua đêm.
  • Thực hiện liên tục trong vòng 2 tuần với nước lá ngải cứu sẽ thấy các vấn đề về xương khớp thuyên giảm.
Chữa đau xương khớp với nước ngải cứu
Chữa đau xương khớp với nước ngải cứu

Đối tượng nên và không nên uống nước ngải cứu tươi

Mặc dù nước ngải cứu có rất nhiều công dụng như đã kể trên tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng nên sử dụng. Cụ thể:

Đối tượng nên uống nước ngải cứu tươi:

  • Những ai muốn thanh lọc cơ thể, trị mụn nhọt.
  • Người muốn điều hòa kinh nguyệt cũng nên uống nước ngải cứu tươi.
  • Đối tượng bị táo bón, khó tiêu do xì hơi nhiều rối loạn tiêu hóa.
  • Người muốn làm đẹp, giảm mỡ bụng và cả giảm cân.
  • Đối tượng mắc các bệnh lý viêm mà đặc biệt là viêm xương khớp hay amidan.

Đối tượng không nên uống nước ngải cứu tươi:

  • Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và cho con bú: Việc sử dụng quá nhiều nước ngải cứu tươi có thể khiến bạn bị co bóp tử cung dẫn tới sảy thai hoặc mất sữa khi cho bé bú.
  • Người bị hoặc có tiền sử bị động kinh: Bởi trong ngải cứu có chứa Thujone. Chất này sẽ kích thích não bộ nhiều hơn và rất có thể gây nên tình trạng co giật. Ngoài ra, nước ngải cứu cũng có thể tương tác với thuốc chống động kinh như gabapentin hay primidone làm giảm thiểu tác dụng của chúng.
  • Người mắc bệnh lý về tim: Những người mắc bệnh tim thường sử dụng thuốc Warfarin để điều trị. Ngải cứu khi kết hợp với thuốc này có thể gây xuất huyết tiêu hóa.
  • Bệnh lý ở thận: Ngải cứu không tốt cho thận vì vậy sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Người bị rối loạn đường ruột: Nếu uống nước ngải cứu tươi trong khi đường ruột đang bị tổn thương sẽ giảm hiệu quả điều trị bệnh. Bởi loại dược liệu này rất lợi tiểu.

Có phải uống nước ngải cứu tươi điều hòa kinh nguyệt không?

Ngoài những công dụng tuyệt vời kể trên thì trong dân gian còn lưu truyền các bài thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt bằng ngải cứu mang lại hiệu quả cao. Khi bị đau bụng kinh, nữ giới chỉ cần lấy một ít lá ngải cứu sắc lấy nước cốt để uống, hoặc dùng để nấu canh ăn. Ngoài ra, đối với những người không chịu được vị đắng của ngải cứu thì có thể dùng nó để chế biến cùng một số món ăn khác như chiên, xào, hấp…

Mặc dù vậy, nếu có thể dùng ngải cứu ở dạng thuần túy vẫn là tốt nhất cho việc chữa rối loạn kinh nguyệt. Để sử dụng nước ép ngải cứu, chị em có thể thực hiện theo các cách sau đây:

  • Uống trực tiếp nước ngải cứu: Chuẩn bị khoảng 200g lá ngải cứu đã được rửa sạch. Sau đó cho vào cùng 500ml nước rồi đun sôi. Dùng nước thu được để uống trước kỳ kinh nguyệt, mỗi ngày uống 3 lần.
  • Sắc nước ngải cứu khô: Chuẩn bị 10g ngải cứu đã được phơi hoặc sấy khô, cho vào đun cùng 200ml nước. Sắc nhỏ lửa cho tới khi còn khoảng 100ml nước thì tắt bếp, lọc lấy nước cốt để uống.
Dùng nước ngải cứu để điều hòa kinh nguyệt
Dùng nước ngải cứu để điều hòa kinh nguyệt

Tuy nhiên, khi sử dụng ngải cứu để điều hòa kinh nguyệt, làm giảm các cơn đau bụng kinh, chúng ta cần đặc biệt chú ý tới một số vấn đề sau đây:

  • Nên chọn lá ngải cứu còn tươi, không héo, dập, chọn phần ngọn non để sử dụng.
  • Đối với lá ngải cứu khô nên loại bỏ các tạp chất để giữ lại được những hoạt chất tốt nhất khi sử dụng.
  • Có thể thêm một chút đường hoặc mật ong và nước lá ngải cứu để dễ uống hơn.
  • Trong quá trình sử dụng nước ngải cứu, tuyệt đối không sử dụng thuốc lá, rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích,… bởi chúng sẽ làm giảm đi hiệu quả điều trị.

Có nên uống nước ngải cứu khi mang thai không?

Đối với phụ nữ mang thai việc sử dụng nước ngải cứu tươi cần đặc biệt cẩn trọng. Bởi trong loại dược liệu này cũng chứa một số thành phần mang độc tính. Vì vậy nếu lạm dụng hoặc sử dụng sai đối tượng cũng gây nên những hậu quả nghiêm trọng.

Nếu đang mang bầu mà bạn uống nước ngải cứu tươi quá nhiều lần mỗi ngày và liên tục trong nhiều ngày sẽ không tốt cho thai nhi bởi nó có thể gia tăng tình trạng co tắc tử cung. Đặc biệt trong 3 tháng đầu, khi em bé còn chưa ổn định trong bụng mẹ, tỷ lệ sảy thai sẽ cao hơn so với bình thường. Bên cạnh đó nếu mẹ bầu bị rối loạn đường ruột, viêm gan, xơ gan tuyệt đối không nên sử dụng.

Hiện tại vẫn chưa có đủ bằng chứng khoa học nào có thể chứng minh uống nước ngải cứu tươi gây hại cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn nhất cho cả mẹ và bé thì bạn tốt nhất không nên sử dụng. Hoặc nếu muốn dùng thì cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ uống tối đa 200ml nước ngải cứu tươi/ 1 lần/1 tuần.
  • Nếu đã từng bị sảy thai hay sinh non trước đó thì tốt nhất nên tránh dùng loại nước này trong 3 tháng đầu đồng thời không nên dùng thường xuyên.
  • Lưu ý khi uống nước lá ngải cứu mang lại hiệu quả tốt nhất
  • Cách uống lá ngải cứu tươi giúp mang lại hiệu quả tốt nhất không phải ai cũng nắm rõ. Sau đây là một số bật mí cho bạn:
  • Nên hỏi ý kiến bác sĩ để nhận được sự tư vấn tốt nhất trước khi uống nước ngải cứu tươi.
  • Chỉ nên dùng nước ngải cứu tươi 2 lần/tuần và không vượt quá 4 tuần. Không nên uống hàng ngày có thể gây hại.
  • Khi sử dụng lá ngải cứu phải kiêng đồ uống có cồn và các chất kích thích.
  • Việc uống nước lá ngải cứu tươi trong hỗ trợ điều trị một số bệnh chỉ mang tính tạm thời, không xuất phát từ căn nguyên bệnh. Chính vì vậy, nó không thể thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Tốt nhất không nên sử dụng cho phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu, người bị rối loạn thần kinh hay các vấn đề về đường ruột.

Vừa rồi là những thông tin bổ ích liên quan đến việc: Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì? Một số lưu ý cần biết. Tuy nhiên bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn hãy nhờ tới sự tư vấn của các y, bác sĩ nhé!

Ốc bươu vàng có ăn được không là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Trên thực tế, loại ốc này rất phổ biến tại các vùng nông thôn ở Việt Nam, chúng sinh trưởng…

Xem chi tiết

Nhiệt miệng là hiện tượng phổ biến mà chắc chắn ai cũng đã từng mắc phải ít nhất một lần trong đời. Mặc dù tình trạng này không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe…

Xem chi tiết

Elevit là một dạng viên uống - vitamin để cung cấp cho mẹ bầu trong và sau giai đoạn sinh con của mình. Sản phẩm chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng và cần thiết…

Xem chi tiết

Phẫu thuật nâng mũi là một quy trình làm đẹp phổ biến, giúp tạo dáng mũi cao và thon gọn hơn. Tuy nhiên, sau khi nâng mũi, một số người có thể gặp hiện tượng…

Xem chi tiết

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là vấn đề khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Mặc dù điều này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại khiến bé khó chịu, quấy khóc. Vậy…

Xem chi tiết

Viêm màng bồ đào thuộc nhóm bệnh về mắt, có nguyên nhân gây bệnh thường gặp là: Nhiễm khuẩn, chấn thương, dị ứng, nhiễm độc...khiến người bệnh đau nhức và giảm dần thị lực. Nếu…

Xem chi tiết

Ngày nay, dầu mù u được khá nhiều người sử dụng để phục hồi da, trị bỏng, xóa thâm, mờ sẹo hay dưỡng tóc,… Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách dùng hiệu quả.…

Xem chi tiết

Kháng thể là một thuật y học chỉ những chất do cơ thể tự sản sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại giúp bảo vệ cơ thể. Bài viết ngay sau đây…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *