Phác đồ điều trị tiền đình ở người trẻ

Ngày càng có nhiều người trẻ tuổi bị rối loạn tiền đình do chế độ sinh hoạt thiếu khoa học: lịch làm việc dày đặc không có thời gian nghỉ ngơi, chịu áp lực cao, thường xuyên stress, ít vận động, thiếu ngủ kéo dài. Hơn nữa, có một thực trạng là người trẻ hầu hết có thói quen ngồi một chỗ sử dụng máy tính, điện thoại nhiều giờ liền, không có thời gian nghỉ đứng lên đi lại vận động khiến cho quá trình máu lưu thông đến não gặp khó khăn. Bên cạnh đó, căng thẳng kèm theo góp phần dẫn đến rối loạn chức năng của hệ thống tiền đình, khiến cho người bệnh chóng mặt, hoa mắt, đi lại không vững,..

Tuy nhiên, tâm lý của người trẻ thường rất chủ quan tới những biểu hiện cảnh báo rối loạn tiền đình, họ thường có suy nghĩ đó chỉ là một biểu hiện nhẹ, thoáng qua và không gây ra ảnh hưởng gì nghiêm trọng. Thực tế là, bệnh nếu không điều trị kịp thời dễ để lại các hệ lụy nguy hiểm như:

  • Kiệt sức
  • Không thể tự đi lại, ăn uống hoặc các công việc sinh hoạt đơn giản thường ngày
  • Chấn thương trong quá trình đi lại, làm việc,...
  • Đột quỵ

Giới Thiệu

Phác đồ điều trị rối loạn tiền đình ở người trẻ tại Nhất Nam Y Viện không chỉ giúp cải thiện các triệu chứng: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, ù tai, buồn nôn khi thay đổi tư thế mà còn giải quyết nguyên nhân chính từ sự suy giảm chức năng gan và khí huyết lưu thông kém. Với cơ chế tác động song song mang lại ưu điểm là giảm dần tần suất xuất hiện các triệu chứng, bệnh được chấm dứt và không tái phát lại sau 3-6 tháng điều trị.

Nguyên Tắc Điều Trị

Với nhóm người trẻ bị rối loạn tiền đình thì nguyên tắc điều trị sẽ đi từ gốc đến ngọn. Điều này không chỉ giảm triệu chứng tạm thời mà còn cải thiện sức khỏe toàn diện, giúp bệnh nhân phục hồi và duy trì sự khỏe mạnh lâu dài:

BÌNH CAN

BÌNH CAN

Sử dụng nhóm thảo dược tăng cường chức năng gan, thanh nhiệt để giảm bớt nóng trong, loại bỏ độc tố

HOẠT HUYẾT

HOẠT HUYẾT

Sử dụng nhóm thảo dược có tác dụng bồi bổ khí huyết, tăng cường lưu thông máu, đặc biệt là ở vùng đầu mặt, giúp nuôi dưỡng não và các cơ quan cảm giác.

DƯỠNG TÂM - AN THẦN

DƯỠNG TÂM - AN THẦN

Sử dụng nhóm thảo dược an thần dưỡng tâm để xoa dịu hệ thần kinh, giảm căng thẳng, stress, đau đầu, mệt mỏi.

Chỉ Định Dùng Thuốc

Nhất Nam Định Tâm Hoàn (Bài chính)

  • Dạng thuốc: Dạng hoàn
  • Cách dùng: Uống trước khi đi ngủ
  • Công dụng: An thần, cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng, lo âu. Đồng thời làm dịu các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn do rối loạn tiền đình gây ra.

Nhất Nam Dưỡng Tâm Can (Bài chính)

  • Dạng thuốc: Dạng hoàn
  • Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 viên hoàn, uống sáng chiều sau ăn 30 phút
  • Công dụng: Tăng cường chức năng gan, giảm tình trạng bốc hỏa trong người, phục hồi sức khỏe thần kinh (giảm chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ù tai,...)

Nhất Nam Dưỡng Tâm Huyết (Bài bổ trợ)

  • Dạng thuốc: Dạng hoàn
  • Cách dùng: Uống sáng - tối sau ăn
  • Công dụng: Bổ huyết, cải thiện tuần hoàn máu, giúp tinh thần tỉnh táo, giảm thiểu tình trạng mệt mỏi, suy nhược.

Nhất Nam Dưỡng Tâm Thận (Bài bổ trợ)

  • Dạng thuốc: Dạng hoàn
  • Cách dùng: Uống sáng - tối sau ăn
  • Công dụng: Bổ thận, tăng cường chức năng thận, góp phần hỗ trợ phục hồi sức khỏe toàn diện

** Lưu ý: Tùy vào từng tình trạng người bệnh, bác sĩ sẽ điều phối, gia giảm bài thuốc và thành phần phù hợp nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất và an toàn cho sức khỏe.

Giai Đoạn Điều Trị

Phác đồ điều trị tiền đình ở người trẻ sẽ được triển khai theo 3 giai đoạn, phải giải quyết cả triệu chứng cấp tính (chóng mặt, mất ngủ) và loại bỏ căn nguyên gốc rễ gây ra tình trạng này, giúp cơ thể hồi phục một cách tự nhiên và an toàn.

01

Giai đoạn điều trị triệu chứng

  • Nguyên tắc điều trị: Đặc trị triệu chứng mất ngủ, khó ngủ, ngủ hay mộng mị, đau đầu, chóng mặt
  • Thảo dược: Bá tử nhân, Táo nhân, Phù tiểu mạch, Lạc tiên, Đương quy, Đẳng sâm
  • Tác dụng: Giảm các triệu chứng cấp tính mà người bệnh đang gặp phải, bao gồm chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn và đặc biệt là khó ngủ, mất ngủ.
02

Giai đoạn điều trị căn nguyên 

  • Nguyên tắc điều trị: Bình can, hoạt huyết
  • Thảo dược: Đẳng sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Bạch truật, Táo nhân, Kiện chí, Long nhãn, Phục thần, Sài hồ, Uất kim, Bạch Truật,...
  • Tác dụng: Cải thiện chức năng các tạng phủ, đặc biệt là chức năng gan. Khi gan hoạt động hiệu quả, quá trình chuyển hóa và loại bỏ độc tố sẽ diễn ra trơn tru hơn giúp loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Từ đó điều hòa khí huyết trong cơ thể, tăng cường tuần hoàn máu, giúp hệ thần kinh và nội tiết dần ổn định hơn.
03

Giai đoạn phục hồi sức khỏe toàn trạng

  • Nguyên tắc điều trị: Bồi bổ tạng phủ, điều dưỡng tạng phủ
  • Thảo dược: Đẳng sâm, Hoàng kì, Bá tử nhân, Táo nhân, Long nhãn, Lạc tiên, Cam thảo,...
  • Tác dụng: Khôi phục sức khỏe tổng thể, tăng cường thể trạng và ngăn ngừa tái phát bệnh

Tiến Trình Điều Trị

Tùy vào tình trạng rối loạn tiền đình và thể trạng ở mỗi người, tiến trình điều trị sẽ có sự khác nhau. Thông thường tiến trình cơ bản của điều trị tiền trình sẽ từ 3-5 tháng.

Tháng 1

Người bệnh sẽ thấy giảm bớt chứng chóng mặt và cảm giác căng thẳng. Mặc dù triệu chứng rối loạn tiền đình chưa hoàn toàn biến mất nhưng nhìn chung đã giảm nhẹ.

Tháng 2-3

Tình trạng đau đầu và hoa mắt giảm rõ rệt, chức năng tuần hoàn não và hệ thần kinh được cải thiện. Người bệnh ít cảm thấy bốc hỏa trong người, tinh thần thoải mái, dễ chịu hơn. Đồng thời tình trạng căng thẳng, mệt mỏi giảm giúp người bệnh làm được những công việc mình yêu thích mà không bị gián đoạn.

Tháng 4-5

Các triệu chứng của rối loạn tiền đình cơ bản được khắc phục. Đồng thời sức khỏe tổng thể được cải thiện rõ rệt, tinh thần minh mẫn và vui vẻ tận hưởng cuộc sống

Câu Chuyện Khách Hàng

Vũ Thị Thìn

"Sau khi điều trị Tại Nhất Nam Y Viện, chứng tiền đình và mất ngủ của tôi đã cải thiện rất nhiều. Hiện tại tôi đã có thể ngủ được từ 10h tối hôm trước đến 5h sáng hôm sau"

Bác sĩ điều trị

Tiến sĩ, bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh

  • Năm sinh: 1960
  • Quê quán: Hà Nội
  • Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội
  • Năm 2006: Được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp bằng Tiến sĩ Y khoa
  • Nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện YHCT Trung Ương
  • Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược Cổ truyền Dân Tộc
  • Giám đốc Chuyên môn Nhất Nam Y Viện
  • Chuyên gia chia sẻ trong các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng trên truyền hình
  • Chuyên gia trong nhiều cộng đồng chăm sóc sức khỏe trên mạng xã hội

Chi phí

Báo Chí Giới Thiệu

Tin Tức - Hoạt Động

Hỏi đáp

Ngọc Quý
Đã hỏi: Ngày 21-10-2024
Dinh dưỡng và bài tập cho người cao huyết áp bị tiền đình?

Chào bác sĩ, tôi hiện đang gặp tình trạng rối loạn tiền đình, hay hoa mắt chóng mặt mỗi khi đứng lên ngồi xuống, thỉnh thoảng lúc di chuyển thì cảm giác như mất thăng bằng, phải bám vịn vào… Xem thêm

Hồng Minh
Đã hỏi: Ngày 12-10-2024
Nhất Nam Định Tâm Khang có chữa được rối loạn tiền đình không?

Bác sĩ ơi, Cháu năm nay 29 tuổi, thường xuyên cảm thấy chóng mặt, đi lại không vững, có hôm còn bị ngã. Tình trạng đau đầu ngày càng nhiều và nặng hơn, đến mức đang làm việc phải dừng… Xem thêm

Nguyễn Thị Mây
Đã hỏi: Ngày 05-10-2024
Dùng thuốc Tây bị tác dụng phụ thì chuyển sang dùng Nhất Nam Định Tâm Khang có làm sao không?

Thưa bác sĩ, mẹ cháu hiện đang trong giai đoạn tiền mãn kinh gần 2 năm nay. Bên cạnh đó vài tháng trở lại đây mẹ cháu có hiện tượng đau đầu, chóng mặt, đi lại không vững kèm theo… Xem thêm

Hồng Thị Quý
Đã hỏi: Ngày 04-10-2024
Phụ nữ tiền mãn kinh bị rối loạn tiền đình dùng thuốc gì tốt? Dùng xong có tái phát không?

Tôi năm nay 50 tuổi và có dấu hiệu tiền mãn kinh gần 1 năm nay, lúc nào cũng thấy trong người bốc hỏa, khó chịu, mất ngủ. Tôi cũng đã đi khám tại bệnh viện và được bác sĩ… Xem thêm

Ngọc Mỹ
Đã hỏi: Ngày 28-09-2024
Sau sinh bị tiền đình dùng thuốc gì và bao lâu thì khỏi?

Thưa bác sĩ, em sinh bé đã được hơn 1 năm nhưng từ hồi sinh song em rất hay.bị đau đầu, hoa mắt và buồn nôn, đầu rất là váng. Có hôm đang bế con mà đứng lên thì trời… Xem thêm

Vũ Minh Thu
Đã hỏi: Ngày 28-09-2024
Người cao tuổi rối loạn tiền đình kèm theo tiểu đường có dùng Nhất Nam Định Tâm Khang được không?

Thưa bác sĩ, mẹ tôi năm nay hơn 50 tuổi, bị rối loạn tiền đình gần 3 tháng nay. Mẹ tôi có tiền sử là huyết áp cao và bệnh tiểu đường. Bác sĩ cho tôi hỏi với trường hợp… Xem thêm