Amidan Là Gì? Thông Tin Hữu Ích Và Cách Phòng Ngừa Bệnh
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênAmidan là gì? Được biết, amidan được coi là một bộ phận quan trọng trong cơ thể. Amidan liên quan mật thiết với đường hô hấp của mỗi người. Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ ràng hơn về amidan. Thông qua một số câu hỏi liên quan về: Cấu tạo của amidan, chức năng cũng như cách phòng ngừa bệnh.
Định nghĩa amidan là gì?
Amidan bình thường là một tổ chức nơi chứa các tế bào bạch huyết, hoặc còn gọi là tế bào lympho. Tên tiếng Anh của amidan là Tonsils, amidan có vị trí nằm phía bên dưới của lớp niêm mạc hầu. Amidan sẽ phân bổ vị trí nằm xung quanh cửa hầu thành một vòng tròn. Amidan sẽ hình thành cùng với sự hình thành của bào thai. Khi trẻ nhỏ chào đời cũng là lúc khối amidan đã hoàn thiện vòng tròn. Amidan sẽ tiếp tục phát triển số lượng khi các bé lên 1 – 2 tuổi. Đây là độ tuổi mà amidan phát triển nhanh nhất.
Amidan có cấu tạo thế nào? Tác dụng của amidan là gì?
Amidan phân chia thành 6 khối, các khối amidan đều bao gồm nhiều biểu mô và các mô phủ liên kết với nhau. Trong amidan sẽ có các amidan nhỏ khác: 2 amidan vòi, 2 amidan khẩu cái, 1 amidan vòm và 1 amidan lưỡi.
Amidan vòm
Amidan vòm nằm ở phía trong của lớp niêm mạc nóc vòm và phần thành sau vòm mũi họng, thuộc sau mũi và trên lưỡi gà.Các tế bào lympho tập trung ở amidan vòm, phát huy khả năng tạo kháng thể để chống lại những tác nhân gây bệnh. Các virus và vi khuẩn khi đi qua phần ngã mũi hầu để vào cơ thể sẽ bị ngăn lại bởi amidan vòm.
Để nhìn được amidan vòm, chúng ta phải sử dụng các dụng cụ nhìn chuyên dụng. Amidan vòm khi ở trạng thái bình thường có kích thước dày khoảng 2mm. Nhờ cấu trúc xếp thành nhiều nếp nên amidan vòm có diện tích tiếp xúc rất lớn. Chức năng chính của amidan vòm là nhận biết các vi khuẩn gây hại, sản sinh kháng thể để tiêu diệt vi khuẩn. Khi vi khuẩn theo không khí đi vào mũi, amidan vòm sẽ “bật chức năng” nhận diện vi khuẩn. Kháng thể lúc này được phân tán với lượng lớn, tập trung chủ yếu tại vùng mũi hồng để chống lại vi khuẩn. Amidan vòm sẽ hình thành khi thai nhi đang ở giai đoạn tháng 3 đến tháng thứ 7. Khi trẻ lên 7 tuổi, amidan vòm sẽ teo nhỏ lại cho đến khi trẻ sang giai đoạn dậy thì.
Nếu trẻ bị mắc chứng phì đại amidan vòm, trẻ sẽ có các biểu hiệu: Chảy nước mũi, khó ăn, ngưng thở khi ngủ, viêm tai giữa hoặc viêm xoang.
Amidan khẩu cái
Amidan khẩu cái là amidan có tổ chức các lympho lớn nhất trong hệ thống amidan. Amidan khẩu cái gồm các khối mô có màu hồng, hình dạng oval, nằm cả ở 2 bên trái và phải họng. Amidan khẩu cái bên trong của hốc amidan. Amidan khẩu cái phân cách với các cơ quan khác trong họng bằng một lớp vỏ bọc.Khi nhìn amidan khẩu cái bằng mắt thường sẽ chỉ thấy được phần bên dưới và phía trong của hốc amidan. Phần nhìn thấy được của amidan gọi là các mặt tự do. Mặt tự do có những khe lõm sâu do các lớp biểu bì che phủ. Vị trí này của amidan chính là nơi diễn ra những hoạt động miễn dịch.Kích thước của amidan khẩu cái không có con số chuẩn. Kích thước sẽ phụ thuộc vào từng cơ thể mỗi người mà có mức to nhỏ khác nhau. Amidan khẩu cái là nơi rất dễ bị các vi khuẩn, virus tấn công gây viêm nhiễm.
Amidan vòi
Amidan vòi là nơi tập trung ít lympho nhất. Amidan vòi cũng ít khi được đề cập đến bởi amidan này không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các tác nhân gây bệnh. Chức năng của amidan vòi cũng không quan trọng bằng chức năng của các amidan còn lại. Vị trí của amidan vòi nằm ở vùng bên trái và bên phải của vòi tai.
Amidan lưỡi
Các lympho ở dưới đáy lưỡi cấu tạo nên amidan lưỡi. Cấu tạo gồm 6 đến 9 mô lympho liên kết với nhau. Amidan lưỡi có liên kết chặt chẽ với amidan họng. Vì vậy, khi người bệnh mắc viêm amidan lưỡi sẽ kéo theo viêm amidan họng.
Amidan có chức năng gì trong hệ hô hấp?
Vậy thì trong hệ hô hấp, chức năng của amidan là gì? Bất cứ bộ phận nào trên cơ thể chúng ta cũng đều có chức năng, nhiệm vụ riêng. Amidan cũng vậy, mặc dù amidan chỉ là một cơ quan nhỏ thuộc hệ hô hấp. Tuy nhiên, chức năng mà amidan giữ là rất quan trọng. Có thể ví rằng, amidan chính là bức tường ngăn cách đầu tiên trong hệ miễn dịch của cơ thể. Các lympho và kháng thể được tạo ra bởi amidan sẽ có khả năng miễn dịch. Từ đó ngăn chặn các loại virus, vi khuẩn mang theo mầm bệnh đi qua đường hô hấp. Ngoài ra, tại amidan, còn có 1 loại kháng thể rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch. Kháng thể này gọi là IgG, sẽ tiêu diệt các vi khuẩn tấn công vào cơ thể.
Các kháng thể này chủ yếu xuất hiện ở họng và mũi, đồng thời cũng phân tán đến một số cơ quan khác với số lượng lớn. Nhờ vậy mà các vi khuẩn sẽ bị diệt trừ trước khi kịp phát tán bệnh. Bên cạnh đó, các tế bào bạch cầu B và T có trong amidan cũng có khả năng chống nhiễm trùng rất tốt. Những tế bào này sẽ phát huy khả năng sản sinh kháng khuẩn, giúp cơ thể chống các bệnh viêm phổi hay cúm.Qua những thông tin này, chúng ta có thể thấy rằng, amidan giữ vai trò rất quan trọng đối với hệ thống hô hấp. Đúc kết lại, amidan giúp sản sinh kháng khuẩn loại bỏ mầm bệnh tấn công, ngăn chặn những chứng bệnh có liên quan tới hệ hô hấp.
Tình trạng viêm amidan có dễ xảy ra không?
Là lớp ngăn cách các vi khuẩn, virus gây bệnh tấn công hệ hô hấp. Cũng là nơi thức ăn đi qua nên amidan có nguy cơ bị viêm nhiễm cao. Bất cứ ai cũng có thể bị viêm amidan, nhưng lứa tuổi trẻ em là độ tuổi dễ bị mắc nhất.Khi amidan bị các vi khuẩn tấn công gây tổn thương sẽ xảy ra tình trạng viêm nhiễm. Lúc này, amidan bắt đầu có hiện tượng đau rát, amidan sưng đỏ. Tình trạng này gây không ít ảnh hưởng tới hoạt động sinh hoạt cũng như việc ăn uống của các bạn.Để có thể đưa ra những phương pháp phòng bệnh viêm amidan một cách hiệu quả, các bạn cũng cần nắm được nguyên do gây bệnh. Tỉ lệ người bị mắc viêm amidan ngày càng tăng cao, những nguyên nhân thường gặp nhất gồm:
- Vì cấu tạo của amidan là nhiều khe hốc, vậy nên cũng rất dễ tích tụ virus, vi khuẩn gây bệnh. Vi khuẩn bám trụ trong amidan lâu ngày sẽ gây ra các ổ viêm.
- Nhiệm vụ của amidan là sản sinh kháng thể để chống lại các mầm bệnh. Tuy nhiên, nếu cơ thể bạn không được cung cấp đủ dinh dưỡng. Amidan không thể sản sinh đủ lượng kháng thể cần thiết. Vì vậy mà nguy cơ mắc viêm amidan ở người bệnh cũng cao hơn.
- Khi người bệnh mắc viêm amidan không điều trị triệt để, viêm amidan chuyển sang giai đoạn mãn tính. Kèm theo là các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
- Răng miệng của chúng ta không được vệ sinh sạch, thường xuyên ăn đồ cay nóng, đồ lạnh cũng dễ làm tổn thương amidan. Thêm vào đó, điều kiện thời tiết thay đổi thường xuyên cũng là tác nhân gây bệnh khá phổ biến. Người có thể trạng kém sẽ khó tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh.
- Những ai sống trong khu vực ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, nhiều khói bụi và hóa chất sẽ dễ mắc viêm amidan. Amidan lúc này hoạt động quá tải, vi khuẩn nhân cơ hội đó để tấn công gây viêm nhiễm.
- Viêm amidan cũng có thể xảy ra khi hạch bạch huyết của bạn phát triển quá mạnh. Sự phát triển này là tiền đề dẫn tới viêm amidan.
Những dạng tổn thương amidan mà người bệnh có thể mắc phải
Người bệnh có thể mắc bất cứ bệnh lý nào về amidan, trong đó viêm amidan là tình trạng bệnh phổ biến nhất. Ngoài viêm amidan, chúng ta cũng có nguy cơ mắc áp xe Peritonsillar và ung thư amidan.
Viêm amidan là gì?
Người bị mắc viêm amidan có thể chia thành 2 trường hợp, bao gồm: Viêm amidan mãn tính và viêm amidan cấp tính. Trong khi đó, rất nhiều người thường nhầm lẫn bệnh viêm amidan cấp tính so với các bệnh liên quan đến hô hấp khác.Để giúp các bạn có thể sớm phát hiện triệu chứng viêm amidan, chúng tôi đưa ra một số dấu hiệu nhận biết sau:Viêm amidan cấp tính: Viêm amidan cấp tính chính là dạng khi mới phát bệnh viêm amidan. Amidan khẩu cái bị viêm mủ, viêm sung huyết do vi khuẩn, virus gây ra. Nếu là vi khuẩn bệnh sẽ có biểu hiện nặng, nếu là viêm do virus, bệnh sẽ có mức độ nhẹ hơn.Thông thường, khi bị mắc viêm amidan cấp tính, người bệnh sẽ có những biểu hiện là:
- Khi được quan sát sẽ thấy phần amidan khẩu cái có dấu hiệu sưng đỏ.
- Cổ họng của người bệnh luôn bị đau buốt, cổ họng giống như bị mắc dị vật. Việc nuốt thức hay hay nước bọt đều bị cản trở.
- Cơ thể người bệnh mệt mỏi, không muốn ăn, môi khô và xuất hiện lớp trắng trên bề mặt lưỡi. Ngoài ra, các bạn còn có thể bị sốt cao hơn 39 độ.
- Bệnh nhân đồng thời cảm thấy các cơn đau nhói lên vùng tai, cơn đau nặng hơn khi người bệnh nuốt thức ăn hoặc khi bị ho.
- Đi kèm với các biểu hiện trên, người bị viêm amidan sẽ thấy khó thở, thở bị khò khè. Đồng thời lúc đi ngủ cũng sẽ ngáy to hơn.
- Amidan giai đoạn cấp tính cũng có thể làm lây nhiễm bệnh sang các vùng khí quản, thanh quản. Triệu chứng người bệnh sẽ gặp phải là đau tức ngực, khàn tiếng và ho có đờm.
Viêm amidan mãn tính: Nếu người bệnh bị mắc viêm amidan tái phát nhiều lần. Bệnh dai dẳng từ đợt này qua đợt khác, lâu ngày sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Bệnh viêm amidan mãn tính có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em.Viêm amidan mãn tính phân chia tiếp thành nhiều dạng khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh mà amidan viêm mãn tính có trạng thái: Viêm amidan quá phát, viêm amidan hốc mủ, viêm amidan xơ teo.Các triệu chứng thường gặp ở người bệnh viêm amidan mãn tính:
- Người bệnh xuất hiện các cơn sốt chủ yếu vào lúc sáng sớm hoặc ban đêm.
- Các ổ mủ xuất hiện trong amidan dẫn tới hơi thở người bệnh có mùi hôi.
- Ho khan hoặc ho có đờm cũng là triệu chứng phổ biến của bệnh nhân mắc viêm amidan mãn tính.
- Cổ họng của bạn luôn đau rát khó chịu, cơn đau kéo lên cả vùng tai.
- Cơ thể người bệnh yếu hơn, thể trạng bị giảm sút. Các triệu chứng trên sẽ liên tục lặp lại nhiều lần. Nếu bạn không chữa trị kịp thời, các triệu chứng sẽ nặng hơn, nguy hiểm hơn.
XEM THÊM:
Áp xe Peritonsillar
Bệnh áp xe Peritonsillar vốn là bệnh thuộc giai đoạn sau của viêm amidan. Tuy rằng bệnh không phổ biến nhưng lại dễ xuất hiện ở lứa tuổi trẻ em. Hoặc những người đang ở độ tuổi thanh thiếu niên.Bệnh xảy ra do các vi khuẩn gây bệnh khiến amidan bị sưng to với nhiều triệu chứng thất thường. Tuy vậy, áp xe chỉ xảy ra ở một bên amidan. Khi áp xe ngày càng phát triển, người bệnh sẽ thấy cả cơ thể mệt mỏi, đồng thời cảm nhận các cơn đau nặng hơn. Bệnh sẽ có biểu hiện sau:
- Phần lưỡi gà bị đẩy ra giữa, bạch huyết mềm và mở rộng hơn. Một bên cổ họng bị sưng.
- Người bệnh bị đau tai, bên tai bị đau sẽ cùng phía với bên bị áp xe
- Vùng cổ và cơ hàm của bạn bị co thắt. Khi nuốt thức ăn, nước bọt sẽ đau và khó nuốt hơn. Sốt cao và ớn lạnh cũng có thể đến bất chợt.
Ung thư amidan
Nguồn gốc xảy ra bệnh nằm ở vùng amidan khẩu cái, xuất phát từ các tế bào bên trong của amidan. Những người mắc ung thư amidan thường là ung thư ở biểu mô tế bào gai, hoặc nổi khối u lympho. Bệnh ung thư amidan có thể đe dọa tới tính mạng nếu chúng ta không có các biện pháp ngăn chặn từ sớm.
Các biểu hiện thường gặp của bệnh ung thư amidan:
- Cổ họng hoặc miệng bị loét, các vết loét không có dấu hiệu lành lại.
- Người bệnh bị sưng cả 2 bên amidan, tuy nhiên một bên sưng to, một bên sưng nhỏ.
- Cổ của người mắc ung thư amidan sẽ có bướu, đau cổ thường xuyên.
- Các triệu chứng đau miệng, đau tai hay họng cũng bị đau dai dẳng. Khi bạn ăn các loại quả có vị chua sẽ có cảm giác đau.
- Người bệnh còn xuất hiện thêm triệu chứng nuốt đau, khó thở và thậm chí là trong nước bọt có máu.
Khi phát hiện amidan của bạn có dấu hiệu bất thường, bạn cần nhanh chóng tìm đến các bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Bệnh liên quan đến amidan là bệnh không thể chủ quan. Amidan bị tổn thương cũng không thể tự khỏi. Nếu bệnh kéo dài mà không được chữa trị sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nặng nề. Các bác sĩ cũng sẽ khó điều trị hơn, thời gian trị bệnh cũng kéo dài.
Cách phòng tránh bệnh liên quan đến amidan là gì?
Để có thể ngăn chặn nguy cơ mắc viêm amidan, các bạn cần hết sức chú ý bảo vệ sức Mọi người cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Đồng thời, tuân thủ theo một số chú ý dưới đây:
- Luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Bạn cũng nên sử dụng nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn trong miệng và vòm họng.
- Đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe theo định kỳ. Nếu bạn phát hiện bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, cần lập tức đi khám.
- Chúng ta nên đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, bảo vệ cơ thể và cổ họng luôn được ấm. Đặc biệt vào những ngày thời tiết thay đổi, các bạn hãy uống nước ấm để bảo vệ cổ họng.
- Mỗi người cần lựa chọn chế độ ăn hợp lý. Bổ sung nhiều đồ ăn, rau củ quả chứa vitamin và khoáng chất. Hạn chế ăn đồ cay nóng nhiều, hạn chế uống nước lạnh và sử dụng chất kích thích.
- Việc tập luyện thể thao cũng là phương pháp giúp bạn nâng cao hệ miễn dịch. Cơ thể có sức đề kháng tốt hơn để chống đỡ tốt trước các mầm bệnh.
Như vậy, amidan là cơ quan quan trọng cần được bảo vệ thật tốt. Từ những thông tin lý giải amidan là gì, chức năng và những bệnh lý liên quan này. Mong rằng người đọc sẽ có cái nhìn cụ thể về amidan. Từ đó áp dụng những biện pháp phòng ngừa bệnh một cách tốt nhất để cơ thể luôn được khỏe mạnh.
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!