Nên đi tiểu bao nhiêu lần trong ngày? Dấu hiệu sức khỏe thông qua việc đi tiểu
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênCơ thể con người dung nạp rất nhiều chất dinh dưỡng mỗi ngày nhằm duy trì hoạt động sống. Dung nạp vào bao nhiêu thì cũng sẽ cần thải độc và loại bỏ các chất độc hại ra ngoài cơ thể thông qua đường tiểu tiện hoặc đường đại tiện. Vậy tiểu bao nhiêu lần trong ngày là bình thường? Tất cả sẽ được lý giải thông qua bài viết dưới đây.
Tiểu bao nhiêu lần trong ngày?
Đi tiểu bao nhiêu lần trong ngày là hợp lý? Đi tiểu là một hoạt động sinh lý cần thiết trên cơ thể người. Đi tiểu đúng mực, đúng tiêu chuẩn, không tiểu nhiều, không tiểu ít cho thấy cơ thể bạn đang rất khỏe mạnh và thoải mái. Tuy nhiên, để xác định được số lượng nước tiểu thải ra có đúng chuẩn hay không cần phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau.
Một ngày đi tiểu bao nhiêu lần là bình thường? Số lần đi tiểu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Người bình thường sẽ đi tiểu khoảng từ 5 đến 9 lần 1 ngày, vượt quá 10 lần chứng tỏ cơ thể đang gặp nhiều vấn đề.
Ngoài ra, đi tiểu nhiều mà số lượng nước tiểu ít cũng cho thấy bàng quang và hệ niệu đạo đang bị ảnh hưởng gây nên các bệnh như tim mạch, huyết áp, đái tháo đường…
Vào ban đêm, mỗi người sẽ đi tiểu khoảng 1 lần là dấu hiệu thông thường. Thời gian đi tiểu có thể là giữa đêm hoặc trời gần sáng. Hoặc khi bạn uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ sinh ra đi tiểu nhiều về đêm. Tình trạng này nếu chỉ xảy ra 1 đêm duy nhất thì hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lượng nước tiểu thải ra ở người bình thường
Người bình thường cần thải ra bao nhiêu nước tiểu mỗi ngày? Để xác định xem người bệnh có mắc phải chứng đi tiểu nhiều lần hay không ngoài việc dựa vào số lần đi tiểu còn cần phải căn cứ vào thể tích nước tiểu trung bình thải ra trong một ngày. Theo các chuyên gia y tế, người bình thường sẽ thải ra ngoài từ 1500 đến 3000ml nước tiểu một ngày.
Lượng nước tiểu thải ra còn tùy vào lượng nước bạn uống và số lượng nước tiểu thải ra. Chẳng hạn như khi đi tiểu thải ra từ hơn 400ml đến dưới 3000ml thì hoàn toàn bình thường. Dưới 400ml, có thể bạ đang mắc phải chứng thiểu niệu, dự báo sự xuất hiện của căn bệnh suy thận cấp tính.
Hoặc khi bạn đi tiểu quá 3000ml cũng đáng báo động. Người bệnh rất có khả năng mắc chứng đa niệu phát sinh từ căn bệnh tiểu đường hay hội chứng polydipsia… cần nhanh chóng thu xếp thời gian đi khám bác sĩ.
Uống nước bao lâu thì buồn tiểu?
Sau mỗi lần uống nước, cơ thể sẽ phát sinh ra cơn buồn tiểu trong khoảng từ 30 đến 45 phút sau khi uống. Lúc này hoạt động bài tiết của thận đã làm việc hiệu quả, nhu cầu thải độc ra ngoài cơ thể tăng dẫn đến hành động đi tiểu.
Có thể bạn không biết các yếu tố như độ đậm, nhạt của thức ăn, thời tiết nóng, lạnh… ảnh hưởng lớn đến việc bạn đi tiểu. Người mắc chứng bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt, người cao tuổi dễ gặp phải các tình trạng như tiểu nhiều, tiểu nhỏ giọt, tiểu khó… Đặc biệt với đối tượng là nam giới thì tỉ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn.
Quan sát màu nước tiểu để kiểm tra tình trạng sức khỏe
Thực tế việc đi tiểu bao nhiêu lần, đi tiểu với lượng nước như thế nào, có bất thường hay không cũng còn tùy vào màu của nước tiểu. Nước tiểu bình thường sẽ có màu vàng nhạt, giống với màu của nước trà xanh. Ngoài ra, nước cũng sẽ không có mùi hôi.
Trung bình 1 ngày đi tiểu bao nhiêu lần cũng cần dựa vào màu sắc nước tiểu để suy đoán bệnh. Những dấu hiệu dưới đây được xem là bất thường, tiềm tàng nhiều dấu hiệu nguy hiểm đến sức khỏe:
- Nước tiểu màu vàng đậm: Đôi khi bạn có thể sẽ bắt gặp tình trạng nước tiểu vàng đậm kèm theo tiểu buốt tiểu rắt. Tình trạng này báo hiệu bạn đang bị mất nước. Nếu không bổ sung nước đúng cách, sẽ gây nên nhiều căn bệnh liên quan đến bàng quang, đường tiết niệu…
- Nước tiểu có màu trắng đục: Đã bao giờ bạn gặp phải tình trạng nước tiểu có màu trắng đục chưa? Nếu có thì đừng chủ quan bởi cơ thể bạn đang bị nhiễm bởi một số loại vi khuẩn liên quan đến niệu đạo. Cần đi khám bác sĩ để phát hiện tình trạng bệnh. Tiểu nhiều lần trong ngày, nước tiểu trắng đục sẽ càng nguy hiểm.
- Nước tiểu trong suốt: Nước tiểu vàng đậm cũng có vấn đề mà nước tiểu trong suốt cũng không thể yên tâm. Điều này chứng tỏ cơ thể bạn đang thừa nhiều nước. Chỉ nên dung nạp vào cơ thể 2 lít nước một ngày và uống từ từ chút một không uống quá nhanh.
- Nước tiểu hồng nhạt: Đi tiểu cho ra màu nước hồng nhạt cũng rất đáng báo động. Lúc này cơ thể bạn đang gặp phải chấn thương liên quan đến các bệnh lý về thận như u xơ, ung thư, viêm cầu thận… Cách tốt nhất là đi khám bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Các trạng thái khác của nước tiểu
Các dấu hiệu bất thường xuất hiện trong nước tiểu cũng phản ánh thể trạng của mỗi người. Không chỉ dựa vào màu sắc, các yếu tố như mùi, trạng thái nước tiểu… cũng cho thấy bạn có đang khỏe mạnh hay không. Ví dụ:
- Nước tiểu đục: Khi nước tiểu đục phản ánh chế độ ăn uống của bạn đang gặp nhiều vấn đề. Cơ thể đang thiếu hụt vitamin C, vitamin B cùng một số dưỡng chất khác. Nước tiểu đục cũng có thể là do bạn đang mắc bệnh viêm niệu đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu…
- Nước tiểu nhiều bọt: Nước tiểu nhiều bọt cũng cho thấy bạn đang mắc phải các căn bệnh liên quan đến thận. Lúc này màng lọc cầu thận chịu nhiều tác động tiêu cực, gây tổn thương, hàm lượng protein thoát ra ngoài làm cho nước tiểu nhiều bọt hơn.
- Nước tiểu có mùi hôi: Nước tiểu có mùi hôi cho thấy bạn đang mắc phải các căn bệnh như viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, nhiễm trùng đường tiểu, viêm trực tràng, tiểu đường… Cần đi khám ngay bác sĩ để tránh rủi ro.
- Nước tiểu có mùi nhẹ không hôi: Khi nước tiểu có màu vàng nhạt, ít bọt, hơi trong và có mùi hôi nhẹ cho thấy cơ thể bạn hoàn toàn bình thường hoàn toàn không mắc bệnh.
Mẹo hay cho người mắc chứng tiểu nhiều
Tiểu quá nhiều làm cơ thể gầy gò, xanh xao, da khô sạm màu,… Người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc chữa bệnh tiểu buốt, tiểu đêm… theo chỉ định của bác sĩ nhưng để cơ thể khỏe mạnh hơn hãy làm theo các mẹo dưới đây:
- Uống 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng. Lượng nước cũng tùy thuộc vào từng lứa tuổi. Tuy nhiên chỉ nên uống nước trắng không sử dụng các loại nước có cồn hay chất kích thích như bia, rượu, cà phê…
- Uống đủ nước nhưng không nên uống quá nhiều vào buổi tối trước khi đi ngủ. Uồng từ từ, chẫm rãi, chia nhỏ nước uống không uống nhiều vào cùng một thời điểm sẽ không phát huy được tác dụng. Buổi sáng sau khi thức dậy nên uống một cốc nước ấm để nhuận tràng, thanh lọc cơ thể.
- Có thể bổ sung thêm một số loại nước ép, sinh tố, trái cây tốt cho thận. Chẳng hạn như dâu tây, dưa hấu, lê, táo, việt quất, dứa… Các loại quá này cung cấp nhiều vitamin và dưỡng chất làm tăng sức đề kháng cho co thể.
- Để phòng ngừa táo bón, cần bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ. Các thực phẩm này sẽ cải thiện lưu lượng nước tiểu trong niệu đạo, giảm tình trạng đau nhức mỏi khi đi tiểu.
- Rèn luyện thêm các bài tập thể thao để tăng cường sức khỏe. Các bài tập như yoga, aerobic, chạy bền, đi bộ… không chỉ tốt cho thận mà còn có khả năng duy trì được vóc dáng, giảm căng thẳng, stress, giảm mỡ và ngăn ngừa nguy cơ béo phì.
- Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, nói không với các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên, đồ ăn chế biến sẵn… Các loại này chứa nhiều chất béo không tốt, làm tăng cholesterol, ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp và thận.
Những thông tin trên đây hy vọng đã giúp bạn có được giải đáp cho thắc mắc Tiểu bao nhiêu lần trong ngày?. Việc để ý số lần đi tiểu và những triệu chứng bất thường vô cùng cần thiết để biết được cơ thể bạn có đang thực sự khỏe mạnh. Đừng lơ là với những biểu hiện dù là nhỏ nhất về cơ thể bạn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!