Nghiến răng khi ngủ là biểu hiện của bệnh gì? Cách chữa hiệu quả
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênNghiến răng khi ngủ là hiện tượng thường gặp ở khá nhiều đối tượng, nhất là trẻ em. Đây là một chứng rối loạn vận động giấc ngủ gây khó chịu cho những người xung quanh. Bên cạnh đó nghiến răng khi ngủ trong nhiều trường hợp cũng có thể là biểu hiện của một một số bệnh lý.
Nguyên nhân nghiến răng khi ngủ
Nghiến răng là khái niệm chỉ việc cơ hàm lặp đi lặp lại động tác siết chặt hai hàm răng lại với nhau do lực tác động của hàm trên và hàm dưới trong lúc ngủ. Hiện tượng này có thể có hoặc không tạo ra âm thanh ken két ghê tai.
Nghiến răng khi ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Còn về triệu chứng thì tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh thì sẽ có những biểu hiện đặc trưng, riêng biệt.
Sai khớp cắn
Theo nhiều người, sai khớp cắn được là một trong những nguyên nhân chính gây nên tật nghiến răng. Nếu để lâu ngày, tình trạng này có thể dẫn tới hậu quả là đau khớp thái dương hàm.
Do ảnh hưởng tâm lý xã hội
Các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng, yếu tố tâm lý ít nhiều có ảnh hưởng đáng kể đến tật nghiến răng. Người có lối sống căng thẳng, stress thường dễ gặp phải tình trạng này hơn.
Nghiến răng xuất hiện vào ban đêm có thể là do sự đáp ứng của cơ thể đối với những căng thẳng ban ngày mà bạn đã hoặc đang phải chịu đựng. Tình trạng lo lắng, stress có thể xảy ra ở mọi đối tượng đặc biệt là người có công việc mệt nhọc, đau đầu; Sinh viên áp lực trong mùa thi cử hay bà bầu sau sinh,…
Sự kìm nén, chịu đựng của chúng ta vào ban ngày cũng có thể kích hoạt phản ứng của não bộ, tăng kích thích thần kinh và gây ra phản ứng nghiến răng để “phát tiết” mọi mệt mỏi, căng thẳng trong giấc ngủ.
Nghiến răng do yếu tố di truyền
Nếu một trong số những thành viên trong gia đình bạn đã hoặc đang mắc tật nghiến răng thì nhiều khả năng bạn sẽ gặp phải tình trạng tương tự. Các nghiên cứu về vấn đề này đã chỉ ra rằng có sự liên quan giữa yếu tố di truyền với triệu chứng nghiến răng.
Cụ thể, theo thống kê, có tới 21 – 50% người bị nghiến răng khi ngủ vào ban đêm có người trong gia đình từng tình trạng tương tự trước đây. Điều này đủ để chứng minh, yếu tố di truyền có thể là một nguyên nhân gây nên tật này.
Do tác dụng phụ của các loại thuốc hay chất kích thích
Việc bạn thường xuyên phải sử dụng thuốc tân dược, thuốc kháng sinh để điều trị một hay một số bệnh cũng có thể gây ra các tác dụng phụ, trong đó có tật nghiến răng. Trong trường hợp này, thuốc chủ vận hay đối kháng dopamine, thuốc chống bệnh trầm cảm ba vòng và một số chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc là những loại thuốc bạn cần chú ý.
Bên cạnh đó các chất kích thích như rượu, cocaine, không chỉ gây hại cho sức khỏe nói chung mà nó cũng có thể là tác nhân gây nên chứng nghiến răng khi ngủ.
Do dị ứng
Người bị dị ứng do đường ruột bị nhiễm ký sinh trùng, do rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn tiết niệu hay dị ứng với đồ ăn cũng có khả năng cao bị tật nghiến răng, nhất là ở trẻ em. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu một số loại vitamin, mất cân bằng enzym trong cơ thể là tác nhân làm trầm trọng thêm tình trạng này.
Nhiều nghiên cứu cũng có rằng, các rối loạn thần kinh trung ương ít nhiều có liên quan đến tật nghiến răng gồm: Bệnh bại não, hội chứng Down, bệnh Leigh, động kinh, hội chứng Jet Lag Huntington, Parkinson, hội chứng Ret hay nhiễm khuẩn màng não, stress sau khi bị chấn thương.
Tật nghiến răng do yếu tố nghề nghiệp
Một số nghề nghiệp đặc thù cũng có thể dễ gây nên chứng nghiến răng, kể cả lúc bình thường hay khi ngủ như:
- Người chơi piano thường nghiến chặt răng để giữ đàn.
- Công nhân làm việc nặng phải cắn chặt hàm răng để tạo sức lực.
- Nghệ sĩ xiếc thường xuyên phải nghiến răng để giữ các tư thế khó khi biểu diễn.
Nghiến răng khi ngủ là biểu hiện của bệnh gì?
Thông thường, nghiến răng khi ngủ không gây hậu quả quá nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Tuy nhiên nếu để tình trạng để quá lâu mà không được điều trị kịp thời thì có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của cả người ngáy và người xung quanh cùng nhiều biến chứng khó lường trước. Chính vì vậy, khi mắc tật này, tốt nhất bạn nên tìm hiểu ngay các phương pháp điều trị hiệu quả.
Những tác động đến với cơ thể và sức khỏe có thể có khi bạn gặp tình trạng nghiến răng khi ngủ gồm:
- Đầu xuất hiện tình trạng đau nhức hoặc luôn trong tình trạng căng thẳng.
- Khuôn mặt có thể bị biến dạng do cơ hàm hoạt động liên tục.
- Xuất hiện những tổn thương đáng kể về răng, hàm và mặt.
- Bị đau nhức tại vị trí hàm và mặt.
- Răng yếu hơn, dễ bị mòn, gãy và rụng.
- Gây bệnh rối loạn khớp thái dương hàm.
Cách chữa nghiến răng khi ngủ hiệu quả
Nghiến răng nếu mới ở mức độ thường nhẹ thì có thể không cần điều trị. Tuy nhiên nếu tình trạng này đã tiến triển nặng và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thì bạn nên tìm phương pháp khắc phục.
Nghiến răng khi ngủ không phải là tật quá khó chữa, bạn có thể dùng thuốc, can thiệp điều trị nha khoa hoặc dùng liệu pháp tâm lý. Những phương pháp này đều có mục tiêu là giảm đau, giảm tác động xấu tới răng, hàm và mặt, khôi phục lại khớp thái dương hàm cũng như hạn chế nghiến răng tiếp tục tiếp diễn.
Dùng thuốc
Thuốc là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện nhất nhưng nó lại không phát huy nhiều hiệu quả trong điều trị tật nghiến. Bởi dùng thuốc chỉ làm giảm sự căng cơ quá mức, hạn chế tình trạng đau nhức, mỏi hàm và mặt.
Một số thuốc mà bạn có thể thử áp dụng là thuốc giãn cơ hay thuốc giảm đau…Ngoài ra, bác sĩ có cũng thể chỉ định người bệnh dùng thuốc ngừa trầm cảm trong thời gian ngắn để kiểm soát tật nghiến răng do yếu tố tâm lý, cảm xúc.
Ngoài ra, với người mắc tật nghiến răng nghiêm trọng khi ngủ mà không đáp ứng với các phương pháp chữa trị khác thì cũng có thể tiêm Botox để thuyên giảm triệu chứng. Đây là một dạng độc tố của botulinum khi tiêm vào gò má và cơ nhai sẽ giúp giảm tình trạng đau nhức do nghiến răng hiệu quả.
Can thiệp điều trị nha khoa
Với người bị nghiến răng, can thiệp điều trị nha khoa sẽ giúp tránh được những tác hại không mong muốn như đau nhức, lệch mặt. Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến, tuy nhiên không thể trị dứt điểm được bệnh.
Một trong những cách can thiệp nha khoa thường được áp dụng nhất chính là máng chống nghiến răng. Dụng cụ này sẽ giúp bảo vệ bề mặt răng tránh khỏi sự mài mòn. Ngoài ra một số loại máng cũng có khả năng điều chỉnh lại thói quen vận động hàm của người dùng, từ đó hạn chế tối đa tình trạng nghiến răng khi ngủ. Chất liệu của máng thường làm bằng acrylic cứng hoặc vật liệu mềm sao cho phù hợp khung hàm của mỗi người.
Nếu việc đeo máng răng khiến bạn bị hạn chế khả năng nhai, các nha sĩ sẽ điều chỉnh khớp cắn về đúng vị trí để giảm thiểu các tác động quá mức tới răng cũng như cơ nhai. Nếu răng đã bị mòn nhiều hoặc quá nhạy cảm thì bệnh nhân cần khôi phục lại hình thể răng. Qua đó tạo nên sự tương quan răng giữa hai hàm cũng như các khớp cắn khớp với nhau.
Điều trị bằng biện pháp tâm lý
Trong trường hợp bị nghiến răng do căng thẳng từ công việc, tình cảm thì bạn cần áp dụng các phương pháp tâm lý phù hợp. Thông thường, nhiều người sẽ lựa chọn giải pháp thay đổi môi trường sống, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, tập yoga để thư giãn,…
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng điều trị rối loạn giấc ngủ, massage cơ mặt, tắm nước ấm… Đồng thời tránh sử dụng các chất kích thích không tốt cho sức khỏe nói chung, đặc biệt là vào buổi tối trước giờ ngủ.
Nếu không thể tự điều trị tâm lý tại nhà, tốt nhất bạn nên gặp các chuyên gia tâm lý để được tư vấn và điều trị sớm nhất, tránh các ảnh hưởng không tốt cả về thể chất và tinh thần sau này.
Biện pháp phòng tránh chứng nghiến răng khi ngủ
Trước khi quá muộn, tốt nhất mỗi người chúng ta nên trang bị cho mình một số biện pháp phòng tránh chứng nghiến răng khi ngủ như sau:
- Kiểm soát tốt cảm xúc, tâm lý: Hạn chế tối đa những việc làm hoặc những vấn để dễ khiến tâm lý rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu quá mức. Thay vào đó, ta nên học cách giúp bản thân trở nên thư giãn, thoải mái hơn mỗi ngày như đọc sách, luyện tập thể dục thể thao hay nghe nhạc,…
- Thay đổi hành vi: Ngay khi phát hiện bản thân đang có dấu hiệu của chứng nghiến răng khi ngủ thì bạn hãy cố gắng ghi nhớ thực hiện tư thế miệng và hàm phù hợp. Trong trường hợp này, tốt nhất nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ nha khoa.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống: Hãy cố gắng đi ngủ đúng giờ và đủ giấc. Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích không tốt cho cơ thể cũng như thần kinh như rượu bia, cafe, thuốc lá,.. Thay vào đó hãy xây dựng một chế độ ăn uống lành giàu dinh dưỡng, nhiều canxi, magie,…
- Hạn chế tối đa thói quen ăn kẹo cao su, hay kẹo dẻo: Bởi chúng sẽ khiến cơ hàm phải hoạt động quá sức.
- Tắm nước ấm và thư giãn đầu óc: Massage hay nghe nhạc trước khi đi ngủ để giấc ngủ được sâu và ngon hơn.
- Khám nha khoa định kỳ: Khám răng là cách tốt nhất để kịp thời phát hiện chứng nghiến răng. Bác sĩ sẽ thực hiện khám miệng và hàm để phát hiện ra các dấu hiệu bất thường, từ đó đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp.
Nghiến răng khi ngủ nếu kéo dài lâu ngày có thể gây ra những tác hại nhất định đối với răng miệng và cũng ảnh hưởng đến người xung quanh. Chính vì vậy, người bệnh cần có những biện pháp can thiệp điều trị kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!