VIÊM AMIDAN

Viêm amidan là bệnh lý Tai mũi họng không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bệnh nguy hiểm thế nào, khi nào cần cắt, khi nào không được cắt amidan. Cùng chuyên trang tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý này trong những nội dung sau đây.

Định nghĩa

Thầy thuốc Ưu tú Lê Phương, Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện cho biết: amidan là một bộ phận đặc biệt quan trọng của hệ cơ quan tai mũi họng.

Đây được xem là tổ chức lympho lớn nhất cơ thể, chúng tập trung ngay phía dưới niêm mạc hầu và tạo thành 2 đám 2 bên thành họng. Đám tế bào này tạo thành vòng bạch huyết Waldeyer bao gồm: Amidan vòng họng (VA), amidan vòi, amidan đáy lưỡi, amidan khẩu cái. Amidan khẩu cái phân bổ ở 2 bên thành họng, có diện tích lớn nhất, cũng là bộ phận thường xuyên bị viêm nhất.

Hệ thống amidan giúp bảo vệ vòm họng khỏi sự tấn công của các vi khuẩn từ bên ngoài. Tại đây, các kháng thể IgG sẽ được sản xuất ra, chúng đóng một vài trò vô cùng quan trọng đối với hệ miễn dịch.

Hệ miễn dịch tạo thành từ các kháng thể của amidan đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ vì chúng hoạt động tốt nhất khi con người từ 4 - 10 tuổi. Về sau sẽ suy giảm dần hoạt động.

Khi chịu sự tấn công ồ ạt của vi khuẩn, amidan vượt quá sức chịu đựng sẽ gây nên tình trạng viêm kèm theo sưng đau, đỏ rát. Các tế bào kháng thể tiêu diệt tập trung vi khuẩn cũng sẽ để lại các xác vi khuẩn và bạch cầu ngay tại vị trí amidan, gây nên các vết mưng mủ. Mưng mủ gây nên những cơn đau rát và có mùi rất khó chịu.

Nếu hiện tượng viêm amidan diễn ra lặp lại nhiều lần, khả năng kháng cự của hệ miễn dịch cũng ngày một suy yếu, các vi khuẩn có thể từ đây tấn công và gây viêm cho các vùng xung quanh, điển hình là viêm họng.

Viêm amidan là một bệnh lý mũi họng thường gặp
Viêm amidan là một bệnh lý mũi họng thường gặp

Nguyên nhân

Vi khuẩn và virus chính là tác nhân chính gây nên hiện tượng viêm amidan. Một số chủng vi khuẩn, virus được xác định là có liên quan trực tiếp đến bệnh gồm:

  • Vi khuẩn: Liên cầu, tụ cầu, xoắn khuẩn, vi khuẩn A.pneu hemophilus, liên cầu beta tan huyết nhóm A, các loại vi khuẩn yếm khí và ái khí,...
  • Virus: ho gà, cúm, sởi,...

Virus, vi khuẩn là nguyên nhân chính gây viêm amidan
Virus, vi khuẩn là nguyên nhân chính gây viêm amidan

Nguyên nhân dẫn đến việc bị tác nhân gây bệnh có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau, điển hình như:

  • Thay đổi thời tiết: trẻ nhỏ là đối tượng đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Bởi khi hệ miễn dịch chưa thực sự hoàn thiện, sức đề kháng yếu, trẻ rất dễ bị vi khuẩn tấn công khi cơ thể chưa kịp thích ứng với thời tiết giao mùa. Những thời điểm cần đặc biệt chú ý: trời đột ngột đổ mưa, thời tiết lạnh dần, không khí ẩm,...
  • Ô nhiễm môi trường sống: Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước đẻ là nguồn lây nhiễm vi khuẩn cực nhạy, bởi chúng ta sẽ tiếp xúc với chúng hàng ngày. Những vùng có sự ô nhiễm không khí ở mức báo động, hoặc những nơi có điều kiện sinh hoạt kém, tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn rất nhiều.
  • Cơ địa dễ bị dị ứng: Những đối tượng dễ mắc các bệnh như viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng thường có cơ địa đặc biệt nhạy cảm, sức đề kháng yếu. Những đối tượng này sẽ dễ bị tấn công bởi vi khuẩn hơn là những người khỏe mạnh.
  • Mắc các bệnh lý mũi họng liên quan: Nếu cơ thể đang mắc các bệnh lý như viêm lợi, viêm VA, viêm xoang chưa được điều trị triệt để, các ổ viêm có thể là nơi trú ẩn của vi khuẩn, chúng có thể tấn công và gây viêm amidan bất cứ lúc nào.

Triệu chứng và biến chứng

Viêm amidan bao gồm hai giai đoạn. Mỗi giai đoạn bệnh sẽ có biểu hiện đặc trưng:

Đối với viêm amidan dạng cấp tính:

Là hiện tượng sung huyết của amidan khẩu cái. Viêm cấp tính thường xảy ra ở độ tuổi từ 5 - 15 và chủ yếu do vi khuẩn, virus gây nên. Viêm amidan cấp tính có thể là thời kỳ đầu của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như viêm màng não, viêm khớp cấp, bại liệt,...

  • Người bệnh có các triệu chứng toàn thân như: ớn lạnh, rét run người, người mệt mỏi, đau đầu, mất cảm giác thèm ăn, tiểu ít, nước tiểu có màu sẫm, táo bón, sốt cao 38 - 39 độ.
  • Triệu chứng cơ năng: Khô rát cổ họng, nhận thấy rõ ở vị trí hai bên; đau họng, khi nuốt có thể bị đau lên vùng hai tai; thở khò khè, bị nói sang giọng mũi, ngáy to khi ngủ; ho theo cơn, ho có đờm, khàn giọng,...
  • Triệu chứng thực thể: Lưỡi có rêu trắng, niêm mạc họng tấy đỏ, luôn cảm thấy khô miệng; quan sát thấy amidan sưng to, gần chạm sát nhau, một vài trường hợp thấy có xuất hiện những chấm trắng, lớp phủ trắng không gây chảy máu; tổ chức lympho sau thành họng sưng to, tấy đỏ,...

Những trường hợp có phát hiện những dấu hiệu trên đây đều có khả năng bị viêm amidan thể cấp tính.

Đối với viêm amidan thể mãn tính:

Khi hiện tượng viêm xảy ra thường xuyên, lặp lại nhiều lần tại amidan khẩu cái, có thể chuyển biến lên mãn tính. Amidan có thể viêm quá phát (to lên) hoặc viêm xơ teo (nhỏ lại), đều là các thể viêm mãn tính.

  • Triệu chứng toàn thân: Thường không có triệu chứng gì đặc biệt, thường sẽ giống với thể viêm mũi họng cấp tính; cơ thể gầy gò, xanh xao, bị ớn lạnh, sốt nhẹ,...
  • Triệu chứng cơ năng: nuốt khó, có cảm giác vướng ở cổ họng, đau vùng hai bên tai; hơi thở có mùi khó chịu; ho khàn tiếng; thở khò khè, ngáy to khi ngủ,...
  • Triệu chứng thực thể: quan sát thấy trên bề mặt amidan có các khe, hốc chứa chất bã đậu màu trắng; amidan sưng to,...

Đau ở vùng amidan có thể lan đến hai bên tai
Đau ở vùng amidan có thể lan đến hai bên tai

 Amidan chỉ là một bộ phận của hệ thống mũi họng tuy nhiên bệnh để lâu ngày có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
  • Biến chứng tại chỗ: Thường gặp nhất là hiện tượng viêm tấy và áp xe quanh amidan, thường xảy ra ở những trường hợp cấp tính nhưng không chủ đích điều trị khiến viêm nhiễm tái phát nhiều lần. Triệu chứng của viêm tấy và áp xe quanh amidan là đau họng kéo dài, hàm khít lại, giọng khò khè, chảy nước dãi, hơi thở mùi khó chịu,...
  • Biến chứng gần: Viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm thanh quản, áp xe thành bên họng, viêm xoang, viêm mũi,... Các vi khuẩn trong ổ viêm amidan có thể tấn công ra bất kỳ cơ quan lân cận nào nên người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan trong điều trị.
  • Biến chứng xa: Viêm amidan mạn tính không được điều trị dứt điểm có thể là nguyên nhân của các bệnh lý khác như: viêm khớp cấp, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết, viêm nội mạc tim,..

Có thể thấy, tưởng chừng đơn giản nhưng viêm amidan không thể coi thường. Nếu phát hiện bản thân có những dấu hiệu nghi ngờ, bạn đọc nên chủ động thăm khám và điều trị sớm.

Giải pháp điều trị

Nguyên tắc điều trị viêm amidan cấp tính là tập trung vào cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao thể trạng bệnh nhân. Hạn chế tối đa việc dùng kháng sinh, chỉ sử dụng trong những trường hợp tiên lượng xấu, nghi ngờ xảy ra biến chứng. Đối với viêm amidan mạn tính, đa số các trường hợp đều cân nhắc cắt amidan. Cụ thể:

Chữa viêm amidan tại nhà

Trường hợp viêm amidan nhẹ, viêm amidan cấp tính bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân nghỉ ngơi và điều trị tại nhà bằng một vài biện pháp như sau:

  • Uống nhiều nước ấm, đồ ăn ấm dạng lỏng: Nước lọc, canh súp, trà đều tốt cho cổ họng đang bị viêm. Đồ ấm sẽ giúp làm dịu cơn đau rát, làm giảm kích ứng. Người bệnh nên sử dụng các loại trà thảo dược kết hợp với mật ong để uống nhằm cải thiện cơn đau.

Uống nước ấm là cách rất tốt để giảm triệu chứng đau do viêm amidan
Uống nước ấm là cách rất tốt để giảm triệu chứng đau do viêm amidan

  • Tránh các loại đồ ăn cứng: Những loại đồ ăn cứng, góc cạnh khi đi qua cổ họng sẽ khiến vị trí amidan bị viêm bị cọ xát, gây khó chịu, đau đớn. Người bệnh viêm amidan hay viêm họng, viêm VA đều cần tránh những loại đồ ăn này, ví dụ: bánh mì nướng, ngũ cốc khô, bánh quy,...
  • Súc miệng buổi sáng bằng nước muối: Buổi sáng sớm là lúc cổ họng dễ bị khô, đau rát và ho nhất. Lúc này, sử dụng một chút nước muối loãng ấm ngâm trong miệng khoảng 10s rồi nhổ đi sẽ có công hiệu làm dịu cơn đau rất tốt.
  • Sử dụng thiết bị tạo ẩm trong nhà: Khi phòng ngủ quá hanh khô cũng khiến tình trạng viêm amidan trở nên nặng hơn. Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà sẽ giúp việc hít thở trở nên dễ dàng hơn, đồng thời cũng giúp ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong không khí.
  • Tránh tối đa việc nói to, căng cổ họng: Việc cổ họng căng có thể khiến cổ họng kích thích hơn, gây đau họng kéo dài, viêm amidan cũng vì thế mà kéo dài hơn. Hãy cố gắng im lặng, nói nhỏ nhẹ nhất có thể.

Bên cạnh đó người bệnh cũng cần tăng cường nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, tránh tiếp xúc với nhiều người để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, lây bệnh.

Cách trị viêm amidan bằng Tây y

Một số loại thuốc được chỉ định trong trường hợp bị viêm amidan bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Chỉ sử dụng với trường hợp viêm amidan mãn tính, diễn biến nặng. Dùng theo từng trường hợp chẩn đoán phân biệt theo từng nguyên nhân cụ thể: Thuốc kháng sinh toàn thân betalactam, thuốc kháng sinh chống liên cầu penicillin G,...
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc giảm phù nề, xung huyết: amitase, alpha choay,...
  • Thuốc giảm ho
  • Thuốc kháng viêm, sát khuẩn

Dùng thuốc mang lại hiệu quả nhanh, tuy nhiên người bệnh rất dễ bị lạm dụng dẫn đến việc nhờn thuốc khiến những lần điều trị sau phải sử dụng liều nặng hơn. Thuốc Tây y cũng khiến dạ dày, gan thận bị ảnh hưởng nếu dùng trong thời gian dài.

Trường hợp viêm amidan mãn tính, amidan mưng mủ sẽ cần chỉ định cắt amidan để tránh để ổ lây nhiễm toàn cơ thể. Phẫu thuật sẽ được chỉ định khi:

  • Viêm amidan nhiều lần trong năm (khoảng 5 - 6 lần)
  • Vùng viêm amidan có tiên lượng biến chứng áp xe quanh amidan
  • Viêm gây biến chứng kèm theo như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi,...
  • Nguy cơ xảy ra những biến chứng xa như: viêm màng trong tim, nhiễm khuẩn huyết, rối loạn tiêu hóa kéo dài,...
  • Viêm amidan gây khó thở, vướng họng khi nuốt,...

Cắt amidan là tiểu phẫu nhỏ nhằm loại bỏ khối viêm
Cắt amidan là tiểu phẫu nhỏ nhằm loại bỏ khối viêm

Tuy vậy, không phải trường hợp nào cũng có thể chỉ định phẫu thuật. Một số trường hợp chống chỉ định cắt amidan bao gồm:

  • Người bệnh mắc các bệnh, hội chứng chảy máu
  • Người bệnh mắc các bệnh nội khoa như: suy tim, suy gan thận, cao huyết áp,...
  • Đang mắc viêm họng cấp, đang bị áp xe quanh amidan
  • Đang mắc viêm, nhiễm khuẩn, nhiễm virus cấp tính: viêm xoang, viêm mũi, sởi, ho gà, sốt xuất huyết,...
  • Khi amidan đang có biến chứng chưa ổn định
  • Khi bệnh nhân mắc bệnh mãn tính như: Đái tháo đường, lao, AIDS,...
  • Phụ nữ đang trong kỳ hành kinh, đang mang thai, cho con bú
  • Người có thể trạng yếu, trẻ nhỏ, người già trên 50 tuổi.

Điều trị bằng Đông y

Đông y quan niệm, bệnh viêm amidan là do chứng phong nhiệt, ngoại tà gây nên. Để trị tận gốc, người bệnh cần bồi bổ cơ thể trước sau đó mới tập trung đến các triệu chứng cụ thể, như vậy bệnh mới có điều trị và không tái phát trở lại. Một số bài thuốc trị viêm amidan được liệt kê sau đây:

  • Bài thuốc số 1: Liên kiều, ngân hoa thám, trần bì, ngưu bàng tử, đảng sâm, dã chi ma, hạnh nhân, liên tiền thảo, cam thảo.
  • Bài thuốc số 2: dã chi ma, hoàng cầm, bạch dược, ngân hoa thám, bạch dược, liên kiều, liên tiền thảo.
  • Bài thuốc số 3: Bạch cương tàn, bộc diệp, thiên hoa phấn, bạch dược, cây dâu tằm, thăng ma, dã chi ma, sa sâm, ô bồ.

Phòng tránh bệnh học

Viêm amidan có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ, nhất là vào thời điểm giao mùa. Do vậy những biện pháp phòng ngừa sớm luôn luôn cần thiết trong thời điểm này. Một vài ghi nhớ nhỏ giúp bạn và người thân phòng ngừa viêm amidan hiệu quả như sau:

  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng và đường hô hấp. Duy trì thói quen súc miệng bằng nước muối. Phụ huynh nên đặc biệt chú ý vệ sinh sáng sớm, trước khi đi ngủ, sau khi ăn cho bé thật đầy đủ.
  • Giữ ấm cổ họng, tai khi chuyển sang thời tiết lạnh, không nên dùng điều hòa với nhiệt độ quá thấp.
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, vệ sinh các thiết bị lọc không khí, điều hòa máy lạnh,... đặc biệt với những gia đình có trẻ nhỏ.
  • Đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài, khi tiếp xúc với những môi trường ô nhiễm khói bụi.
  • Không nên ăn quá nhiều đồ lạnh, uống nước lạnh.
  • Nghỉ ngơi và điều trị triệt để các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.

Viêm amidan không phải là một bệnh lý hiếm gặp, tuy vậy, có nhiều người chưa biết đến những biến chứng nghiêm trọng của bệnh nên vẫn còn tâm lý chủ quan. Bổ sung cho mình những kiến thức về bệnh và cách phòng bệnh là vô cùng cần thiết. Hy vọng những thông tin trong bài viết có ích cho bạn đọc trong việc bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Bã đậu amidan là một nhiễm trùng tại khu vực amidan, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Khi bị amidan bã đậu, người bệnh sẽ có những biểu hiện nghiêm trọng…

Xem chi tiết

Trẻ bị viêm amidan ho nhiều làm không ít bậc phụ huynh lo lắng tìm cách điều trị. Mặc dù amidan không phải chứng bệnh đáng lo ngại. Nhưng nếu để bệnh kéo dài không…

Xem chi tiết

Viêm amidan mãn tính là tình trạng các triệu chứng của bệnh lý viêm amidan kéo dài dai dẳng, tái phát nhiều lần trong năm khiến người bệnh rất khó chịu, mệt mỏi. Một trong…

Xem chi tiết

Cắt amidan giúp tránh tình trạng đau rát, sưng tấy và một số biến chứng do viêm amidan gây nên. Tuy nhiên, nếu sức khỏe của một số người bệnh không đáp ứng được các…

Xem chi tiết

Cắt amidan giá bao nhiêu, nên cắt ở đâu tốt vốn là thắc mắc của phần lớn người bệnh viêm amidan. Phẫu thuật cắt amidan nên được thực hiện ở những cơ sở y tế…

Xem chi tiết

Viêm amidan là bệnh lý đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh có nguy cơ tái phát nhiều lần và khiến trẻ chịu nhiều đau đớn, khó chịu. Vậy viêm amidan ở trẻ…

Xem chi tiết

Amidan là gì? Được biết, amidan được coi là một bộ phận quan trọng trong cơ thể. Amidan liên quan mật thiết với đường hô hấp của mỗi người. Bài viết hôm nay sẽ giúp…

Xem chi tiết

Cắt amidan bao lâu thì lành vốn là thắc mắc của nhiều người bệnh khi được chỉ định phẫu thuật cắt amidan. Bài viết dưới đây sẽ đưa đến cho bạn đọc những giải đáp…

Xem chi tiết

Bình luận (0)

  1. Tân Thân says: Trả lời

    Bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang tốt đến vậy à, thuốc đong y thật giả lẫn lộn chả biết chất lượng như nào?

    1. Nhất Nam Y Viện says:

      Chào bạn Tân Thân!
      Trung tâm chúng tôi cam kết bài thuốc đều được bào chế từ các dược liệu 100% tự nhiên, nguồn gốc rõ ràng nhờ được thu hái trực tiếp từ các vùng dược liệu sạch với quy trình trồng, thu hái, sơ chế dược liệu được tiến hành đúng nguyên tắc GACP theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
      Các yếu tố này đảm bảo không gây tác dụng phụ, an toàn tuyệt đối với sức khỏe người bệnh nên bạn có thể yên tâm nhé.

    2. Quang Trưởng says:

      Bài thuốc được nhiều chuyên gia chứng nhận mà anh, anh bảo vậy là sai rồi . Bài thuốc nhiều người dùng ghê gớm trong đó có em, được chuyên gia thẩm định rồi mới dám dùng, ai mà dám dùng lung tung anh. Anh không tin thì vào link nầy mà đọc đi

  2. Châu Minh says: Trả lời

    Chả hiểu sao con em mới 6 tuổi đã bị amidan rồi, dùng thuốc thì sợ con bị kháng kháng sinh sớm, mà không dùng thì con khổ. Cắt amidan thì con dễ mất miễn dịch chả biết sao

    1. Trúc Nguyễn says:

      Thì dùng đông y bạn, chi mà phân nhiều dữ nhiều bài thuốc để dùng mà, nhiều cách điều trị mà. Con mình dùng mấy bài thuốc đông y mà tốt sao đâu, tự nhiên an toàn lành tính. Ban xem chuyên gia bác sĩ họ nói đấy này

    2. Hòa says:

      Chị cho con dùng Thanh Hẩu Bổ Phế Thang này xem. Con em dùng có vẻ tốt đó, thuốc vừa vặn dễ uống không khó uống như mấy bài thuốc khác, điều trị cũng đỡ điềug đặc biệt là con em dùng thuốc đến giờ vẫn chưa bị đau họng lại nên cũng tin tưởng hẳn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *