8 Cách Chữa Bệnh Tổ Đỉa Bằng Lá Trầu Không Siêu Hiệu Quả
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênCách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không là bài thuốc dân gian an toàn, có thể áp dụng tại nhà với chi phí cực rẻ. Chưa kể, chúng còn có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn và giảm cảm giác ngứa ngáy nhằm giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Vậy đâu là cách trị tổ đỉa bằng lá trầu không cho hiệu quả tốt nhất, cách thực hiện cụ thể ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay thông qua nội dung bài viết dưới đây của Nhất Nam Y Viện.
Sử dụng trầu không chữa tổ đỉa có hiệu quả không?
Như chúng ta cũng biết, trầu không là một loài cây quen thuộc trong đời sống. Nhiều người đã sử dụng lá trầu không để điều trị bệnh phụ khoa, tuy nhiên ít ai biết rằng chúng còn được xem là “vị thuốc quý” có khả năng chữa bệnh xương khớp và bệnh ngoài da.
Xét theo Y học cổ truyền, trầu không có vị cay, ấm có tác dụng tán hàn, tiêu thũng, chỉ thống và chống ngứa ngáy, viêm nhiễm rất tốt. Dựa theo đặc tính này, lá trầu thường được chỉ định để sử dụng trong những trường hợp bị tổ đỉa, ghẻ ngứa, hắc lào hay cảm mạo,…
Còn theo nghiên cứu Y học hiện đại, do có chứa nhiều hoạt chất chống viêm, diệt khuẩn như estragol, cineol, methyl eugenol. Cộng thêm đó là các hoạt chất kháng sinh, kháng nấm,… nên chúng có thể làm giảm cảm giác ngứa ngáy, thậm chí là hạn chế tình trạng nhiễm trùng một cách hiệu quả.
Nhìn chung, với những công dụng mà lá trầu mang lại, nguyên liệu này có khả năng hỗ trợ trị bệnh tổ đỉa rất tốt. Nếu sử dụng đúng cách, lá trầu không chỉ giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm, giảm hiện tượng ngứa ngáy mà còn góp phần phục hồi vết thương, ngăn bệnh lan rộng qua vùng da xung quanh. Từ đó đẩy nhanh quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát hữu hiệu.
8 cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không tại nhà
Tổ đỉa là bệnh da liễu có tính di truyền hoặc do tác động dị ứng hóa chất, nhiễm khuẩn, tác dụng phụ khi dùng thuốc, stress hay suy giảm sức đề kháng. Bệnh có thể khu trú ở lòng bàn tay/chân, hình thành các tổn thương giống mụn nước, xuất hiện thành từng cụm nhưng cũng có thể nằm rải rác nhau. Bệnh lý này thường tái phát dai dẳng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt và khả năng lao động của người mắc. Vậy nên việc điều trị bệnh là điều cần thiết và cần được tiến hành càng sớm càng tốt.
Với những trường hợp bị bệnh tổ đỉa mới chớm phát hoặc bạn chưa có thời gian thăm khám da liễu và điều trị bằng đơn thuốc cụ thể thì có thể tham khảo ngay các mẹo chữa dân gian dưới đây.
Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không tại nhà khá an toàn, tuy nhiên bạn cần đảm bảo thời gian, tần suất áp dụng để giúp bệnh nhanh khỏi hơn. Cụ thể như sau:
Ngâm rửa với lá trầu trị tổ đỉa
Trong tất cả các biện pháp chữa trị bệnh tổ đỉa với lá trầu không thì đây là mẹo thực hiện đơn giản nhất. Phương pháp này có thể tận dụng được các tinh chất có bên trong lá trầu để giúp làm mềm và chống tình trạng bong tróc, ngứa ngáy khó chịu. Từ đó hỗ trợ và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và dễ ngủ hơn.
Cách thực hiện:
- Đầu tiên bạn cần chuẩn bị 10 lá trầu không tươi, rửa sạch và vò nát nhẹ.
- Đun sôi 2 lít nước sạch, thả lá trầu vào đun cho tới khi thấy nước đổi màu.
- Cho nước ra chậu, cho thêm ít nước lạnh hoặc để chúng tự nguội bớt để ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa.
- Nên áp dụng cách trị tổ đỉa này tại nhà vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Việc ngâm rửa chân với nước ấm còn giúp tuần hoàn máu tốt, cải thiện triệu chứng mất ngủ một cách đáng kể.
Dùng tỏi trị tổ đỉa với lá trầu không
Là nguyên liệu quen thuộc trong mọi căn bếp gia đình Việt, tỏi ngoài đặc tính sát trùng, kháng khuẩn mạnh còn được sử dụng trong các bài thuốc trị viêm nhiễm, đặc biệt là bệnh ngoài da.
Để gia tăng hiệu quả trị bệnh, dân gian sẽ dùng tỏi kết hợp với lá trầu. Khi được apply lên da, mẹo điều trị này sẽ giúp ức chế nấm, vi khuẩn ở những vùng da bị tổ đỉa, cải thiện triệu chứng cũng như ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm lan rộng.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu gồm có 5 lá trầu tươi và 4 tép tỏi.
- Vò nát trầu không rồi đập dập tỏi, trộn chung với nhau.
- Đun sôi 2 lít nước, cho hỗn hợp trên vào nồi, đun thêm 5 phút rồi tắt bếp.
- Cho nước ra chậu, bạn có thể chờ nước nguội bớt hoặc đổ thêm nước lạnh để ngâm rửa khu vực da bị tổ đỉa.
- Thực hiện cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không với tỏi 1 – 2 lần/ngày và nên thực hiện cách ngày thì tốt hơn.
Cải thiện triệu chứng bệnh tổ đỉa nhờ lá trầu không và rau răm
Tuy là loại rau sống quen thuộc thường được nhiều người sử dụng để làm gia tăng hương vị cho món ăn, nhưng ít ai biết rằng rau răm có khả năng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả. Ngoài khả năng kích thích tiêu hóa, chống viêm hạ khí, trừ phong hàn và hoạt huyết tiêu độc, chúng còn được tận dụng để điều trị các bệnh da liễu như tổ đỉa.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 30g rau rau, 30g lá trầu không.
- Rửa sạch rau răm, lá trầu không và ngâm qua nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn.
- Cho 2 loại lá này vào nồi đun sôi với nước trong 15 phút.
- Chắt lấy phần nước, chờ cho nguội bớt thì sử dụng để ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa.
- Lấy khăn bông mềm, sạch để lau khô da sau khi ngâm nước trầu không với rau răm.
Phèn chua với lá trầu trị bệnh tổ đỉa
Phèn chua – phèn nhôm là nguyên liệu có tác dụng làm săn da, giảm ngứa và sát trùng da rất tốt. Việc sử dụng phèn chua cùng lá trầu không sẽ làm tăng khả năng làm giảm viêm ngứa, hỗ trợ làm lành vết thương, đặc biệt là với những trường hợp đang bị bệnh da liễu như tổ đỉa. Ngoài tác dụng chữa bệnh tổ đỉa, phèn chua với lá trầu không còn được tận dụng để điều trị bệnh ung nhọt, chốc lở, viêm da cơ địa.
Cách thực hiện:
- Cần có 5 lá trầu không đã được rửa sạch cùng 1 ít phèn chua.
- Đun sôi 2 lít nước rồi vò nát lá trầu cho vào nồi khi nước sôi.
- Đun thêm 5 phút rồi tắt bếp, bỏ phèn chua vào.
- Pha thêm 1 ít nước lạnh hoặc tốt nhất là chờ cho nước nguội bớt rồi dùng ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa.
- Khi ngâm, bạn lấy bã trầu xoa/chà nhẹ lên chỗ da bị bệnh.
Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không và gừng tươi
Mẹo chữa tổ đỉa bằng lá trầu không này thường được áp dụng vào ban đêm để làm giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Trong Đông y, gừng hay còn được gọi là sinh khương, chúng có vị cay, tính ấm, thường được sử dụng để sát khuẩn, chống viêm và giảm đau.
Bên cạnh đó, gừng tươi còn có chứa một số hoạt chất có tác dụng ức chế các chất trung gian gây viêm. Đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình làm lành và tái tạo làn da mới khỏe mạnh hơn.
Việc sử dụng gừng tươi và lá trầu không không phải phương pháp mới lạ. Cả 2 nguyên liệu đều rất lành tính và có thể dễ dàng tìm mua nên bạn có thể sử dụng chúng thường xuyên để điều trị bệnh tổ đỉa và các bệnh da liễu khác như hắc lào, nấm chân, tay,…
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu gồm có 4 – 5 lá trầu không, 1 củ gừng tươi.
- Mang 2 nguyên liệu đi rửa sạch, riêng gừng thì thái thành lát mỏng rồi mới mang giã nát cùng lá trầu không.
- Cho thêm 100ml vào hỗn hợp trên, trộn đều để ép lấy nước.
- Làm sạch vùng da cần điều trị, dùng bông gòn thấm nuowcs ép thu được và thoa lên da.
- Thoa từ 3 – 5 lớp và để trong 10 phút, rửa lại với nước sạch, thấm khô da là xong.
Chữa tổ đỉa bằng muối biển và lá trầu không
Dân gian thường dùng muối biển và lá trầu không để sát trùng, giảm ngứa đối với các bệnh da liễu hoặc một số bệnh viêm nhiễm khác. Sự kết hợp này tạo nên công thức có tác dụng giảm nhanh tình trạng sưng đỏ, ngứa ngáy, khô ráp,… Đồng thời có khả năng ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, bội nhiễm lan rộng gây ảnh hưởng tới những vùng da khỏe mạnh. Khi thực hiện, các bạn lưu ý nên chọn muối biển, loại hạt to chưa qua tinh chế để cho khả năng trị bệnh tổ đỉa hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Để thực hiện bạn cần chuẩn bị 3 – 4 lá trầu không đã được rửa sạch và hong cho ráo nước.
- Bỏ lá trầu không với muối biển sạch vào vối và tiến hành giã nhuyễn.
- Làm sạch vùng da cần điều trị rồi đắp hỗn hợp trên lên da trong 2 -3 phút.
- Khi da tiếp xúc với hỗn hợp lá trầu không và muối biển sẽ có hiện tượng kích ứng nhẹ, xót da kèm triệu chứng nóng ran. Lúc này bạn không nên quá hoảng loạn, bởi đây là phản ứng bình thường, tuy nhiên cần tránh để hỗn hợp này lên những vùng da có mụn nước đã bị vỡ hay những chỗ có vết thương hở, bị lở loét nghiêm trọng.
Sử dụng lá trầu không với ích nhĩ, mò trắng
Lá trầu không, ích nhĩ và mò trắng đều là những nguyên liệu được Đông y đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa. Sự kết hợp của các nguyên liệu trên mang tới khả năng chống viêm, chống khuẩn và giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn với những cơn ngứa, rát khó chịu.
Cách thực hiện:
- Sử dụng lá trầu, mò trắng, ích nhĩ mỗi loại 20g.
- Mang tất cả nguyên liệu đi rửa sạch rồi mới đem cho vào nồi nước để đun sôi.
- Khi nước sôi, bạn chắt lấy phần nước, bã phần bã và dùng để rửa vùng da bị tổ đỉa.
- Nên thực hiện mẹo chữa bệnh tổ đỉa này khoảng 3 lần/tuần.
Loại bỏ bệnh tổ đỉa với lá trầu sao nóng
Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không sao nóng là mẹo dân gian có hiệu quả tốt, an toàn. Phương pháp này có thể thực hiện được với những trường hợp có vết thương hở, làn da có mụn nước đã vỡ, bong tróc vảy, khô ráp và ngứa ngáy.
Được biết, trầu không khi sao nóng có thể kích thích dây thần kinh ở lòng bàn chân, bàn tay cũng như làm ức chế khả năng truyền tín hiệu, làm giảm tình trạng ngứa ngáy. Ở nền nhiệt cao, nguyên liệu này còn có thể khiến tinh chất thấm sâu vào tế bào da, giúp phòng tránh hiện tượng viêm nhiễm lan rộng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn 5 – 10 lá trầu không tươi tùy theo tình trạng và vùng da bị tổ đỉa. Nên chọn những lá tươi, không bị hỏng hay héo úa.
- Mang lá trầu đi rửa sạch, sau đó cho lên chảo sao cho nóng, đến khi trầu chuyển qua màu vàng và có mùi thơm thì dừng lại.
- Tiếp đó bạn bọc lá trầu đã sao nóng vào một chiếc khăn vải sạch mỏng rồi đắp lên vùng da đang bị tổ đỉa.
- Thực hiện liên tục trong nhiều ngày, đặc biệt là khi cảm thấy ngứa sẽ giúp dễ chịu hơn.
Lưu ý khi chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không
Theo các chuyên gia, để cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không đạt được hiệu quả tốt, tránh gây tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân thủ một vài lưu ý sau:
- Đầu tiên bạn nên tới bệnh viện thăm khám, đồng thời nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn áp dụng các bài thuốc chữa tổ đỉa bằng lá trầu không.
- Những cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không không có khả năng thay thế thuốc chữa bệnh.
- Trước khi áp dụng bất cứ biện pháp dân gian nào chữa bệnh tổ đỉa hoặc bệnh da liễu, bạn cần vệ sinh da sạch sẽ để tránh tình trạng bị nhiễm trùng, kích ứng,… Với những loại nguyên liệu như rau răm, lá trầu,… nên ngâm qua nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và các tạp chất có hại khác.
- Hạn chế tối đa việc chà xát, gãi mạnh vào vùng da đang bị nổi mụn nước, có vết thương hở. Đồng thời nên vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày với những sản phẩm dịu nhẹ, an toàn.
- Hãy cắt móng tay, móng chân để tránh cho vi khuẩn, bụi bẩn có chỗ trú ẩn, gây viêm nhiễm.
- Với tình trạng bệnh tổ đỉa mới khởi phát, chữa lan rộng, mẹo chữa tổ đỉa bằng lá trầu không sẽ cho hiệu quả tốt. Với những đối tượng đã phát triển bệnh trong thời gian dài, bệnh đã trở nặng thì việc dùng lá trầu không chữa bệnh chỉ là biện pháp tạm thời và hầu như không mang lại hiệu quả như mong muốn. Để điều trị bệnh tốt nhất, các bạn cần áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, đặc biệt là cần dùng thuốc.
- Kết quả chữa trị sẽ tùy thuộc vào tình trạng cơ địa, mức độ bệnh lý, sức khỏe và thời gian sử dụng các mẹo dân gian chữa tổ đỉa bằng lá trầu ở mỗi người. Thêm vào đó, do là biện pháp mang tính tự nhiên nên hiệu quả mang lại thường khá chậm. Nếu không có sự kiên trì, chăm sóc da tốt thì cách chữa trị này dường như không có hiệu quả.
- Trong quá trình áp dụng, nếu thấy cơ thể, vùng da được điều trị xuất hiện các dấu hiệu bất thường, dị ứng hay bệnh không thuyên giảm mà trở nên nghiêm trọng hơn thì nên tới bệnh viện khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
- Nên kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động và rèn luyện thể thao hợp lý. Nguồn thực phẩm lành mạnh, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, cộng thêm các bài tập thể dục, thể thao đều đặn sẽ giúp bạn tăng sức đề kháng, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh lý.
- Tránh để da tiếp xúc với các chất tẩy rửa hóa học, bụi bẩn và nên dưỡng da, bảo vệ da để thúc đẩy quá trình tái tạo mới, phục hồi làn da bị tổn thương.
Nội dung trên đây đã giúp bạn đọc biết cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không đơn giản tại nhà. Các thông tin được cung cấp trong bài viết đều mang tính chất tham khảo, để được giải đáp chi tiết hơn về bệnh tình, mời bạn đọc liên hệ trực tiếp với bác sĩ. Hoặc để hiểu hơn về những bệnh lý liên quan, các bạn có thể tham khảo các bài viết khác trên Nhất Nam Y Viện.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!