Vẩy nến á sừng nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh hiệu quả
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênVẩy nến á sừng là tình trạng da thường gặp ở nhiều người. Bệnh không quá nguy hiểm tới sức khỏe nhưng nó có thể gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng nhiều tới vẻ bề ngoài. Vậy nguyên nhân nào gây bệnh vẩy nến á sừng? Làm cách nào để điều trị và phòng bệnh hiệu quả.
Vẩy nến á sừng là gì? Triệu chứng của bệnh
Nhiều người thường sử dụng thuật ngữ vảy nến á sừng để chỉ các bệnh xuất hiện trên da gây ra những tổn thương như mẩn đỏ, ngứa và tróc vảy. Tuy nhiên, trên thực tế, vảy nến á sừng là cụm từ chỉ hai bệnh ngoài da hoàn toàn khác nhau đó là bệnh vảy nến và á sừng.
Theo Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam (Trực thuộc Nhất Nam Y Viện), vảy nến là bệnh tự miễn xảy ra khi các tế bào trong cơ thể tấn công các tế bào da khỏe mạnh. Đây là bệnh ngoài da mãn tính và rất khó điều trị vì bệnh thường xuyên tái phát. Khi mắc vảy nến, tốc độ tăng sinh của tế bào da sẽ diễn ra nhanh hơn nhiều lần so với thông thường, các tế bào cũ trên da chưa chết thì tế bào mới được hình thành và tích tụ thành những mảng dày màu trắng hoặc bạc.
Trong khi đó, á sừng là một dạng bệnh viêm da cơ địa thường xảy ra ở đầu ngón chân, ngón tay, gót chân… Khi bị á sừng, vùng da bị bệnh thường bong tróc, nứt nẻ và dày do lớp sừng trên da chưa chuyển hóa hết.
Bệnh vảy nến á sừng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi và giới tính nào, nhưng nó thường gặp nhất ở những người hay bị dị ứng hoặc gia đình có người mắc bệnh.
Triệu chứng vảy nến á sừng
Vì vảy nến á sừng là 2 căn bệnh khác nhau, do vậy để nhận biết tình trạng ngoài da này, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu dưới đây:
Triệu chứng của bệnh vảy nến: Khi bị vảy nến, người bệnh sẽ thấy trên da xuất hiện những mảng da màu đỏ, dễ bong tróc và được bao phủ bởi các vảy màu trắng bạc. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh vảy nến mà kích thước các tổn thương da sẽ khác nhau ở từng người.
Vảy nến thường xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như trên da đầu, khuỷu tay, đầu gối, ngực, lưng chân… Thêm vào đó, vảy nến có thể được phân loại thành rất nhiều thể khác nhau như vảy nến thể giọt, vảy nến da đầu, vảy nến thể mảng, vảy nến đảo ngược… Mỗi thể vảy nến lại có những dấu hiệu đặc trưng riêng, dưới đây là một số triệu chứng và hình ảnh bệnh vảy nến á sừng bạn có thể tham khảo:
- Vẩy nến thể giọt: Khi mắc thể vẩy nến này, người bệnh sẽ thấy trên ra những nốt mụn nhỏ như giọt nước ở tay, chân hoặc lưng…
- Vảy nến thể mảng: Đây là thể bệnh hay gặp nhất ở người bệnh vảy nến. Đặc trưng của bệnh là những vùng da ửng đỏ, cộm lên và có lớp vảy bạc bao phủ. Vảy nến thể mảng thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối.
- Vảy nến thể đảo ngược: Vảy nến thể đảo ngược là thể bệnh đặc biệt của bệnh vảy nến. Khi bị vảy nến thể này, người bệnh sẽ thấy trên da ở những vùng có nếp gấp như nách, háng, mông… xuất hiện những mảng da màu đỏ.
- Vảy nến thể mủ: Vảy nến thể mủ là thể bệnh vảy nến rất nghiêm trọng và người bệnh cần điều trị ngay sau khi phát hiện ra bệnh. Thể bệnh này sẽ gây ra những nốt mụn đỏ chứa nước bên trong, sau một thời gian, nốt mụn có thể chuyển sang màu nâu và bong tróc.
- Vảy nến da đầu: Ở thể bệnh này, người bệnh sẽ thấy trên đầu xuất hiện những mảng da màu đỏ có vảy trắng ở phần chân tóc. Vảy nến da đầu không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn gây rụng tóc.
Triệu chứng của bệnh á sừng: Các tổn thương trên da do á sừng cũng gần tương tự như vảy nến. Khi bị á sừng, da người bệnh thường khô ráp, bong tróc, nứt nẻ, ngứa ngáy. Tình trạng này cũng tạo nên các đường rãnh nông hoặc sâu và chảy máu trên da tùy mức độ của bệnh. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, khi lớp da ở tay, chân liên tục bị bong ra, người bệnh sẽ bị mất vân tay, vân chân. Người bệnh sẽ thấy những triệu chứng trên nặng hơn khi tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa hoặc thời tiết hanh khô.
Nguyên nhân vẩy nến á sừng?
Đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân vảy nến á sừng. Theo họ, hai căn bệnh có thể liên quan đến những bất thường trong hệ miễn dịch và bộ gen của con người. Ngoài ra, bệnh cũng có thể bùng phát và nặng lên khi có các yếu tố nguy cơ dưới đây:
- Di truyền: Đây là một trong những yếu tố thường gặp nhất gây khởi phát bệnh vảy nến và á sừng. Theo thống kê của các nhà khoa học, bạn có thể có nguy cơ mắc vảy nến á sừng nếu gia đình có tiền sử mắc các bệnh về da như viêm da cơ địa, chàm, vảy nến, á sừng… Do vậy, nếu bố hoặc mẹ của bạn mắc bệnh thì bạn nên chuẩn bị sẵn sàng tâm lý mình cũng có thể mắc bệnh và nên có các biện pháp phòng ngừa từ sớm.
- Dị ứng: Vảy nến và á sừng thường gặp hơn ở những người dễ bị dị ứng. Nguyên nhân là do khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các dị nguyên ở bên ngoài nó có thể vô tình tấn công các tế bào da.
- Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp nâng cao thể trạng, tăng cường hệ miễn dịch. Khi cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, bạn dễ có nguy cơ mắc nhiều bệnh, trong đó có các bệnh ngoài da như vẩy nến á sừng. Người bị thiếu vitamin A, C, E.. và đặc biệt là vitamin D có khả năng bị vảy nến và á sừng cao hơn người bình thường do các vitamin này có vai trò quan trọng trong quá trình sừng hóa và tái tạo da.
- Thời tiết: Thời tiết khô, hanh có thể là yếu tố gây bùng phát bệnh vảy nến, á sừng và khiến bệnh nặng hơn.
- Một số bệnh lý: Bạn có thể bị vảy nến, á sừng sau khi mắc các bệnh lý bên trong cơ thể như viêm amidan, viêm họng…
- Chấn thương, nhiễm trùng ở da: Những người thường xuyên bị chấn thương trên da, côn trùng đốt hoặc cháy nắng nghiêm trọng có nguy cơ bị vảy nến á sừng cao hơn người khác.
- Thay đổi nội tiết tố: Những thay đổi nội tiết tố khi mang thai hoặc sau khi sinh có thể ảnh hưởng đến làn da của bạn và làm tăng nguy cơ mắc vảy nến và á sừng.
- Yếu tố khác: Ngoài các nguyên nhân trên thì sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá, stress kéo dài, môi trường ô nhiễm… cũng có thể khiến bạn bị vảy nến, á sừng.
Bệnh có nguy hiểm không, có chữa được không?
Vảy nến á sừng thường không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nếu không được điều trị thì bệnh có thể lan rộng ra nhiều vùng da trên cơ thể và gây nhiều vấn đề sức khỏe như:
- Nhiễm trùng da: Cả vảy nến và á sừng đều gây ngứa ngáy khó chịu. Để giảm ngứa, người bệnh thường cào gãi liên tục và da và gây trầy xước trên da. Tình trạng này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào da và gây nhiễm trùng trên da, thậm chí là nhiễm trùng máu.
- Mất tự tin: Bệnh có thể xuất hiện ở vùng da hở trên cơ thể như tay, chân, đầu, mặt… do vậy ảnh hưởng không nhỏ tới vẻ bề ngoài của người bệnh, khiến người bệnh mặc cảm, tự ti trong giao tiếp.
- Mệt mỏi: Tình trạng ngứa ngáy khó chịu vào ban đêm có thể gây mất ngủ, nếu kéo dài có thể khiến người bệnh mệt mỏi, thiếu sức sống.
- Lo âu: Tình trạng mất ngủ, tự ti do vảy nến, á sừng gây ra có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tâm trạng của người bệnh, gây stress, lo âu.
- Biến chứng nghiêm trọng tới các cơ quan trong cơ thể: Á sừng thường chỉ ảnh hưởng tới ngoài da, ít ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, nhưng vẩy nến thì khác. Bệnh có thể gây biến chứng lên hệ xương khớp, hệ tim mạch, thận, mắt, tai…
TTƯT,BSCKII Lê Phương
- Bác sĩ YHCT CKII
- Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện
- Hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh bằng YHCT
Điều trị vẩy nến á sừng
Vẩy nến á sừng thường dễ tái phát và kéo dài dai dẳng. Tuy không thể điều trị dứt điểm nhưng người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị để hạn chế bệnh tái phát và không tiến triển nặng thêm. Tùy vào mức độ nặng nhẹ, khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị mà bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với mình. Dưới đây là một số phương pháp điều trị vảy nến và á sừng thường được áp dụng:
Tân dược điều trị triệu chứng nhanh chóng
Phương pháp này giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa da, bong tróc da do vảy nến và á sừng gây ra. Khi bị bệnh, bạn có thể sử dụng các loại thuốc kem bôi, thuốc mỡ, thuốc kháng viêm…
- Kem bôi ngoài da có chứa salicylic: Kem bôi này giúp bong tróc lớp vảy trắng, da chết trên da, từ đó giúp da mịn màng trở lại.
- Corticoid: Sản phẩm này giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng của vảy nến và á sừng như giảm ngứa nhanh, kháng viêm mạnh… Bạn có thể sử dụng cả corticoid dạng bôi ( Betamethasone, Clobetasol và uống (Dexamethason, Betamethason…) để hạn chế vùng bệnh lan rộng. Tuy nhiên, corticoid có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên bạn không nên sử dụng trong thời gian dài.
- Kháng sinh: Loại thuốc này được dùng khi da bị bội nhiễm, nhiễm trùng do vảy nến và á sừng gây ra.
- Kem bôi retinoid: Đây là sản phẩm thường được dùng để điều trị vảy nến trung bình đến nặng. Retinoid giúp giảm sản xuất các tế bào trên da, ngăn ngừa khô da, ngứa da. Tuy nhiên, cũng tương tự với corticoid, retinoid có thể ảnh hưởng đến chức năng gan và mỡ máu và gây dị tật bẩm sinh nếu phụ nữ mang thai sử dụng. Do vậy, bạn chỉ nên dùng retinoid khi có chỉ định của bác sĩ. Ngoài kem bôi, người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc acitretin (một loại retinoid dạng uống để trị vảy nến)
- Các loại kem bôi khác: Những loại kem này thường chứa các thành phần giúp dưỡng ẩm da, giảm khô ráp và cải thiện những tổn thương trên da.
Ngoài những loại thuốc đã trên, người mắc vẩy nến và á sừng cũng có thể áp dụng liệu pháp laser, quang trị liệu, liệu pháp sinh học để giảm bệnh.
Mẹo dân gian
Người bệnh vẩy nến á sừng có thể áp dụng các mẹo dân gian khi bệnh vảy nến và á sừng mới khởi phát hoặc đang ở mức độ nhẹ. Các mẹo dân gian thường sử dụng nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên nên nó khá an toàn với làn da.
Một số mẹo trị bệnh vẩy nến thường được áp dụng:
- Dùng dầu dừa: Không chỉ bổ sung độ ẩm cho da, dầu dừa còn chứa nhiều hoạt chất giúp kháng viêm, kháng khuẩn. Thoa dầu dừa lên da và massage vùng da bị bệnh sẽ giúp giảm triệu chứng vẩy nến, á sừng hiệu quả.
- Lá trầu không: Trong lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa. Do vậy, đây là loại lá thường được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có vẩy nến và á sừng. Bạn có thể dùng lá trầu không để trị bệnh theo nhiều cách khác nhau như: dùng lá trầu không để tắm hoặc giã nát trầu không đắp lên da.
- Nghệ: Hợp chất curcumin trong nghệ có đặc tính chống viêm và sát khuẩn mạnh. Do vậy, khi bị các bệnh ngoài da, bạn có thể trộn nghệ với một chút nước hoặc mật ong để tạo thành hỗn hợp sệt sau đó đắp lên da. Ngoài cách trên, bạn cũng có thể thêm nghệ vào các món ăn hàng ngày để tăng hiệu quả trị bệnh.
Vảy nến á sừng ăn gì, kiêng gì?
Để cải thiện nhanh chóng triệu chứng của vẩy nến và á sừng, ngoài dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học. Dưới đây là những lưu ý trong chế độ ăn uống người bệnh nên tuân thủ, áp dụng:
- Người bệnh nên ăn các thực phẩm chức nhiều acid béo omega-3 như cá mòi, cá trích, cá hồi, hạt óc chó, hạt lanh… vì loại acid béo này giúp chống viêm, giảm ngứa ngáy da hiệu quả.
- Ăn nhiều rau, củ, quả để cung cấp đủ vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, nhộng tằm, đậu phộng… vì chúng có thể gây dị ứng và khiến người bệnh ngứa ngáy hơn.
- Không ăn hoặc hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng vì chúng có thể gây nóng gan, gây kích ứng trên da.
- Không uống rượu, bia, cà phê và sử dụng các chất kích thích vì chúng có thể gây khô da, suy yếu hàng rào bảo vệ trên da.
Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Để phòng ngừa vẩy nến và á sừng hiệu quả, hạn chế bệnh tái phát, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Uống đủ nước mỗi ngày để bổ sung đủ độ ẩm cho da và giúp quá trình thải độc của gan, thận hiệu quả hơn.
- Hạn chế cào gãi khi bị bệnh vì nó có thể gây trầy xước, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da
- Tắm rửa hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn, da chết trên da và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
- Chủ động điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn như viêm amidan, viêm họng… vì chúng có thể làm tăng nguy cơ vảy nến.
- Thoa kem dưỡng ẩm với thành phần dịu nhẹ hàng ngày để hạn chế tình trạng khô da, ngứa da
- Không dùng sữa tắm, dầu gội đầu… có chứa các hóa chất tẩy rửa mạnh hoặc dễ gây dị ứng.
- Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi để tránh da bị kích ứng
Vẩy nến á sừng có thể thuyên giảm nếu được điều trị và phòng ngừa đúng cách. Do vậy, khi có triệu chứng của bệnh, bạn nên đến bệnh viện có chuyên khoa da liễu hoặc các phòng khám uy tín để được thăm khám và điều trị. Ngoài ra, để hạn chế bệnh tái phát, bạn nên trang bị cho bản thân những kiến thức về bệnh để từ đó có kế hoạch phòng ngừa hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!