Đau khớp gót chân
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênĐau khớp gót chân luôn là nỗi ám ảnh với nhiều người. Bệnh này không chỉ gây khó khăn trong việc di chuyển mà các biến chứng về sau cũng rất khó lường. Vậy nguyên nhân nào khiến khớp gót chân bị đau và cách điều trị ra sao? Bài viết sau sẽ thông tin chi tiết về bệnh đau khớp gót chân này.
Đau khớp gót chân là hiện tượng gì?
Khớp gót chân đóng vai trò quan trọng trong việc vận động, di chuyển của cơ thể. Đau khớp gót chân là hiện tượng phần gót chân xuất hiện cảm giác đau nhức.
Đôi khi là lan rộng sang đến hết cả bàn chân khiến bệnh nhân đau đớn, khó chịu. Tình trạng này có thể kèm theo sự sưng hoặc phù nề ở khu vực chân, màu gót chân bị ửng đỏ. Người bệnh mỗi khi di chuyển thì cảm giác đau nhức sẽ lại càng tăng thêm.
Đau khớp gót chân là bệnh phổ biến và có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, qua thực tế nghiên cứu, nhóm những người sau thường có tỷ lệ bị mắc bệnh cao hơn:
- Người lao động tay chân, thường phải vác các đồ vật cồng kềnh, nặng nề.
- Những người đi bộ nhiều, kéo dài liên tục.
- Người phải đứng lâu, thường làm các công việc như tiếp viên, nhân viên bán hàng, giáo viên…
- Người tăng cân đột ngột gây áp lực lên gót chân.
- Vận động viên điền kinh, cầu thủ bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, quyền anh…
- Người cao tuổi.
- Phụ nữ mang thai trong giai đoạn cuối, thai lớn cũng dễ bị đau khớp gót chân.
- Người mẫu, ca sĩ, diễn viên… thường phải đi giày cao gót.
Nguyên nhân khiến khớp gót chân bị đau và bệnh liên quan
Đau khớp gót chân có nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Để xác định được nguyên nhân chính xác cần phải qua quá trình chẩn đoán cùng các xét nghiệm chuyên dùng. Thông thường bệnh nhân đau khớp gót chân sẽ bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:
Gai xương gót chân
Gai xương gót chân là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng đau ở khớp gót chân. Viêm cân gan chân thời gian dài không được điều trị sẽ hình thành các xương tân tạo ở vùng gót chân tạo nên các gai.
Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp bị gai xương gót chân nhưng người bệnh lại không có cảm giác đau. Như vậy có thể thấy gót chân khi bị gai có đau hay không còn phụ thuộc vào một vài các điều kiện cần khác.
Thận yếu
Có thể bạn chưa biết, hoạt động của thận có liên quan mật thiết với phần gót chân. Thận hoạt động tốt sẽ giúp các dưỡng chất được vận chuyển đến xương gót chân dễ dàng hơn. Ngược lại thận suy yếu là nguyên nhân chính khiến xương gót chất bị thiếu máu, thiếu chất. Tình trạng kéo dài làm cho gót chân bị đau nhức.
Viêm gân gót
Viêm gân gót chân cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho khớp gót chân bị đau. Những người vận động nhiều khiến cho gân gót chân bị kéo giãn quá mức, thời gian dài làm cho gân gót chân bị viêm, tổn thương. Kèm theo đó là hiện tượng sưng và đau vùng khớp gót chân.
Viêm cân gan chân
Cân gan chân mỗi ngày luôn phải vận động rất nhiều. Với những người thường hay hoạt động mạnh sẽ khiến cho can gan chân bị dồn nhiều lực, đau nhức về sau là viêm. Bệnh này kéo dài sẽ dẫn đến gai xương gót chân.
Bệnh Haglund
Đau khớp gót chân có thể do bệnh Haglund gây ra. Dù được phát hiện từ khá lâu nhưng nhiều người vẫn chưa biết về bệnh xương khớp này. Khi gót chân cọ xát với giày dép có thể sẽ khiến cho phần xương cùng các dây thần kinh bị tổn thương. Phụ nữ thường xuyên mang giày cao gót hay những loại giày dép cứng là đối tượng thường mắc bệnh này.
Bệnh cạnh đó đau khớp gót chân còn có thể do các nguyên nhân như:
- Gót chân bị chấn thương khi vận động, bị bầm đập, viêm nhiễm khuẩn.
- Lưu thông máu không ổn định do vữa xơ, suy tĩnh mạch.
- Xương gót chân bị tổn thương do viêm màng xương, chấn thương.
- Tuổi tác lớn chức năng xương khớp trong đó có phần khớp gót chân suy giảm nên dễ đau nhức.
Triệu chứng điển hình nhất
Triệu chứng của bệnh đau khớp gót chân khá rõ ràng và dễ nhận biết. Tuy nhiên chỉ dựa vào triệu chứng không thôi sẽ chưa thể xác định được nguyên nhân gây bệnh chính xác. Khi xuất hiện những dấu hiệu sau bạn nên nhanh chóng thăm khám để tìm ra đâu là tác nhân khiến cho khớp gót chân bị đau:
- Bệnh nhân cảm thấy đau ở vùng khớp gót chân. Những cơn đau này có thể nặng thêm khi vận động, làm việc.
- Tình trạng đau vùng gót chân diễn ra nhiều vào buổi sáng sớm.
- Đôi khi người bệnh sẽ thấy phần khớp gót chân bị tê cứng khó di chuyển.
- Gót chân có thể bị sưng, phù nề kèm theo đó là khó khăn khi đi lại.
- Một vài trường hợp khi đi lại nếu để ý kỹ có thể thấy phát ra âm thanh vùng gân asin.
- Đau gót chân do bệnh Haglund thì sẽ thấy phần sau xương gót bị phì đại lồi củ.
- Nếu thận yếu làm đau gót chân thì sẽ kèm theo các biểu hiện như tiểu nhiều về đêm, đau lưng, tay chân hay bị tê nhức.
Đau khớp gót chân nguy hiểm như thế nào?
Gót chân nói riêng và bàn chân nói chung là một bộ phận cực kỳ quan trọng với cơ thể. Chúng mỗi ngày luôn phải hoạt động. Bị đau khớp gót chân không nên xem thường vì thời gian dài sẽ gây khó chịu cho người bệnh và có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Ảnh hưởng tinh thần
Những cơn đau khớp không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn làm tinh thần người bệnh xấu đi. Đặc biệt là tình trạng đau về đêm gây mất ngủ kèm theo sự mệt mỏi. Để bệnh trở nên nghiêm trọng thì bệnh nhân sẽ càng thấy lo lắng, stress nặng hơn.
Giảm hoặc mất chức năng vận động
Không ít người chọn cách sống chung với bệnh đau khớp gót chân. Đến khi bệnh trở nặng không thể chịu đựng được mới tìm đến bác sĩ điều trị. May mắn thì không sao, ngược lại nếu lúc này bệnh đã phát triển lên một giai đoạn mới thì khả năng vận động sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Nghiêm trọng nhất là chức năng vận động có thể mất đi. Người bệnh không thể đi lại bình thường như khi còn khỏe mạnh.
Biến dạng khớp
Đau khớp gót chân kèm theo viêm khớp biến chứng nặng sẽ làm khớp bị biến dạng. Lúc này khớp dễ bị cứng đơ không thể vận động. Nghiêm trọng nhất sẽ làm các cơ bị teo, thậm chí là bại liệt nếu bệnh bước vào giai đoạn cuối.
Điều trị đau khớp gót chân an toàn, hiệu quả
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có các biện pháp khác nhau để khắc phục tình trạng đau khớp gót chân. Đa phần bệnh nhân sẽ đến các bệnh viện để nhờ bác sĩ chẩn đoán điều trị.
Ngoài ra các bài thuốc Đông y cũng được nhiều người áp dụng. Dưới đây là một vài các biện pháp điều trị đau khớp gót chân phổ biến hiện nay.
Điều trị bằng Tây y
Khi có những triệu chứng ban đầu của bệnh đau khớp gót chân thì bệnh nhân nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám. Bên cạnh uống thuốc, thì Tây y còn áp dụng các biện pháp chỉnh hình, phẫu thuật để chữa dứt điểm bệnh.
Thuốc Tây trị đau nhức khớp gót chân
Thuốc Tây dùng để giảm đau gót chân thường được chỉ định là thuốc kháng viêm ở khớp như NSAIDs và corticosteroid. Dùng những loại thuốc điều trị này có ưu điểm là giảm nhanh các cơn đau, ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.
Tuy nhiên uống nhiều trong thời gian dài dễ dẫn đến các tác dụng phụ như gây nóng trong người, suy thận, đau dạ dày… Chính vì vậy mà bệnh nhân không nên tùy tiện mua thuốc về dùng mà chỉ nên uống theo đơn được bác sĩ kê.
Ngoài thuốc uống thì một vài trường hợp bệnh nhân còn được chỉ định tiêm thuốc vào khớp hoặc gân. Tuy nhiên cách làm này chỉ dùng cho những trường hợp cần thiết nhất vì nguy cơ tổn thương gân, khớp khá cao.
Chỉnh hình
Các biện pháp chỉnh hình thường được áp dụng cho trường hợp xương gót chân bị tổn thương, biến dạng. Cơ chế hoạt động của phương pháp này là giúp cho lực tác động lên chân được phân phối đều hơn. Không tập trung quá nhiều vào phần gót chân.
Chỉnh hình cũng kèm theo nhiều tác dụng phụ như khiến chân bị sưng, xuất hiện các vết bầm. Hiệu quả của biện pháp này thường chỉ trong thời gian ngắn chứ không kéo dài.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là biện pháp điều trị sau cùng dành cho các trường hợp khớp gót chân bị đau do viêm mãn tính. Đến giai đoạn khớp bị biến dạng, người bệnh không thể vận động một cách bình thường sẽ được chỉ định phẫu thuật thay khớp. Dù có hiệu quả khá tốt nhưng thời gian sau khi phẫu thuật phần khớp sẽ trở nên suy yếu hơn.
Điều trị đau khớp chân bằng Tây y có thể nói là cách làm hiệu quả nhất hiện nay. Với sự phát triển của y học hiện đại bệnh nhân sẽ được chẩn đoán và chữa bệnh một cách tốt nhất.
Điều trị bằng Đông y
Đông y từ lâu cũng có nhiều bài thuốc chuyên trị các chứng đau khớp nói chung và vùng gót chân nói riêng. Tuy nhiên so với dùng thuốc Tây thì các biện pháp này cần thời gian dài để phát huy hiệu quả. Chính vì vậy điều trị đau khớp gót chân bằng Đông y đòi hỏi người bệnh phải thật kiên trì.
Chữa đau khớp gót chân bằng cỏ xước
Nguyên liệu: Cỏ xước, cỏ mực, thổ phục linh, ké đầu ngựa.
Cách thực hiện:
- Các nguyên liệu đã chuẩn bị rửa sạch với nước sau đó cho vào ấm đun.
- Cho thêm khoảng 300ml nước vào ấm vào nấu với lửa vừa.
- Sau khoảng 20 phút thì chiết lấy nước uống.
Bài thuốc từ dây đau xương
Nguyên liệu: Dây đau xương, hồng tơ xanh, vương cốt đằng, thạch cao, hoài ngưu tất, đỗ trọng, độc hoạt, hy kiểm thảo, gối hạc, cẩu tích.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các vị thuốc đã chuẩn bị sau đó mang đi sao khô.
- Cho tất cả các vị thuốc vào ấm nấu cùng với nước sạch.
- Đun lửa nhỏ cho đến khi nước trong ấm cạn còn lại một nửa.
- Chia nước thuốc ra làm 2 phần để uống một ngày.
Bài thuốc từ đương quy
Chuẩn bị: Đương quy, ngưu tất, tri mẫu, thiên phòng phong, lông cu li, quế chi, độc hoạt, hy nghiêm, đỗ trọng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các dược liệu trên rồi nấu cùng với 400ml nước.
- Nấu với lửa vừa cho đến khi còn lại khoảng 200ml nước.
- Chia nước thuốc ra làm 2 lần để uống trị đau nhức khớp gót chân.
Đông y trị đau khớp chân đòi hỏi cần có thời gian kiên trì dùng thuốc. Bệnh nhân nên nghe theo chỉ dẫn của thầy thuốc, không nên tự ý kết hợp các vị thuốc cũng như bỏ thuốc giữa chừng.
Giảm đau khớp gót chân tại nhà
Ngoài uống, bệnh nhân đau nhức xương khớp có thể áp dụng một vài biện pháp đơn giản tại nhà để giảm đau. Tuy nhiên các biện pháp này chỉ có tác dụng cho trường hợp đau mới khởi phát. Khi bệnh đã trở nặng thì hiệu quả có thể giảm hoặc không còn tác dụng.
Ngâm chân trong giấm ăn
Dùng giấm ăn trị đau chân đơn giản mà lại khá hiệu quả nên được nhiều người áp dụng. Nguyên liệu cũng rất dễ tìm là giấm gạo và muối.
Cách thực hiện:
- Đun 2 lít giấm gạo cùng 1g muối cho nóng lên.
- Cho nước giấm ra thao hoặc chậu vừa đủ lớn để ngâm chân.
- Ngâm mỗi ngày một lần trong khoảng 30 phút để trị đau khớp.
Trà xanh giảm đau
Với tình trạng viêm khớp gót chân dạng thấp có thể dùng trà xanh tại nhà để hỗ trợ điều trị. Nhờ chất EGCG, polyphenol có trong trà xanh nên sẽ hạn chế tình trạng viêm hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Pha trà xanh với nước nóng như bình thường.
- Sau khoảng 7 đến 10 phút thì thiết lấy nước trà sau đó cho thêm mật ong vào.
- Mỗi ngày uống khoảng 3 ly trà xanh mật ong.
Chườm nóng
Đơn giản mà lại có thể giảm đau một cách nhanh chóng đó là biện pháp chườm nóng. Dưới tác động của nhiệt độ máu huyết sẽ lưu thông tốt hơn. Bên cạnh đó các dưỡng chất cũng sẽ di chuyển đến phần chườm nóng nhiều hơn.
Cách thực hiện:
- Đun một lượng nước nóng vừa đủ sau đó cho vào túi chườm.
- Nhẹ nhàng chườm lên vùng gót chân bị đau trong khoảng 10 phút.
Có thể thấy chữa đau khớp chân hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau. Người bệnh có thể kết hợp với nhau để chữa bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh các phản ứng chéo giữa các bài thuốc, vị thuốc.
Phòng đau khớp gót chân
Để không phải chịu những cơn đau ở khớp gót chân, cách tốt nhất bạn nên thực hiện các biện pháp phòng tránh ngay từ bây giờ. Dưới đây là một vài lời khuyên để có thể phòng chứng đau khớp gót chân tốt nhất:
- Tập thể thao với cường độ vừa phải: Những người tập các môn như điền kinh, nhảy xa, bóng đá, bóng rổ… nên thực hiện với nhịp độ vừa phải. Phải có huấn luyện viên chuyên nghiệp để có thể lên kế hoạch tập luyện khoa học. Không nên cố gắn tập quá mức sẽ khiến cho gót chân dễ bị tổn thương.
- Không đứng quá lâu: Hạn chế việc đứng quá lâu, đặc biệt là những người thừa cân béo phì. Nếu đặc thù công việc bắt buộc phải đứng thì hãy dành thời gian khoảng 5 đến 10 phút sau mỗi tiếng ngồi nghỉ ngơi để chân cũng được nghỉ ngơi.
- Giữ ấm cho cơ thể: Đau khớp gót chân vào mùa lạnh thường sẽ có xu hướng nặng hơn. Nguyên nhân chính là do nhiệt độ thấp làm xương khớp khó vận động, dịch nhờn trong khớp cũng bị ảnh hưởng. Chính vì vậy vào những ngày trời trở lạnh hay mang vớ, giày để giữ ấm cho bàn chân.
- Ăn uống khoa học: Nên lên kế hoạch ăn uống khoa học để cung cấp đủ các chất cần thiết cho xương khớp. Một vài thức ăn rất có lợi cho xương khớp như rau củ, trái cây, nhóm thực phẩm giàu vitamin D, sữa trứng, thực phẩm chứa omega 3, hải sản… Ngược lại hãy hạn chế ăn đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, rượu bia…
Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về bệnh đau khớp gót chân. Nếu gót chân vẫn còn khỏe mạnh thì hãy thực hiện ngay các biện pháp phòng bệnh gợi ý ở trên. Còn nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh này tốt nhất hãy đến bệnh viện chuyên khoa xương khớp để điều trị kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!