Mách Bạn 9 Cách Trị Tiểu Rắt Ở Nữ Tại Nhà Nhanh Nhất

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Tiểu rắt là bệnh lý liên quan tới đường tiết niệu và có thể gặp ở mọi đối tượng. Tuy nhiên so với nam giới, tần suất bị tiểu rắt ở nữ giới cao hơn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy đâu là cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà nhanh nhất? Nội dung bài viết dưới đây của Nhất Nam Y Viện sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết thắc mắc này. 

Tiểu rắt ở nữ giới là gì? Nguyên nhân gây tiểu rắt ở nữ

Tiểu rắt là tình trạng đi tiểu thường xuyên, tức số lần đi tiểu đột ngột gia tăng hơn so với bình thường. Kèm theo đó là cảm giác không thể kiểm soát cơn mắc tiểu. Tiểu rắt ở nữ giới không chỉ gây phiền toái tới đời sống sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang. 

Trên thực tế, tiểu rắt thường đi kèm với các triệu chứng khác của đường tiết niệu như tiểu buốt, tiểu không hết hoặc mót tiểu liên tục. Lúc này, bạn có thể cảm thấy tính chất nước tiểu thay đổi, nước tiểu có màu đục, có dịch mủ, đôi khi kèm theo máu. Nhiều trường hợp có thể đau bụng dưới rốn, đau rát khi quan hệ tình dục qua âm đạo. Một số bệnh nhân bị tiểu rắt do nhiễm trùng đường tiểu có thể xuất hiện tình trạng sốt cao, ớn lạnh.

Tiểu rắt ở nữ giới là tình trạng khá phổ biến
Tiểu rắt ở nữ giới là tình trạng khá phổ biến

Tiểu rắt ở nữ giới thường xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

  • Mang thai: Tiểu rắt ở phụ nữ mang thai là một hiện tượng bình thường do thai nhi phát triển và đây không phải là bệnh lý. Như chúng ta đã biết, cấu tạo – vị trí bàng quang nằm ngay trước tử cung. Vậy nên khi thai nhi phát triển lớn hơn sẽ đè vào niệu đạo, bàng quang, tạo áp lực và làm thay đổi sinh lý đường tiết niệu. Lúc này, ngoài tiểu rắt, mẹ bầu còn có thể bị tiểu són – nước tiểu chảy không theo ý muốn, nhất là khi bước vào những tháng cuối thai kỳ. 
  • Viêm bàng quang: Thường hay gặp ở phụ nữ quan hệ không an toàn hoặc vệ sinh vùng kín không đúng cách. Ngoài ra, vấn đề thay đổi nội tiết tố, mặc đồ lót quá chật cũng có thể gây viêm bàng quang. Trong trường hợp nữ giới bị viêm bàng quang nhưng không điều trị kịp thời khiến bạn gặp phải các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu đổi màu, có mùi lạ, thậm chí có cả máu và mủ. Người bệnh cũng có thể bị sốt nhẹ, đau bụng, hay cáu gắt do việc đi tiểu liên tục gây nên. 
  • Nhiễm trùng đường tiểu dưới: Đây là nguyên nhân khá phổ biến, do cấu trúc lỗ niệu đạo nằm gần hậu môn khiến một số vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào đường tiểu. Điều này gây nhiễm trùng đường tiểu dưới với các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đục, có mùi hôi, đôi khi có lẫn máu. Xuất hiện khí hư bất thường, có cảm giác ngứa ngáy, sưng tấy vùng kín, đôi khi người bệnh còn sốt nhẹ, ớn lạnh, đau vùng dưới và đau nhiều hơn khi quan hệ. 
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Khi quan hệ không dùng bao cao su, quan hệ một cách thô bạo, nhiều bạn tình làm tăng khả năng nhiễm trùng cũng như dễ khiến bộ phận sinh dục bị tổn thương. Từ đó làm lây lan sang đường tiểu và gây ra tình trạng tiểu rắt. 
  • Dị ứng: Có không ít trường hợp bị dị ứng với nước xả vải, các chất tẩy rửa, giấy vê sinh, dung dịch vệ sinh khiến âm đạo tổn thương, dẫn tới tiểu rắt. 
  • Thói quen vệ sinh không đúng cách: Trường hợp vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ, nhất là trong ngày hành kinh hoặc sau khi quan hệ dễ dẫn tới nguy cơ bị nhiễm trùng. Trong khi bộ phận sinh dục và đường tiểu gần nhau nên khả năng lây lan và gây biến chứng là rất cao. 

10 cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà nhanh nhất

Có rất nhiều cách hỗ trợ điều trị tiểu rắt tại nhà cho nữ giới hiệu quả, an toàn. Phần lớn các cách làm này đều rất đơn giản nên mọi người đều có thể tham khảo và tự thực hiện tại nhà để hỗ trợ điều trị bệnh. Dưới đây là hướng dẫn về top 10 cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà nhanh nhất. 

Uống nhiều nước

Bị tiểu rắt nên hạn chế uống nước, đây là một quan niệm sai lầm. Bởi việc không cung cấp đủ nước có thể làm ảnh hưởng tới chức năng của thận và các cơ quan khác trong cơ thể. Đơn cử như với phụ nữ lớn tuổi, việc nhịn uống nước để giảm hiện tượng đi tiểu rắt có thể dẫn tới tình trạng khô da, táo bón, suy giảm trí nhớ, dễ bị té ngã, đột quỵ,… 

Vậy nên người bình thường hay đang bị tiểu rắt cũng nên uống đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày. Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp hỗ trợ đào thải độc tố, giúp phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng khá hiệu quả. 

Chị em nên uống nhiều nước để cải thiện tình trạng tiểu rắt
Chị em nên uống nhiều nước để cải thiện tình trạng tiểu rắt

Đi vệ sinh theo thời gian cố định

Hãy tập thói quen đi tiểu vào đúng một khung giờ cố định là cách đơn giản nhất để giúp bạn rèn luyện khả năng kiểm soát bàng quang, số lần đi tiểu trong ngày. Tuy đây không phải cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà cho hiệu quả nhanh chóng nhưng việc đi tiểu đúng giờ sẽ giúp giảm bớt tình trạng đi tiểu nhiều lần. 

Theo đó, bạn cần nên chọn khoảng cách giữa hai lần đi vệ sinh là 90 phút. Tiếp đó vài ngày, bạn tăng dần khoảng thời gian giữa các lần vệ sinh là 120 phút hoặc 180 phút tùy theo mức chịu đựng. Sau khi đã hình thành được thói quen, bạn hãy cố gắng duy trì để hạn chế tối đa nguy cơ bị tiểu rắt. 

Thực hiện các bài tập Kegel hỗ trợ trị tiểu rắt

Một số bài tập Kegel có thể giúp bạn trị tiểu rắt tại nhà bằng cách tăng sức mạnh của các cơ xung quanh bàng quang, niệu đạo. Điều này sẽ giúp cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang nhằm làm giảm tần suất đi tiểu trong ngày. 

Bài tập Kegel thường được áp dụng trong trường hợp này là tư thế siết chặt mông, cơ sàn chậu. Hãy giữ động tác này trong 3 giây rồi thả lỏng, sau đó tiếp tục siết và giữ trong 3 giây. Mỗi lần hãy dành ra 10 phút và ngày thực hiện tối thiểu 3 – 4 lần để giúp cải thiện vấn đề đi tiểu không kiểm soát. 

Tuy nhiên, không nên tập Kegel trị tiểu rắt khi đang buồn tiểu hoặc khi đang đi tiểu để tránh bị viêm đường tiết niệu. 

Mẹo dùng rau mồng tơi trị tiểu rắt

Không nhiều người biết tới mẹo sử dụng rau mồng tơi điều trị tiểu rắt cho nữ tại nhà. Đây là loài thực phẩm có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới của châu Á và châu Phi. Với thành phần có chứa vitamin A, vitamin B9, vitamin C, magie, sắt, calci, chất chống oxy hóa,… Vậy nên mồng tơi được xem là thứ rau có tính mát. 

Trong Đông y, mồng tơi có tính hàn, vị chua, không độc, đi vào 5 kinh tâm, tỳ, can, tá tràng, đại trường, giúp lợi tiểu, tán nhiệt, giải độc, làm đẹp da, trị mụn nhọt và rôm sảy rất hiệu quả. 

Thông thường, người Việt Nam thường dùng rau mồng tơi để nấu ăn thay vì làm thuốc. Tuy nhiên, với những trường hợp đang bị tiểu rắt, các bạn có thể lấy 100g rau mồng tơi rửa sạch, để ráo nước. sau đó hãm rau với nước sôi và lọc lấy nước và uống. Đơn giản hơn bạn có thể luộc rau mồng tơi và ăn đều đặn hàng tuần để hỗ trợ cải thiện chứng tiểu rắt. 

Râu ngô và kim tiền thảo trị tiểu rắt ở nhà cho nữ

Trong Đông y, râu ngô là vị thuốc lợi tiểu mạnh, được dùng nhiều để chữa trị các bệnh liên quan tới thận như sỏi thận, viêm thận, đau thận,… Từ xa xưa, người ta đã biết cách dùng râu ngô để giảm hình thành cặn thận, chống lại các tổn thương thận do một số loại thuốc hoặc phương pháp điều trị ung thư gây ra. 

Râu ngô có công dụng tốt trong việc điều trị bệnh tiểu rắt ở nữ
Râu ngô có công dụng tốt trong việc điều trị bệnh tiểu rắt ở nữ

Nhờ tác dụng lợi tiểu, việc dùng râu ngô sẽ kích thích quá trình đi tiểu đúng giờ, ngăn chặn sự tích tụ của vi khuẩn dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang. Chiết xuất râu ngô hoặc trà râu ngô cũng rất có ích trong trường hợp trẻ em bị đái dầm hay người lớn mắc chứng tiểu không tự chủ. 

Tương tự, kim tiền thảo cũng có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ kháng viêm và kháng khuẩn cũng như hạn chế đào thải canxi niệu. Việc kết hợp râu ngô và kim tiền thảo sẽ mang tới hiệu quả cải thiện bệnh tiểu rắt ở nữ tốt hơn. Theo đó, bạn cần chuẩn bị 35g râu ngô, 35g kim tiền thảo cùng 1.5 lít nước. Rửa sạch râu ngô, kim tiền thảo rồi để cho ráo sạch nước. Sau đó bỏ các nguyên liệu vào nồi và đun sôi trong khoảng 5 phút rồi chắt lấy nước uống hết trong ngày. 

Chữa tiểu rắt ở nữ tại nhà bằng bí xanh

Bí xanh thuộc họ bầu bí, thân dây leo, trồng giàn, được dùng như một loại rau trong các bữa ăn. Mỗi quả bí xanh đều có chứa thành phần chính là nước và rất ít natri, không có lipid. Cứ 100g bí sẽ có chứa 2.4g glucid, 0.4g protid, 12mg photpho, 19mg canxi, 0.3mg sắt cùng các loại vitamin B, C,… và dầu thực vật. 

Quả bí xanh được chứng minh là có khả năng thanh nhiệt, giải độc, giảm nguy cơ thừa cân, béo phì, tăng cường thị lực, cải thiện miễn dịch, bảo vệ sức khỏe tim mạch, tốt cho hệ tiêu hóa, đường ruột,… Ngoài ra chúng cũng rất tốt cho não bộ và thường được dùng trong Đông y với mục đích điều trị tiểu rắt ở nữ. 

Cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà nhanh nhất với bí xanh như sau:

  • Chuẩn bị ½ thìa cà phê muối và quả bí xanh. 
  • Bí xanh sau khi gọt vỏ, rửa sạch rồi ép lấy nước. 
  • Pha thêm một ít muối vào nước bí xanh và uống hàng ngày, liên tục trong 10 ngày để góp phần cải thiện tình trạng tiểu nhiều lần trong ngày. 

Cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà nhanh nhất với giá đỗ

Giá đỗ trong Đông y có tác dụng chữa chứng tiểu bí, tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong ngày. Khi phụ nữ bước tới giai đoạn mãn kinh, việc sử dụng giá đỗ đúng cách sẽ giúp làm giảm tình trạng bốc hỏa, loãng xương và một số triệu chứng tiền mãn kinh khác. 

Ở cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà nhanh nhất bằng giá đỗ, các bạn nên chọn những cọng giá tươi, có thân mập và được ươm bằng kỹ thuật an toàn, không hóa chất. Để tiến hành, bạn lấy 500g giá đỗ rửa sạch, để ráo nước. Sau đó đem giá đỗ nấu với 1 lít nước để sôi trong 10 phút rồi chắt lấy nước. Hàng ngày uống từ 5 – 6 cốc nhỏ nhưng tránh uống vào buổi tối. 7 – 10 ngày sau khi uống nước giá đỗ, tình trạng tiểu rắt sẽ được cải thiện đáng kể. 

Cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà nhanh nhất với giá đỗ rất đơn giản
Cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà nhanh nhất với giá đỗ rất đơn giản

Sử dụng bột sắn dây trị tiểu rắt

Sắn dây hay còn được gọi là cát căn, khau cát, bạch cán,… loại cây dây leo sống lâu năm. Trong bột sắn dây có chứa 12 – 15% tinh bột, cùng với đó là hàm lượng isoflavone – hoạt chất tự nhiên có chức năng tương tự như estrogen. Vậy nên chúng có thể góp phần cải thiện nội tiết tố, làm đẹp da, giữ dáng cho phụ nữ. 

Phần lớn, người ta thường dùng bột sắn dây để bổ sung sắt cho cơ thể. Bên cạnh đó, còn hỗ trợ chống oxy hóa, làm xương chắc khỏe, tốt cho phụ nữ có thai, hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm cân, cải thiện vòng một, hạ nhiệt, thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Đặc biệt, bột sắn dây còn có chức năng như một chất xơ hòa tan, chúng sẽ đi trực tiếp qua ruột non, đi thẳng tới ruột già. Tại đây sản sinh ra các lợi khuẩn nhằm gia tăng khả năng chống lại tình trạng rối loạn hệ vi sinh đường ruột, nhất là bệnh viêm ruột. 

Còn trong Đông y, bột sắn có vị ngọt mát, tính bình, đi vào kinh tỳ, vị, phế, bàng quang với tác dụng giải nhiệt, giải cơ. Vì thế, bột sắn được dùng trong một số bài thuốc để chữa chứng tiểu rắt, tiểu buốt ở phụ nữ. 

Lúc này, chị em phụ nữ chỉ cần cạo sạch vỏ củ sắn dây tươi. Sau đó rửa sạch sắn với nước, cắt chúng thành từng lát mỏng rồi đem đi phơi. Miếng sắn khi đã khô, bạn tiến hành nghiền thành bột mịn, ngày pha 10g bột sắn dây với nước ấm rồi uống liên tục trong 10 ngày để cảm nhận hiệu quả.  

Chườm nóng, tắm nước ấm

Thêm một cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà được nhiều người áp dụng là chườm nóng và tắm bằng nước ấm. Biện pháp này thường được áp dụng chủ yếu ở những bệnh nhân bị tiểu buốt. Tuy nhiên, khi bị tiểu rắt, chị em cũng có thể tham khảo áp dụng cách làm này để tăng tuần hoàn máu, thư giãn cơ thể. 

Việc chườm nóng hay tắm nước nóng mỗi ngày sẽ giúp tinh thần thư thái, hạn chế tình trạng khó chịu khi phải đi tiểu nhiều lần trong ngày. Bên cạnh đó, chúng còn giúp tinh thần được thư thái, làm giảm căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả. 

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà cuối cùng mà chúng tôi muốn nhắc đến chính là xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Ăn uống thiếu khoa học dễ gây táo bón, làm tăng áp lực cho bàng quang và kéo theo tình trạng gia tăng số lần đi tiểu trong ngày. Vì thế, để hạn chế tình trạng này, các bạn nên xây dựng chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ. 

Cụ thể, nữ giới bị tiểu rắt nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời cần hạn chế sử dụng thực phẩm, đồ uống kích thích bàng quang như nước uống có ga, nước cam quýt, socola, cà chua, đồ ăn cay nóng, rượu bia,… 

Hãy xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Hãy xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Biện pháp phòng ngừa tiểu rắt ở nữ giới

Bên cạnh những cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà nhanh nhất như đã nêu trên, chị em cũng nên chú ý đến một số biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Vệ sinh âm đạo mỗi ngày nhưng không thụt rửa sâu. 
  • Không dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ có mùi thơm, có tính tẩy rửa cao để hạn chế nguy cơ bị kích ứng. 
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên trong những ngày hành kinh. 
  • Mặc quần áo rộng rãi, chọn những trang phục thoải mái, nhất là đồ lót để ngăn vi khuẩn tích tụ gây bệnh. 
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và nên tắm rửa lại sau khi “yêu”.
  • Uống đủ nước, ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhất là trái cây và các loại rau xanh. 
  • Thăm khám bác sĩ ngay khi vùng kín có những dấu hiệu bất thường hoặc tình trạng tiểu rắt diễn ra trong nhiều ngày. 
  • Các cách điều trị tiểu rắt ở nữ tại nhà không thể điều trị tận gốc nếu không biết chính xác nguyên nhân đến từ đâu. Vậy nên nếu sau khi áp dụng các cách chữa trong 5 – 7 ngày mà không thấy bệnh chuyển biến thì cần tới gặp bác sĩ để thăm khám. 

Trên đây là thông tin tổng hợp 9 cách trị tiểu rắt ở nữ tại nhà nhanh nhất. Hy vọng bài viết đã mang tới cho bạn đọc những kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe cá nhân. Tuy nhiên những chia sẻ này chỉ mang tính chất tham khảo, các bạn vẫn cần thăm khám, kiểm tra và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. 

Triệu chứng tiểu buốt đau bụng dưới khá thường gặp ở cả nam và nữ gây không ít mệt mỏi và phiền toái. Hai dấu hiệu này tiềm ẩn khá nhiều bệnh lý nguy hiểm…

Xem chi tiết

Tiểu đêm xuất hiện nhiều ở người cao tuổi nhưng đến hiện tại ngay cả những người trẻ, trẻ em cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh rất cao. Tiểu đêm lâu ngày gây…

Xem chi tiết

Bệnh tiểu không tự chủ ngày càng trở nên phổ biến, ảnh hưởng tới tâm lý, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đối tượng thường là phụ nữ sau sinh, người cao tuổi… Tuy…

Xem chi tiết

Tiểu đêm tiểu rắt gây mất ngủ, khó chịu và mệt mỏi. Căn bệnh này xuất hiện ở mọi lứa tuổi, không phân biệt người già hay trẻ nhỏ, thiếu niên hay người trường thành.…

Xem chi tiết

Cũng giống như ở người lớn, tiểu không tự chủ ở trẻ em là một trong những biểu hiện của rối loạn tiểu tiện, gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt của bé. Bên cạnh…

Xem chi tiết

Trẻ bị tiểu nhiều lần khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng không biết trẻ có bị mắc chứng bệnh gì không. Thực tế, đi tiểu nhiều có thể do yếu tố bệnh lý…

Xem chi tiết

Hiện nay, không ít phụ nữ gặp phải tình trạng tiểu buốt khi mang thai. Tình trạng này khiến các chị em vô cùng lo lắng và không biết phải làm thế nào. Để có…

Xem chi tiết

Sức đề kháng của trẻ em yếu hơn hẳn so với người lớn. Chính vì vậy nếu ăn uống không điều độ, ăn uống không đủ chất, thời tiết thay đổi, trẻ có nguy cơ…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *