Chữa á sừng bằng lá bạch đàn: Top 4 cách hiệu quả nhất

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Chữa á sừng bằng lá bạch đàn là một trong những mẹo dân gian đơn giản nhưng mang lại kết quả chữa bệnh khá tốt. Nếu không may mắc căn bệnh này, đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết để biết được phương pháp này thực hiện như thế nào, cách thực hiện cũng như một số lưu ý quan trọng.

Cách chữa á sừng bằng lá bạch đàn có tốt không? Ưu, nhược điểm

Bạch đàn là loài cây thân gỗ, chứa rất nhiều tinh dầu. Ngoài tác dụng trị ho, cảm cúm, tinh dầu bạch đàn (khuynh diệp) còn hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh về da liễu, trong đó có á sừng.

Theo nghiên cứu, trong lá bạch đàn có chứa các hoạt chất kháng khuẩn, diệt nấm, chống viêm tự nhiên như Aldehyde Valeric, Cineol, Butyric,… Chúng giúp nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn các triệu chứng khó chịu của bệnh á sừng.

Thêm vào đó, tinh dầu bạch đàn còn cung cấp dưỡng chất dưỡng ẩm, hạn chế ngứa ngáy và khô nứt da. Đồng thời, các thành phần tự nhiên còn loại bỏ tế bào chết, giảm tình trạng sừng hóa ở da.

chua a sung bang la bach dan
Tinh dầu bạch đàn rất tốt cho làn da, không chỉ dưỡng ẩm mà còn loại bỏ tế bào chết

Mặc khác, lá bạch đàn có rất tốt cho hệ thần kinh, giúp giảm tình trạng căng thẳng. Những trường hợp nhẹ, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh có thể thực hiện chữa á sừng bằng lá bạch đàn.

Phương pháp này có ưu điểm là rất an toàn, thực hiện đơn giản với mức chi phí thấp. Tác dụng nhanh chóng và lâu dài. Trường hợp trẻ em, phụ nữ đang mang thai vẫn có thể thực hiện được mà không lo ngại kích ứng da.

Tuy nhiên, việc tìm kiếm tinh dầu bạch đàn khá khó, nhất là ở thành phố lớn. Người bệnh tốn thời gian điều chế và phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài. Chữa á sừng bằng lá bạch đàn thường chỉ áp dụng khi bệnh còn nhẹ, mới khởi phát. Nếu tình trạng bệnh chuyển biến xấu cần thăm khám và có phác đồ điều trị bằng thuốc.

Chữa á sừng bằng bạch đàn: Đừng bỏ qua 4 cách này

Rất nhiều người đã nghe đến cách chữa á sừng bằng bạch đàn, tuy nhiên không phải ai cũng biết thực hiện đúng cách. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết top 4 cách đơn giản, cho hiệu quả nhất người bệnh không nên bỏ qua.

Bài thuốc ngâm rửa

Đầu tiên không thể không để kể đến cách chữa á sừng bằng ngâm rửa nước lá bạch đàn. Phương pháp này giúp loại bỏ nấm, vi sinh vật gây bệnh á sừng, đồng thời thúc đẩy làm lành các tổn thương trên da hiệu quả.

  • Nguyên liệu: 1 nắm lá bạch đàn, muối hạt.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch lá bạch đàn với nước và ngâm trong nước muối pha loãng trong 15 phút. Sau đó, người bệnh đun 1 nắm lá với 2 lít nước, để sôi trong 10 phút thì thêm 1 chút muối hạt. Tiếp theo tiến hành đổ ra chậu, chờ nước nguội còn khoảng 50 độ C. Cuối cùng, sau khi đã rửa sạch vùng da bị á sừng, người bệnh ngâm trong nước lá bạch đàn đến khi nguội hẳn.
  • Tần suất: Duy trì đều đặn 1 lần/ngày, chú ý thực hiện khi nước ấm (Không dùng nước quá nóng) để bài thuốc phát huy hiệu quả.
chua a sung bang la bach dan
Ngâm vùng da bị á sừng trong nước lá bạch đàn cho hiệu quả tốt

Đắp lá bạch đàn chữa á sừng

Sẽ thấy thiếu sót nếu bỏ qua bài thuốc đắp lá bạch đàn chữa á sừng. Cách này sẽ giúp các tinh chất trong lá thẩm thấu sâu vào da, đẩy nhanh quá trình làm lành vết bóc tróc, vảy sừng trên da.

  • Nguyên liệu: 1 nắm lá bạch đàn, muối hạt.
  • Cách thực hiện: Tiến hành rửa sạch lá bạch đàn bằng nước muối loãng như cách trên rồi đem giã nát. Người bệnh làm sạch da, đắp trực tiếp bã bá lên da rồi cố định lại bằng vải sạch hoặc băng gạc. Sau 20 phút thì tháo ra và rửa sạch lại bằng nước ấm.
  • Tần suất: Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/tuần cho đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm hẳn.
chua a sung bang la bach dan
Cách chữa á sừng bằng lá bạch đàn giã nhuyễn được nhiều người áp dụng

Chữa á sừng bằng nước cốt lá bạch đàn

Thay vì sử dụng phần bã lá để đắp lên vùng da bị á sừng, người bệnh bị á sừng có thể dùng nước cốt bôi lên da. Cách làm này vẫn đảm bảo hiệu quả tốt, không cần thay băng thường xuyên, tuy nhiên hơi tốn thời gian hơn.

  • Nguyên liệu: 1 nắm lá bạch đàn, muối hạt.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch lá bạch đàn tương tự những cách trên rồi giã nát cùng 1 chút muối hạt, chắt lấy nước cốt. Người bệnh làm sạch da, thoa đều nước bạch đàn lên da, sau khi khô thì tiếp tục thêm 4 – 5 lớp nữa. Sau 15 – 20 phút khi tinh chất khuynh diệp ngấm vào da thì rửa sạch lại bằng nước ấm.
  • Tần suất: 1-2 lần/ngày.

Tắm nước lá bạch đàn

Trong trường hợp bệnh á sừng ở nhiều bộ phận trên cơ thể, bạn có thể thực hiện tắm nước lá bạch đàn. Phương pháp này không chỉ làm giảm triệu chứng bệnh, cung cấp độ ẩm cho da mà còn giúp thư giãn, điều hòa hệ thống dây thần kinh rất tốt.

  • Nguyên liệu: 1 nắm lá bạch đàn, muối hạt.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch lá bạch đàn, vò nát rồi đun cùng 1 lít nước, thêm chút muối hạt. Tiếp theo người bệnh loại bỏ  bã, đem hòa với nước mát đến khoảng 38 – 50 độ C thì dùng để tắm. Trong quá trình thực hiện hãy massage nhẹ nhàng vùng da bị bệnh để hiệu quả tốt hơn.
  • Tần suất: 1 lần/ngày, nên thực hiện thường xuyên để làn da được mềm mại và khỏe mạnh hơn.
chua a sung bang la bach dan
Tắm lá bạch đàn không chỉ giúp điều trị á sừng mà còn giải tỏa căng thẳng thần kinh

Lưu ý quan trọng khi chữa á sừng bằng lá bạch đàn

Cách chữa á sừng bằng lá bạch đàn cho hiệu quả tốt, lại an toàn với mọi đối tượng nên được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đưa ra một số lưu ý người bệnh cần nhớ trong quá trình thực hiện, cụ thể như sau:

  • Phương pháp này giúp cải thiện triệu chứng ngứa, bong tróc, đau rát do bệnh á sừng gây ra, đồng thời thúc đẩy phục hồi tổn thương trên da nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên áp dụng khi mới khởi phát, tình trạng viêm còn nhẹ. Nếu bệnh nặng, hãy điều trị bằng thuốc được bác sĩ chỉ định.
  • Hiệu quả phụ thuộc vào các yếu tố như cơ địa, độ tuổi, nguyên nhân,…nên sẽ khác nhau ở từng người. Người bệnh phải kiên trì áp dụng mỗi ngày, đều đặn trong hơn 1 tháng mới thấy được sự thay đổi.
  • Tuyệt đối không được uống lá bạch đàn bởi nó ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa cũng như một số cơ quan khác.
  • Gây kích ứng da nếu sử dụng quá nhiều, người bệnh cần đảm bảo thực hiện đúng tần suất được khuyến cáo.
  • Không để tinh dầu bạch đàn tiếp xúc với các phần hở như mắt, miệng,…
  • Tuy rất lành tính nhưng trẻ em, phụ nữ có thai vẫn nên xin ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện chữa á sừng bằng lá bạch đàn.
  • Tránh để da tiếp xúc với các hóa chất, cũng như các yếu tố dễ gây dị ứng gồm phấn hoa, lông động vật, nấm mốc….
  • Uống đủ nước, có chế độ dinh dưỡng bổ sung nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường sức đề kháng, đồng thời hạn chế đồ tanh, cay nóng, chất kích thích,… giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng, thường xuyên vận động thể dục, chơi thể thao.
  • Trong quá trình điều trị, nếu cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường nào khác, bạn cần ngưng thực hiện và nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra.

Trên đây là những phương pháp chữa bệnh á sừng bằng lá bạch đàn. Hy vọng những thông tin trên đã giúp người bệnh nắm rõ hơn, có thể áp dụng vào thực tế. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng.

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
TTƯT,BSCKII Lê Phương

TTƯT,BSCKII Lê Phương

- Bác sĩ YHCT CKII

- Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện

- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT

Triệu chứng của bạn?
Bị vảy nến khi mang thai là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ gây cảm giác lo lắng và hoang mang trong giai đoạn thai kỳ. Có không ít mẹ bầu…

Xem chi tiết

Bệnh vảy nến có ngứa không là một trong những thắc mắc thường gặp của người bệnh không may gặp phải tình trạng này. Bệnh vảy nếu không được điều trị kịp thời sẽ vô…

Xem chi tiết

Bệnh vảy nến có lây không là nỗi lo lắng chung của người bệnh và những người thân xung quanh. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào, hướng điều trị và phòng tránh…

Xem chi tiết

Vẩy nến á sừng là tình trạng da thường gặp ở nhiều người. Bệnh không quá nguy hiểm tới sức khỏe nhưng nó có thể gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng nhiều tới…

Xem chi tiết

Vảy nến da mặt là bệnh da liễu mọi người không nên chủ quan bởi chúng gây mất thẩm mỹ, khiến bệnh nhân tự tin khi giao tiếp với mọi người. Do vùng da mặt…

Xem chi tiết

Chữa vảy nến ở đâu tốt là vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm bởi đây là yếu tố quyết định tỷ lệ thành công khi điều trị. Nội dung bài chia sẻ dưới…

Xem chi tiết

Bệnh á sừng có chữa được không, á sừng có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều độc giả gửi về chuyên trang. Để giải đáp chính xác câu hỏi này, ban biên tập…

Xem chi tiết

Bệnh á sừng có lây không là băn khoăn của rất nhiều người vì đây là căn bệnh da liễu phổ biến ở nước ta. Nội dung bài đọc sau đây sẽ giải đáp chi…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *