Khi bị tiểu buốt có tự hết được không? Nguyên nhân và cách điều trị tận gốc
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên“Tiểu buốt có tự hết được hay không” là thắc mắc của nhiều người? Để trả lời được câu hỏi này bạn cần nắm được những kiến thức cơ bản về triệu chứng và nguyên nhân của bệnh tiểu buốt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh tiểu buốt.
Tiểu buốt là gì? Nguyên nhân gây bệnh thường gặp
Tiểu buốt (hay còn gọi là bí tiểu) là cảm cảm giác đau rát, khó chịu khi đi tiểu. Cơn đau có thể xuất phát từ bên trong cơ thể ở bàng quang, vùng đáy chậu hoặc hoặc ở niệu đạo (ống dẫn nước tiểu) khi bài tiết nước tiểu ra ngoài. Đáy chậu ở nam giới là khu vực giữa hậu môn và bìu. Đáy chậu ở phụ nữ là từ phần mở đầu của âm đạo và giữa hậu môn.
Một số bệnh lý có thể là nguyên nhân gây nên chứng tiểu buốt:
Viêm bàng quang
Các vi khuẩn là tác nhân chính gây ra viêm bàng quang. Người bệnh sẽ có cảm giác đau rát, châm chích khi đi tiểu. Kèm theo đau ở phần hạ bộ, bụng dưới và tiểu từng chút một, không liền mạch. Nếu không phát hiện và chữa trị sớm có thể gây ra nhiễm khuẩn, viêm đài thận gây thương tổn cho thận.
Viêm niệu đạo
Đi tiểu buốt cũng là dấu hiệu của bệnh viêm niệu đạo. Nguyên nhân chính là do không vệ sinh sạch sẽ, quan hệ tình dục không an toàn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Các triệu chứng thường thấy của bệnh như: Tiểu buốt, tiểu ra máu hoặc mủ, mẩn đỏ niệu đạo,…
Viêm thận
Viêm thận phần lớn không có triệu chứng rõ rệt. Người bệnh thường có dấu hiệu bị tiểu buốt, sốt, ớn lạnh,…Nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến chức năng của thận gây suy giảm khả năng lọc máu dẫn đến suy thận.
Viêm tuyến tiền liệt
Bệnh này chỉ xảy ra ở nam giới và phổ biến nhất vào độ tuổi trung niên. Viêm tuyến tiền liệt được chia thành 3 loại: Viêm không do vi khuẩn và viêm cấp hoặc mãn tính do vi khuẩn. Người bệnh sẽ thường bị đi tiểu nhiều, tiểu rắt và đau âm ỉ phần hạ bộ.
Viêm âm đạo
Đây là bệnh rất thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là những người trong độ tuổi sinh sản. Người bệnh thường cảm thấy ngứa ngáy, đau nhức ở âm đạo. Kèm theo đó là tiểu buốt, chảy máu âm đạo. Viêm âm đạo có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh phụ khoa khác nên người bệnh tuyệt đối không được chủ quan.
Bệnh lậu
Bệnh lậu là căn bệnh xã hội nguy hiểm và lây chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Cả nam và nữ đều có thể bị mắc bệnh này. Các triệu chứng chính của bệnh là đi tiểu buốt, tiểu rắt có lẫn dịch mủ.
Sỏi thận hoặc sỏi bàng quang
Sỏi thận là các chất dư thừa trong cơ thể như canxi, axit uric tích tụ lâu ngày hình thành. Sỏi thận có thể nằm ở nhiều vị trí trong hệ tiết niệu. Sỏi sẽ cản trở dòng nước tiểu trong cơ thể thoát ra ngoài. Vì vậy người bệnh sẽ có triệu chứng đau buốt khi đi tiểu, tiểu rắt nhiều lần.
Tiểu buốt có tự hết không? Có nguy hiểm đến tính mạng không?
Nhiều người thắc mắc: “Tiểu buốt có tự hết được không?” Theo các chuyên gia, bệnh tiểu buốt không thể tự hết mà cần có những phương pháp điều trị phù hợp. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài, không chữa trị triệt để có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, cụ thể như:
- Gây vô sinh: Tiểu buốt kéo dài gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm tuyến tiền liệt,…gây vô sinh ở cả nam và nữ.
- Gây biến chứng ung thư: Các bệnh viêm nhiễm nếu để lâu có thể dẫn tới ung thư bàng quang, ung thư tử cung, ung thư tuyến tiền liệt,…
- Nguy hiểm đến tính mạng: Các bệnh viêm nhiễm bên trong đường tiết niệu, bệnh lậu có thể dẫn tới nhiễm trùng máu gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
- Dễ sinh non, sảy thai: Phụ nữ có thai mắc các bệnh lý gây đái buốt sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh nở.
- Giảm chất lượng tình dục: Người bệnh luôn có cảm giác khó chịu, đau buốt ở bộ phận sinh dục nên không có hứng với quan hệ vợ chồng, lâu dần gây lãnh cảm.
Các phương pháp điều trị tiểu buốt hiệu quả
Tiểu buốt có thể điều trị tại nhà hoặc sử dụng các loại thuốc đặc trị tùy thuộc vào từng trạng bệnh. Người bệnh có thể tham khảo một trong các biện pháp sau đây:
Mẹo dân gian trị bệnh tại nhà
Chữa bằng cách dân gian do cha ông ta để lại không thể khiến tiểu buốt có tự hết nhưng đây là cách hỗ trợ giúp điều trị bệnh tiểu buốt được hiệu quả hơn.
Bí xanh: Bí xanh là loại rau củ quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Loại quả này có tính mát phù hợp để điều trị tiểu buốt. Người bệnh có thể chế biến bí bằng 3 cách khác nhau tùy vào sở thích:
- Cách 1: Chuẩn bị 250g bí xanh (Gọt vỏ, bỏ ruột và cắt thành miếng nhỏ). Xay bí cùng 200ml nước sôi để nguội. Có thể cho thêm chút muối để dễ uống. Uống sáng và tối, mỗi lần 1 cốc.
- Cách 2: Chuẩn bị tương tự như cách 1. Xay bí cùng 200ml nước sôi để nguội. Dùng rây lọc bỏ bã, chắt lấy nước cốt để uống.
- Cách 3: Nếu người bệnh không thể uống được nước cốt bí xanh tươi thì có thể luộc bí lên và ăn cái lẫn nước luộc bí trong ngày để thay nước lọc.
Củ sắn dây
Sắn dây là một vị thuốc dân gian lành tính và không còn mấy xa lạ đối với nhiều người. Sử dụng sắn dây để điều trị tiểu buốt bằng nguyên liệu gồm sắn dây 1 kg.
Cách thực hiện:
- Cạo sạch vỏ sắn dây sau đó thái thành từng miếng mang phơi khô
- Giã nhỏ hoặc nghiền sắn dây đã phơi khô cho đến khi nhuyễn mịn
- Pha cùng nước lọc, thêm chút đường để uống. Mỗi ngày uống 3 cốc 200ml.
Lưu ý: Nếu không thể tự làm bạn có thể mua bột sắn dây sẵn ở các cửa hàng uy tín
Mồng tơi
Mồng tơi không chỉ là loại rau ăn ngon, thanh nhiệt mà còn có tác dụng chữa đái buốt rất được nhiều người tin tưởng.
- Chuẩn bị nguyên liệu: Lá rau mồng tơi
- Cách thực hiện: Đun lá mồng tơi sau đó chắt lấy nước uống hàng ngày thay nước lọc.
Tây y chữa bệnh tiểu buốt
Các mẹo chữa bệnh dân gian chỉ có tính hỗ trợ và nhất thời chứ không thể điều trị tận gốc bệnh tiểu buốt. Theo các bác sĩ thì khi có bệnh, bạn nên chủ động tới những bệnh viện lớn, cơ sở uy tín để thăm khám. Dựa vào tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân chính xác cũng như đưa ra cách điều trị phù hợp.
Các trường hợp viêm nhiễm hoặc có sỏi ở mức độ nhẹ sẽ được kê thuốc kháng sinh. Một số loại kháng sinh vừa có thể uống, vừa có thể tiêm vào tĩnh mạch. Bác sĩ sẽ cân nhắc để kê đơn phù hợp cho từng trường hợp bệnh.
Người bệnh khi điều trị theo Tây y cần tuân thủ uống thuốc theo đúng yêu cầu của bác sĩ. Không kiên trì thực hiện hoặc không uống theo đúng đơn kê sẽ khiến tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Một vài lưu ý khi điều trị bệnh tiểu buốt
Bạn có thể kiểm soát tiểu buốt và phòng tránh chúng bằng một số phương pháp sau:
- Không lạm dụng các dung dịch vệ sinh có mùi hoặc nhiều xà phòng gây kích ứng
- Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, không ăn nhiều đồ chiên cay, dầu mỡ. Không uống các loại nước uống có chất kích thích như: Rượu bia, café,…
- Tránh các thực phẩm có axit cao để bàng quang không phải hoạt động nhiều trong thời điểm đang bị tổn thương. Nên thực hiện chế độ ăn nhạt.
Sau khi đọc bài viết này chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời cho “Tiểu buốt có tự hết được hay không?”. Mong rằng các thông tin này có ích và giúp người bệnh sớm tìm được cho mình một phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!