Khoai Tây Mọc Mầm Có Ăn Được Không, Có An Toàn Không?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Khoai tây mọc mầm có ăn được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm và tìm lời giải đáp. Khoai tây nếu bảo quản không đúng cách sẽ rất dễ mọc mầm hoặc bị hư hỏng. Vậy khoai tây mọc mầm ăn có sao không, có nguy hiểm tới tính mạng không? Hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây cùng Nhất Nam Y Viện để được giải đáp chi tiết nhất. 

Khoai tây mọc mầm có ăn được không?

Khoai tây mọc mầm, phần tinh bột sẽ chuyển thành solanine và chaconine. Thông thường, alkaloid sẽ tập trung ở thân, lá mầm khoai và vỏ màu xanh ở củ. Chúng đều là những độc tố tự nhiên có thể gây ngộ độc cho con người nếu không may sử dụng phải. 

Đặc biệt, solanine là chất độc được tìm thấy trong củ khoai tây xanh, khoai tây đã mọc mầm. Độc tố này sẽ tăng lên khi ở bảo quản ở nhiệt độ thấp, có tiếp xúc với ánh sáng mạnh hoặc khi có tổn thương vật lý. Vì thế, khi khoai tây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ làm tăng đáng kể sự hình thành chất diệp lục cũng như glycoalkaloid. 

Tham khảo: Khoai Lang Mọc Mầm Có Ăn Được Không, Có Hại Không?

Khoai tây mọc mầm có ăn được không là thắc mắc được nhiều người quan tâm
Khoai tây mọc mầm có ăn được không là thắc mắc được nhiều người quan tâm

Trên thực tế, chất diệp lục không gây độc hại, tuy nhiên màu xanh của chất diệp lục có thể là dấu hiệu cho thấy củ khoai tây này có chứa quá nhiều glycoalkaloid. Vậy khoai tây mọc mầm có ăn được không?

Từ những phân tích nêu trên, các bác sĩ khuyên mọi người không nên ăn khoai tây đã mọc mầm. Việc tiêu thụ một lượng solanine nhỏ có trong khoai tây cũng khiến bạn gặp nguy hiểm, thậm chí là có nguy cơ tử vong. Thông thường, các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện sau vài giờ nhưng cũng có thể trì hoãn trong vài ngày. Trong đó điển hình nhất là tình trạng nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, chóng mặt, nhức đầu, mất cảm giác, tê liệt, vàng da, giãn đồng tử, hạ thân nhiệt,… 

Khoai tây mọc mầm có tác hại như thế nào?

Khoai tây mọc mầm có thể gây ra những tác hại như sau:

  • Ngộ độc thực phẩm: Trường hợp này xảy ra khi bạn chỉ tiêu thụ một lượng khoai tây mọc mầm nhỏ. Chất solanine, chaconine có trong mầm khoai tây chỉ gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng,… và là một trong những triệu chứng nhẹ nhất khi ăn phải khoai tây mọc mầm. 
  • Rối loạn hệ thần kinh trung ương: Người già và trẻ em là nhóm đối tượng dễ gặp phải tình trạng rối loạn hệ thần kinh trung ương khi ăn phải khoai tây mọc mầm. Lúc này, bệnh nhân sẽ có cảm giác mê sảng, đau đầu, sốt theo cơn, lú lẫn, hạ nhiệt cơ thể,… Những triệu chứng này có thể kéo dài từ 1 – 3 ngày và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. 
  • Dị tật bẩm sinh: Nếu mẹ bầu ăn phải khoai tây mọc mầm, chất độc sẽ nhanh chóng ngâm vào mạch máu, đi từ mẹ sang con. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng tới mẹ bầu, khiến mẹ bầu tụt huyết áp, sốt cao mà còn làm tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở thai nhi.  
  • Tăng nguy cơ tử vong: Trong trường hợp tiêu thụ một lượng lớn khoai tây mọc mầm, các bạn cần được cấp cứu ngay lập tức. Bởi theo nghiên cứu tại một trường đại học ở Mỹ, nếu chất độc ngấm sâu vào hệ thần kinh sẽ làm suy giảm chức năng phổi. Từ đó khiến chúng dừng hoạt động, cơ tim bị tổn thương và ngừng đập. Một người bình thường có cân nặng 45kg, nếu ăn khoảng 450g khoai tây mọc mầm có thể tử vong. 

Khoai tây mọc mầm xử lý như thế nào?

Trong trường hợp khoai tây mọc mầm với số lượng lớn, bạn có thể bỏ phần mầm củ. Sau đó tận dụng số khoai tây này để phục vụ cho việc bếp núc như dùng để chà bát, đĩa. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng chúng để loại bỏ vết cặn bám cứng đầu có trong ấm nước, bình trà, bình giữ nhiệt,… 

Khoai tây cũng có thể giúp bánh mì giữ được kết cấu mềm, dẻo, mùi vị thơm ngon khi để cạnh bánh mì trong tủ lạnh. Thêm vào đó, mọi người có thể dùng khoai tây chườm vào chỗ bầm tím, bón cây đều được. 

Cách bảo quản ngăn khoai tây mọc mầm

Ngoài quan tâm tới vấn đề khoai tây mọc mầm có ăn được không, các bạn cũng cần nắm được cách bảo quản để ngăn loại củ này mọc mầm. Chi tiết như sau:

  • Bảo quản khoai tây ở nơi khô thoáng, tối, không bỏ vào trong tủ lạnh. Tốt nhất hãy để chúng ở tầng hầm hoặc gầm tủ bếp, sử dụng túi lưới, hộp gỗ thông hơi hoặc bọc khoai tây bằng bao giấy màu nâu.
  • Không để khoai tây, hành tây chung với nhau vì chúng có thể tương tác và đẩy nhanh quá trình mọc mầm. 
  • Chỉ mua khoai tây khi cần thiết, mua đủ ăn thay vì mua nhiều dự trữ trong nhiều tuần. 
  • Gọt vỏ khoai tây trước khi nấu ăn có thể làm giảm lượng glycoalkaloid. 
  • Cần cắt bỏ phần khoai tây có dấu hiệu hư hỏng và tránh sử dụng những củ khoai có màu xanh. 

Có thể bạn chưa biết: Thịt Trâu Gác Bếp Bị Mốc Có Ăn Được Không? Cách Xử Lý

Khoai tây nên mua với số lượng vừa phải để tránh bị hư hỏng
Khoai tây nên mua với số lượng vừa phải để tránh bị hư hỏng

Bên cạnh những cách bảo quản nêu trên, mọi người cũng cần chú ý trong việc chế biến loại thực phẩm này. Khoai tây không thích hợp để dùng cho những trường hợp mắc bệnh tiểu đường. Bà bầu cũng là nhóm đối tượng cần hạn chế ăn khoai tây để tránh gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu. 

Thêm vào đó, bạn cũng không nên chế biến khoai tây với cà chua xanh. Bởi hai thực phẩm này khi kết hợp với nhau dễ khiến người dùng bị rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày. 

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp vấn đề “khoai tây mọc mầm có ăn được không” và những lưu ý liên quan. Khi tiêu thụ khoai tây mà cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như ngứa ngáy, dị ứng, tiêu chảy, đau đầu, khó tiêu,… thì bạn có thể đã bị ngộ độc nên cần tới bệnh viện thăm khám ngay. Hy vọng với những chia sẻ từ bài viết sẽ giúp độc giả có thêm kiến thức hữu ích trong việc sử dụng nguồn thực phẩm này. 

Đọc thêm:

Tỏi là nguyên liệu được sử dụng nhiều trong các món ăn hàng ngày của người châu Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, nếu không biết cách bảo quản hợp lý, tỏi rất…

Xem chi tiết

Phẫu thuật nâng mũi là một quy trình làm đẹp phổ biến, giúp tạo dáng mũi cao và thon gọn hơn. Tuy nhiên, sau khi nâng mũi, một số người có thể gặp hiện tượng…

Xem chi tiết

Sốt siêu vi là một thuật ngữ Y học dùng để chỉ chung các trường hợp sốt do nhiễm các loại virus khác nhau. Tình trạng này thường không gây nguy hiểm và sẽ tự…

Xem chi tiết

Huyết tương là một trong những thành phần chính cấu tạo nên máu. Nó không chỉ đảm bảo sự sống của con người mà còn giúp phản ánh tình trạng sức khỏe thông qua việc…

Xem chi tiết

Lỡ ăn sáng có xét nghiệm máu được không là vấn đề được nhiều người thắc mắc. Bởi trên thực tế, có nhiều trường hợp có ăn sáng nhưng vẫn tiến hành xét nghiệm máu…

Xem chi tiết

Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là trúng thực từ lâu đã không phải là một hiện tượng hiếm gặp. Nếu người gặp phải tình trạng này không được sơ cứu kịp thời thì…

Xem chi tiết

Ngày nay, dầu mù u được khá nhiều người sử dụng để phục hồi da, trị bỏng, xóa thâm, mờ sẹo hay dưỡng tóc,… Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách dùng hiệu quả.…

Xem chi tiết

Đúng như tên gọi, ngưng thở khi ngủ là một hội chứng đặc biệt nguy hiểm, có nguy cơ gây tử vong cao. Đáng chú ý, trong xã hội hiện đại tình trạng này ngày…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *