Cách Ngâm Rượu Nho Tại Nhà Thơm Ngon, Chuẩn Vị
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênRượu nho là thức uống được nhiều người ưa chuộng, chúng cũng thường được sử dụng để làm quà biếu – tặng người thân, bạn bè. Tuy nhiên, thay vì tìm mua, nhiều người có xu hướng tự ủ nho để ngâm rượu, nhưng không phải ai cũng ủ được rượu có hương thơm đặc trưng, mùi vị nồng nàn cùng sắc đỏ đẹp mắt,… Vậy nên, để giải quyết vấn đề này, các bạn có thể tham khảo hướng dẫn cách ngâm rượu nho tại nhà được chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.
Rượu nho có tác dụng gì?
Rượu nho đã xuất hiện hàng nghìn năm trước khi còn người biết cách chế biến rượu, chúng cũng nhanh chóng trở thành thức uống thường được sử dụng trong các buổi tiệc, sự kiện lớn – nhỏ. Rượu vang hay rượu nho là những loại rượu được lên men từ trái cây, không chỉ mang mùi vị thơm ngon và chúng còn rất tốt cho sức khỏe.
Theo các nghiên cứu, rượu nho mang tới cho sức khỏe người dùng những công dụng tuyệt vời như:
- Giảm cholesterol xấu: Tác dụng rõ rệt nhất mà chúng ta có thể thấy chính là khả năng làm giảm cholesterol xấu. Bởi trong thành phần của rượu nho có chứa procyanidin – một hoạt chất không thể thiếu để sở hữu một trái tim khỏe mạnh. Mặt khác, rượu còn có thành phần resveratrol với nhiệm vụ chính là giảm cholesterol xấu, tăng hàm lượng cholesterol có lợi. Do đó, rượu vang đỏ được các chuyên gia khuyến khích nên dùng cho những người bị huyết áp cao.
- Hạn chế tình trạng đột quỵ: Khi tiêu thụ một lượng rượu nho vừa phải sẽ mang tới khả năng ngăn chặn tình trạng máu đông. Do phần lớn các loại rượu đều có khả năng làm loãng máu ở mức tương đối. Vì thế, chúng có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ do đông máu nếu dùng với liều lượng điều độ.
- Phòng ngừa bệnh tim mạch: Các báo cáo đã chỉ ra rằng, axit tanin có trong rượu vang đỏ có tác dụng chống gốc tự do. Chính vì thế, chúng cũng có khả năng bảo vệ bạn trước các dấu hiệu, ảnh hưởng của bệnh tim mạch. Theo đó, bạn nên dùng 1 – 2 ly rượu mỗi ngày để điều hòa lưu lượng máu, bảo vệ “trái tim” tốt hơn.
- Chống oxy hóa, chống lão hóa: Với chị em, loại rượu này là giải pháp tốt để níu giữ thành xuân, sự tươi trẻ. Một vài nghiên cứu cho thấy, trong rượu vang có chứa chất oxy hóa có thể tiêu diệt gốc tự do, làm giảm hắc tố melanin. Được biết, cả vang đỏ hay vang trắng đều có giá trị tương đương nhau, nên bạn có thể lựa chọn tùy theo sở thích và nhu cầu để đạt được kết quả dưỡng da tốt.
- Tăng cường hệ miễn dịch và tốt cho hệ tiêu hóa: Vitamin, protein, kali có trong rượu lên men từ nho có thể làm tăng cường hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch được củng cố, cơ thể của bạn sẽ được bảo vệ tốt hơn trước các ảnh hưởng từ môi trường. Ngoài ra, với hàm lượng chất chống oxy hóa, chất xơ, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động một cách tích cực hơn khi dùng rượu nho mỗi ngày. Nếu duy trì tần suất dùng 1 – 2 ly rượu nho mỗi ngày, chúng sẽ giúp bạn giảm nhanh chứng đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư: Khi nhắc tới tác dụng của rượu nho, chúng ta không thể bỏ qua khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Các chất chống oxy hóa có trong rượu sẽ giúp chống lại gốc tự do – nguyên nhân khiến ung thư hình thành và phát triển.
- Hạn chế nguy cơ béo phì: Các nghiên cứu trên chuột bạch cho thấy rằng, rượu được làm từ nho có khả năng khiến đường ruột của chuột hấp thụ tương đối kém với các loại chất béo. Sở dĩ có điều này là do hợp chất resveratrol có trong rượu nho đỏ có thể làm giảm lượng tế bào chất béo trong cơ thể cũng như ngăn chặn chúng tích tụ gây béo phì. Chưa kể, rượu còn giảm tiết cytokin – một chất phản ứng của hệ miễn dịch khiến cơ thể dễ bị tăng cân hoặc bị tiểu đường. Do đó, để tránh nguy cơ béo phì, bạn bạn nên uống 1 – 2 ly rượu nho mỗi ngày.
- Tốt cho não bộ: Ít ai biết rằng, việc sử dụng rượu lên men tự nhiên từ nho còn góp phần ngăn chặn các tế bào thần kinh của não chết đi. Thêm vào đó, chúng còn giúp tăng cường trí nhớ, làm chậm quá trình khởi phát của bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer hay Parkinson.
- Tăng cường sức khỏe xương khớp: Trong rượu vang có chứa hàm lượng silicon cao nên rất tốt cho mật độ khoáng ở xương. Hoạt chất này sẽ làm tăng mật độ và làm giảm nguy cơ loãng xương, giúp người dùng ăn ngon, ngủ sâu giấc.
- Cải thiện đời sống tình dục: Các thành phần dưỡng chất có trong rượu nho có tác dụng thúc đẩy nồng độ testosterone trong cơ thể nam, góp phần làm tăng ham muốn cũng như kích thích não bộ, khiến nam giới trở nên hưng phấn hơn trong chuyện sinh hoạt vợ chồng. Thậm chí, rượu còn góp phần “đánh thức” ham muốn của chị em và giúp các cặp đôi “yêu” mãnh liệt hơn.
Hướng dẫn 3 cách ngâm rượu nho thơm ngon
Có rất nhiều cách ngâm rượu nho khác nhau, tuy nhiên đơn giản nhất vẫn là cách cho nho lên men tự nhiên hoặc sử dụng đường để thúc đẩy quá trình lên men. Dưới đây là những thông tin chi tiết về công đoạn – nguyên liệu cần chuẩn bị cũng như các bước làm chi tiết mà bạn cần nắm được.
Chuẩn bị
Muốn có được bình rượu chất lượng, khâu chuẩn bị rất quan trọng để giúp bạn có thể tạo ra thành phần với hương vị thơm ngon nhất. Theo đó, những nguyên liệu, đồ dùng mà bạn cần chuẩn bị gồm có:
Chọn nho
Hãy tiến hành kiểm tra nguồn gốc của nho để đảm bảo nho đạt chuẩn chất lượng. Nên chọn những quả nho có nguồn gốc xuất xứ tại Việt Nam, tránh chọn loại có chứa chất kích thích, chất bảo quản.
- Với nho tươi: Chọn quả nho mềm, căng vỏ, mọng nước và không có vết bầm dập. Khi mua, hãy chú ý quan sát và lựa những chùm nho vẫn còn lớp phấn bám trên quả – do chúng mới được khai thác. Bạn cũng nên chú ý đến phần uống, chỉ lấy những quả nho cuống còn tươi, không bị héo hay nhăn nheo để đảm bảo nho vẫn còn mới, các thành phần trong nho chưa bị biến đổi.
- Nho khô: Nho phải được phơi nắng hoặc sấy thật khô, chọn những quả nho có hạt tròn, không chọn nho không hạt. Ngoài ra, vỏ nho phải có màu sắc sáng cùng hương vị thơm ngọt.
Chuẩn bị bình ngâm rượu
Về bình ngâm rượu, bạn nên ngâm nho vào hũ sành, miệng bình không quá lớn để tránh việc thoát hơi rượu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng bình thủy tinh để đảm bảo chất lượng rượu, hạn chế ngâm trong bình nhựa.
Chọn rượu ngâm
Dựa theo tửu lượng của mỗi người mà bạn dùng nồng độ rượu phù hợp để ủ rượu. Mặc dù không nhất thiết quy định rượu nho phải có nồng độ là bao nhiêu, tuy nhiên tốt hơn hết bạn nên dùng loại rượu có nồng độ từ 37 – 42 độ là tốt nhất để tránh việc rượu bị nhạt, uống mất ngon. Còn nồng độ rượu quá cao sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
3 cách ngâm rượu nho phổ biến nhất
Ngâm rượu nho không quá phức tạp, tuy nhiên chúng đòi hỏi sự tỉ mỉ cùng thời gian ủ lâu dài. Nếu ủ càng lâu, rượu sẽ càng ngon và đậm vị hơn. Thay vì mua rượu sẵn, nhiều người chọn cách tự ngâm rượu để đảm bảo chất lượng và độ an toàn. Dưới đây là 3 cách ngâm rượu nho phổ biến và đơn giản nhất mà bạn có thể tham khảo thực hiện tại nhà.
Cách ủ và ngâm rượu nho bằng phương pháp trộn nho với đường
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Chuẩn bị 1 bình thủy tinh để ngâm nho đã được làm sạch và để ráo nước.
- Một chiếc túi vải để lọc bã nho.
- 5kg nho tím, nho đỏ hoặc nho xanh có vị ngọt, mọng nước, chín đều nhưng đảm bảo không bị úng hay dập.
- Đường chia theo tỷ lệ 1kg nho với 300 – 500gr đường tùy độ chua của nho.
Cách ngâm:
- Rửa sạch nho dưới vòi nước, ngâm nho với nước muối pha loãng trong 15 – 20 phút cho thật sạch. Sau đó rửa lại thêm 1 lần nữa rồi cho nho ra rổ, để ráo nước.
- Dùng dao cắt đôi quả nho và trộn chung với đường hoặc có thể xen kẽ 1 lớp đường, 1 lớp nho trong một chiếc chậu hoặc tô lớn sạch. Đeo găng tay vào, bóp cho những quả nho dập ra sao cho phần vỏ tróc ra là được. Khi nho và đường đã quyện vào nhau, bạn trút nho sang hũ thủy tinh để ngâm.
- Ngâm, ủ rượu nho trong 2 tuần, lưu ý cần dùng 1 miếng nilon che kín miệng bình rồi đậy nắp lại. Nên nhớ đậy nắp hơi nhẹ tay không siết chặt để nắp hở một chút và cất bình vào chỗ tối, thoáng mát, tránh để ở nơi có độ ẩm cao. Lúc này, đường và nho sẽ tự động lên men và tạo thành rượu.
- Ngâm và ủ rượu thêm 4 – 5 tháng là có thể dùng được. Đây là thời điểm thịt nho đã tan hết, hầu như chỉ còn lại vỏ. Các bạn vớt bã nho ra, sau đó lọc bỏ phần xác nho, phần còn lại chính là rượu nho đã chưng cất.
Cách làm này sẽ cho thành phẩm là rượu nho nguyên chất. Nếu muốn rượu có nồng độ mạnh hơn, bạn để ở bên ngoài thêm một thời gian cho rượu tiếp tục lên men. Khi thấy rượu đã đủ độ thì chia ra các chai nhỏ và để trong ngăn mát tủ lạnh và dùng dần, tránh tình trạng để chúng lên men thêm.
Hướng dẫn cách làm rượu nho có đường theo phương pháp kích men
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Bình thủy tinh hoặc bình sứ có thể thích 3 – 5 lít.
- Nho tươi: Chuẩn bị 4kg nho tươi, nên dùng nho Ninh Thuận loại quả nhỏ, hơi ngọt và có vị chua vừa phải. Không dùng nho Mỹ làm rượu bởi loại nho này khi dùng ủ rượu sẽ không ăn đường.
- Đường trắng: 1.5kg.
Cách ngâm:
- Đầu tiên, bạn cũng cần rửa nho thật sạch qua 3 lần nước rồi mới ngâm với nước muối pha loãng. Ngâm trong 20 – 30 phút, rồi rửa thêm lần nữa, vớt ra và để cho thật ráo nước.
- Nho ráo, bạn cho vào máy ép hoa quả để ép lấy nước. Phần nước ép nho lần 1 này gọi là nước cốt nho, khi ép được phần nước cốt nho, bạn mang cho nước cốt nho vào 1 cái thau, để riêng để làm rượu.
- Với 4kg nho, bạn sẽ thu được khoảng 2 lít cốt nho, đem toàn bộ phần nước cốt này cho vào hũ thủy tinh hoặc bình sứ đã chuẩn bị trước đó. Cho thêm 1.5kg đường trắng vào và đậy kín nắp, để hũ ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời.
- Sau 4 giờ, nước cốt bắt đầu lên men. Bạn tiếp tục để cho nước nho lên men hoàn toàn và biến thành rượu nho. Tới khi nho có màu trong, bạn dùng rây vớt hết bã nhỏ nổi phía trên lên. Đậy nắp hũ lại và tiếp tục ủ, ủ càng lâu, rượu sẽ càng thơm và ngon.
- Phần bã nho vừa ép được bạn có thể tận dụng để lấy nước lần 2. Bạn cho luôn vào hũ đang ngâm hoặc có thể dùng để pha chế thành nước nho uống giải khát đều được.
Các bước làm rượu nho không đường theo phương pháp tự lên men
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 4kg nho tươi.
- 1.5 lít rượu trắng.
- Bình thủy tinh/hũ sành có dung tích khoảng 3 – 5 lít.
Cách ngâm:
- Rửa sạch nho tương tự như 2 cách làm trên.
- Bỏ phần cuống nho, lấy quả cho vào 1 cái tô lớn và dùng tay bóp dập.
- Cho tất cả phần nho đã được bóp dập vào bình thủy tinh/sành cùng 1.5 lít rượu trắng. Bỏ thêm 1 muỗng rượu vào tô tráng đều rồi trút hết phần rượu này vào bình thủy tinh.
- Đậy nắp thủy tinh/sành lại và đem cất ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào bình.
- Ủ cho tới khi nho lên men thành rượu thì lấy ra dùng.
Kinh nghiệm khi ủ và uống rượu nho
Để có được bình rượu nho thơm ngon, sử dụng tốt cho sức khỏe, các bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Kinh nghiệm khi ủ rượu nho
- Cách ủ rượu nho không đơn giản, do đó trong quá trình ủ nho, bạn không nên đậy quá kín bình đựng nho mà cần cho một chút không khí vào bình nhằm thúc đẩy quá trình oxy hóa. Ngoài ra không đặt bình ở nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp vào để tránh tình trạng úng thối, len men ga khó chịu.
- Thời gian ủ nho sẽ nhanh hơn vì chúng có chứa đường.
- Khi thấy rượu nho có mùi chua, nấm mốc, màu nâu hoặc chuyển qua màu nâu nhạt, xuất hiện các vết vẩn đục kèm váng màu vàng bám trên bình thì có nghĩa là rượu ngâm của bạn đã bị hỏng.
- Nên dùng nho ngâm rượu trong 3 – 4 tháng kể từ khi nho lên men.
- Hãy bảo quản rượu ngâm ở nơi khô ráo, tối, trong trường hợp đang sử dụng thì nên đặt rượu vào ngăn mát tủ lạnh hoặc có thể bảo quản trong tủ ướp rượu nếu có.
Lưu ý khi uống rượu nho
- Mặc dù nho ngâm rượu mang tới nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, tuy nhiên chúng vẫn có chứa hàm lượng đường cao nên những đối tượng bị bệnh tiểu đường nên chú ý khi sử dụng.
- Nên dùng rượu trong các bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa và tạo cảm giác ngon miệng.
- Không nên uống rượu quá nhiều, chỉ nên uống trước khi ngủ vì trong loại rượu này có chứa melatonin giúp ngủ ngon hơn.
- Do có tác dụng lợi tiểu, tốt cho hệ tiêu hóa, tuy nhiên chúng thường không được khuyến khích cho các đối tượng bị bệnh liên quan tới đường tiêu hóa.
- Người đang sử dụng thuốc điều trị không nên sử dụng rượu ngâm từ quả nho.
- Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại rượu không rõ nguồn gốc, vậy nên bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi mua, tránh tình trạng gặp phải tác dụng phụ không mong muốn, gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Hy vọng những thông tin trên đây về rượu nho sẽ giúp ích cho bạn trong việc ủ và sử dụng rượu hợp lý. Mặc dù loại rượu này khá tốt cho sức khỏe nhưng hãy dùng với liều lượng phù hợp để tránh làm ảnh hưởng xấu tới chức năng gan, thận và các bệnh lý khác.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!