VIÊM ÂM ĐẠO

Viêm âm đạo là căn bệnh khó chịu, khiến vùng kín tiết nhiều dịch kèm theo cảm giác ngứa ngáy, đau rát. Nếu để kéo dài, bệnh lý này sẽ dễ biến chứng, dẫn đến viêm nhiễm lây lan trên đường sinh dục. Tìm hiểu chi tiết tình trạng này và các cách điều trị hiệu quả thông qua những nội dung dưới đây.

Định nghĩa

Viêm âm đạo (Vaginitis) là bệnh phụ khoa phổ biến, liên quan đến tình trạng tổn thương, viêm nhiễm tại lớp niêm mạc lót bên trong âm đạo. Khi đó bệnh nhân bị tiết dịch vùng kín, ngứa và đau rát. Nguyên nhân gây bệnh thường do nhiễm trùng, thay đổi cân bằng vi sinh vật âm đạo, rối loạn nội tiết. 

Hình ảnh viêm âm đạo
Hình ảnh viêm âm đạo

Các loại viêm âm đạo phổ biến nhất là: 

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn
  • Nhiễm trùng nấm men
  • Viêm âm đạo do Trichomonas 

Nguyên nhân viêm âm đạo

Viêm âm đạo khởi phát do những yếu tố sau:

  • Vi khuẩn: Sự thay đổi của vi khuẩn có hại trong âm đạo quá mức làm mất cân bằng vi sinh vật âm đạo. Khi đó vi khuẩn có hại tăng cường tấn công niêm mạc âm đạo và gây viêm. 
  • Nhiễm nấm men: Thường là nấm Candida Albicans. Chúng phát triển mạnh gây nhiễm trùng, khiến âm đạo tiết nhiều dịch đặc dính như phô mai, ẩm ướt, ngứa ngáy. 
  • Trichomonas: Đây là loại ký sinh trùng đơn bào cực nhỏ, dễ lây truyền qua đường tình dục. 
  • Teo âm đạo: Tình trạng niêm mạc âm đạo mỏng do estrogen suy yếu hoặc các phẫu thuật về buồng trứng… có thể khiến âm đạo dễ bị kích ứng, khô âm đạo, nóng rát…

Viêm âm đạo xuất hiện do sự tăng sinh nhiều hại khuẩn tại vùng kín
Viêm âm đạo xuất hiện do sự tăng sinh nhiều hại khuẩn tại vùng kín

Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ viêm âm đạo có thể kể đến gồm: 

  • Thay đổi nội tiết tố nữ do mang thai, mãn kinh hoặc dùng thuốc tránh thai
  • Do quan hệ tình dục thiếu an toàn, bị lây truyền các tác nhân gây bệnh tình dục
  • Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau
  • Do vệ sinh thiếu khoa học: Thường liên quan đến thụt rửa sâu bên trong, tắm bồn, xịt âm đạo
  • Dùng các sản phẩm nhiều hóa chất: nước hoa vùng kín, dung dịch vệ sinh tẩy rửa mạnh, xà phòng… 
  • Mặc quần lót ẩm, bó sát hoặc không thường xuyên thay đồ lót.

Đối tượng bệnh lý

Viêm âm đạo có thể gặp ở phụ nữ từ giai đoạn dậy thì đến mãn kinh. Trong đó, nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất thường là:

  • Phụ nữ mang thai, sau sinh và cho con bú
  • Phụ nữ bị dùng nhiều thuốc kháng sinh
  • Phụ nữ bị suy giảm nội tiết, tiền mãn kinh, mãn kinh
  • Người hay lo lắng, suy nghĩ, mất ngủ

Triệu chứng và biến chứng

Khi bị viêm âm đạo, phụ nữ có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Khí hư tiết ra bất thường: Ra nhiều, thay đổi màu sắc (trắng đục, xanh, vàng, nâu…), mùi hôi, có thể có bọt, đặc như phô mai, loãng như nước hoặc keo đặc.
  • Âm đạo bị ngứa, châm chích, ẩm ướt
  • Đau rát khi quan hệ
  • Đi tiểu đau, buốt
  • Chảy máu âm đạo

Viêm âm đạo gây ngứa ngáy vùng kín
Viêm âm đạo gây ngứa ngáy vùng kín

Tùy theo tác nhân gây viêm, triệu chứng có thể khác nhau. Sau đây là một số loại viêm âm đạo nổi bật kèm theo triệu chứng nổi bật:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn: Âm đạo tiết dịch trắng xám, có mùi hôi (thường tanh). Triệu chứng thường rõ ràng hơn sau khi quan hệ tình dục. 
  • Viêm âm đạo do nhiễm trùng nấm men: Ngứa là triệu chứng chủ đạo, dịch tiết đặc, trắng lợn cợn như phô mai. 
  • Viêm âm đạo do Trichomonas: Dịch tiết màu vàng xanh, có thể có bọt. 

Viêm âm đạo nếu không được xử lý tốt sẽ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, cụ thể:

  • Viêm nhiễm lan rộng trên đường sinh dục nữ, hình thành viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm buồng trứng - vòi trứng… 
  • Tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh đường tình dục: Sùi mào gà, bệnh lậu, giang mai…
  • Ảnh hưởng đến khả năng quan hệ tình dục

Do vậy, chị em khi mắc bệnh nên sớm đi khám, liên hệ với các chuyên gia, bác sĩ để được hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Chẩn đoán bệnh học

Để chẩn đoán bệnh học, các bác sĩ phụ khoa có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ trao đổi với người bệnh để thu thập các thông tin triệu chứng bệnh, tình trạng quan hệ tình dục, tiền sử viêm nhiễm. thói quen vệ sinh vùng kín…
  • Khám phụ khoa: Bác sĩ sử dụng mỏ vịt để quan sát rõ hơn trong âm đạo. 
  • Kiểm tra dịch âm đạo: Bác sĩ lấy dịch âm đạo (bệnh phẩm) để thực hiện một số kỹ thuật như nhuộm soi, nuôi cấy, huyết thanh học, Pap…. Thông qua đó xác định chính xác tình trạng viêm nhiễm do nấm, vi khuẩn hay ký sinh trùng…

Để điều trị viêm âm đạo hiệu quả, chị em cần được thăm khám kỹ càng
Để điều trị viêm âm đạo hiệu quả, chị em cần được thăm khám kỹ càng

Sau khi có kết quả chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ tư vấn và điều trị cho bệnh nhân.

Viêm âm đạo có điều trị được không

Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa thường dai dẳng và hay tái phát. Tuy nhiên, bệnh lý này có thể điều trị được với kết quả khả quan nếu:

  • Người bệnh phát hiện các dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm từ sớm và chủ động thăm khám, điều trị
  • Áp dụng phương pháp phù hợp, kiên trì điều trị theo đúng phác đồ được chỉ định
  • Áp dụng tốt các biện pháp dự phòng để ngăn bệnh tái phát.

Giải pháp điều trị viêm âm đạo

Để điều trị viêm âm đạo, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp như sau:

Điều trị viêm âm đạo bằng mẹo dân gian

Trong những trường hợp viêm âm đạo nhẹ, mới chớm, người bệnh có thể sử dụng các mẹo dân gian để cải thiện triệu chứng, hỗ trợ điều trị bệnh. Một số biện pháp thường được sử dụng gồm:

  • Sử dụng trầu không: Dùng lá trầu không đã sơ chế sạch, vò nát đun cùng nước. Dùng nước lá trầu không xông hơi 2 - 3 lần/ngày. 
  • Chữa viêm âm đạo bằng ngải cứu: Dùng một nắm lá ngải cứu đã rửa sạch đun cùng nước. Dùng nước này xông hơi vùng kín trong  10 - 15 phút, áp dụng 1 - 2 lần/ngày, 3 - 4 lần/tuần. 
  • Sử dụng nước muối loãng: Sử dụng một nhúm muối nhỏ pha với nước ấm sạch cũng giúp giảm ngứa ngáy, khó chịu do viêm âm đạo. Cách này nên dùng 2 - 3 lần/ tuần, không nên lạm dụng. Để an toàn, chị em có thể dùng nước muối sinh lý. Loại nước này được pha với tỉ lệ muối phù hợp, không làm khô âm đạo. 

Chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không là cách được nhiều chị em tin chọn
Chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không là cách được nhiều chị em tin chọn

Nhìn chung các cách dân gian chỉ nên áp dụng như biện pháp hỗ trợ, không thể xử lý dứt điểm viêm nhiễm âm đạo. Người bệnh không nên lạm dụng. 

Sử dụng thuốc điều trị viêm âm đạo

Đây là biện pháp được áp dụng phổ biến hiện nay tại các cơ sở Tây y. Tùy theo tình trạng viêm nhiễm và căn nguyên gây bệnh, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc uống: Thường là kháng sinh như Metronidazol,  Doxycyclin, Itraconazole,... Nhóm thuốc này giúp tiêu viêm, kháng khuẩn, diệt nấm nhanh, ngăn chặn các tác nhân này khiến viêm trở nên nặng nề. 
  • Thuốc đặt âm đạo: Đây là dạng thuốc đưa trực tiếp vào âm đạo nhằm nâng cao khả năng tiêu diệt các loại khuẩn, trùng roi, nấm, đồng thời giảm ngứa ngáy, đau rát, phục hồi niêm mạc âm đạo. Một số loại thuốc phổ biến gồm: Neo Tergynan, Polygynax, Canesten,…
  • Dung dịch vệ sinh: Bác sĩ có thể kê thêm một số loại dung dịch vệ sinh như  Crevil, Intima, Sebamed,… để làm sạch âm hộ, âm đạo, giảm nguy cơ viêm nhiễm. 

Chữa viêm âm đạo bằng thuốc Tây là giải pháp điều trị viêm âm đạo phổ biến hiện nay
Chữa viêm âm đạo bằng thuốc Tây là giải pháp điều trị viêm âm đạo phổ biến hiện nay

Các loại thuốc kể trên giúp xử lý triệu chứng nhanh chóng. Tuy nhiên người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ để tránh bệnh tái phát, nhờn thuốc do dùng quá liều hoặc chưa đủ liều. Nếu gặp tác dụng phụ thì cần liên hệ ngay với bác sĩ phụ trách để được hướng dẫn cách xử lý. 

Đông y chữa viêm âm đạo

Đông y là một trong những giải pháp điều trị viêm âm đạo ngày càng được nhiều phụ nữ lựa chọn. Bởi vì phương pháp này có khả năng tác động sâu toàn thân, vừa xử lý các căn nguyên gây bệnh vừa bồi dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho người bệnh. Nhờ vậy phương pháp này xử lý tích cực viêm âm đạo, ngăn ngừa tái phát hiệu quả. 

Theo góc nhìn của Đông y, viêm âm đạo khởi phát không chỉ do sự xuất hiện của vi khuẩn, các loại trùng. Nguyên nhân sâu xa nằm ở sự rối loạn của các tạng phủ cùng KHÍ - HUYẾT toàn thân, khiến cho khí huyết tại các mạch liên quan đến hệ thống sinh dục nữ là mạch NHÂM  - XUNG bị ảnh hưởng. Khi đó, thấp - nhiệt (khí nóng ẩm) tăng cường trong cơ thể, dồn xuống hạ tiêu, tạo điều kiện cho các loại trùng, khuẩn tăng sinh, gây viêm nhiễm. 

Đông y phối hợp nhiều thành phần thảo dược phù hợp, tác động sâu vào tạng phủ và khí huyết toàn thân. Thông qua đó cân bằng cách mạch Nhâm - Xung, ổn định nội tiết, tiêu diệt các loại trùng, hại khuẩn hoàn toàn tự nhiên. 

Hiện nay có nhiều bài thuốc điều trị viêm âm đạo bằng Đông y mang lại hiệu quả cao, được nhiều bệnh nhân đánh giá tốt. Một trong số đó là bài thuốc Phụ Khang Tán của Trung tâm Phụ Khoa Đông y Việt Nam. 

Phụ Khang Tán được phát triển từ các công thức điều trị bệnh đới hạ (bệnh phụ khoa) của Cung Phi Triều Nguyễn. Trải qua quá trình nghiên cứu kỹ càng, bài thuốc được hoàn thiện với hơn 20 vị thảo dược quý. Các vị thuốc vừa bồi bổ tạng phủ, vừa điều hòa khí huyết và tiêu viêm diệt khuẩn. Trong đó, nhiều thành phần nổi bật như: Ích mẫu, Trinh nữ hoàng cung, Bạch đồng nữ, Xà sàng tử, Đan sâm, Hương phụ, Bạch thược…

Bài thuốc Phụ Khang Tán được phát triển từ YHCT Thái Y Viện Triều Nguyễn
Bài thuốc Phụ Khang Tán được phát triển từ YHCT Thái Y Viện Triều Nguyễn

Bài thuốc Phụ Khang Tán được ứng dụng theo phác đồ 3 tác động: ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG - ĐIỀU TRỊ CĂN NGUYÊN- ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG. Phác đồ kết hợp combo 4 bài thuốc nhỏ trong Liệu trình Phụ Khang Tán gồm:

  • Thuốc uống: Điều trị sâu bên trong cơ thể, phục hồi khí - huyết, tiêu viêm, phục hồi chức năng cơ quan sinh dục, nâng cao sức đề kháng.
  • Thuốc ngâm rửa: Làm sạch, kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm ngứa, giúp vùng kín khô thoáng.
  • Thuốc đặt: Điều trị tại chỗ, tăng cường giảm viêm, kháng nấm, diệt khuẩn, phục hồi niêm mạc âm đạo, chống ngứa, giảm tiết khí hư. 
  • Thuốc xịt: Dùng khi cơn ngứa gia tăng, giúp giảm hẳn ngứa ngáy, hỗ trợ kháng viêm, diệt khuẩn. 

Nhờ đó, bài thuốc điều trị tình trạng viêm âm đạo toàn diện hơn.

Đây là bài thuốc kê đơn, có sự điều chỉnh gia giảm thuốc tùy theo tình trạng bệnh lý của từng người. Vì vậy bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp đến Trung tâm Phụ Khoa Đông y Việt Nam để được tư vấn chi tiết hơn. 

TRUNG TÂM PHỤ KHOA ĐÔNG Y VIỆT NAM

(Trực thuộc Nhất Nam Y Viện)

Phòng tránh bệnh học

Để duy trì kết quả điều trị hoặc ngăn ngừa viêm âm đạo tái phát, chị em cần chú ý thực hiện các biện pháp dự phòng thích hợp:

  • Vệ sinh bộ cơ quan sinh dục hằng ngày, nhất là thời điểm trước và sau khi quan hệ, trong những ngày dâu rụng. 
  • Nên chọn dung dịch vệ sinh thích hợp với pH âm đạo (từ 3.6 - 4.8), tránh các dung dịch tẩy rửa mạnh. 
  • Không thụt rửa âm đạo, tránh làm ảnh hưởng môi trường vi sinh vật bên trong âm đạo. 
  • Tuyệt đối không mặc quần lót ẩm, nên chọn loại quần vừa size, chất liệu thấm hút tốt (cotton), không bó sát quá…
  • Tránh nhịn tiểu vì có thể tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu và tích tụ vi khuẩn qua đường tiểu. 
  • Nên điều chỉnh chế độ ăn uống, lựa chọn những thực phẩm có lợi, tính mát, tránh dùng đồ cay nóng, nhiều đường, nhiều dầu mỡ hoặc chất kích thích.
  • Thiết lập kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để tránh tình trạng stress kéo dài, ảnh hưởng đến nội tiết. 
  • Khi có dấu hiệu phụ khoa bất thường, chị em nên đi khám để sớm để được hỗ trợ điều trị sớm. 

Viêm âm đạo gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe phụ khoa, đời sống tình dục và cuộc sống công việc.  Để tránh những biến chứng của bệnh, chị em nên sớm điều trị và chăm sóc âm đạo phù hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *