Giải đáp thắc mắc trào ngược dạ dày có được ăn chuối không?
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênThắc mắc người bệnh bị trào ngược dạ dày có được ăn chuối không là vấn đề của rất nhiều người quan tâm. Bởi nhiều ý kiến cho rằng, loại quả này có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh hoặc xuất hiện biến chứng. Vậy mời bạn đọc bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời chính xác và chi tiết nhất.
Giải đáp chi tiết trào ngược dạ dày có được ăn chuối không?
Trước khi đi vào trả lời câu hỏi trào ngược dạ dày có được ăn chuối không thì bạn cần hiểu rõ về loại quả này. Chuối là một loại trái cây thuộc miền nhiệt đới dễ trồng và phát triển tốt nên xuất hiện ở nhiều quốc khác nhau, nhiều giống loài. Chuối cũng được biết đến với rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, như:
- Cải thiện hệ tiêu hóa: Trong chuối có hàm lượng chất xơ vô cùng cao cùng nhiều vitamin và prebiotic. Mặc dù prebiotic là một dạng carbohydrate không tiêu hóa được nhưng là nguồn thức ăn có lợi cho chủng khuẩn tốt trong dạ dày để phòng tránh tình trạng táo bón, ăn không tiêu,…
- Tăng cường hệ miễn dịch: Chuối cũng có lượng vitamin C rất cao và nhiều chất chống oxy hóa khác có thể tăng cường hệ miễn dịch và diệt trừ các gốc tự do.
- Hạ huyết áp: Không phải ai cũng biết chuối có tác dụng cân bằng huyết áp rất tốt nhờ hàm lượng kali cao.
- Ngăn ngừa bệnh thiếu máu: Hàm lượng sắt và chất dinh dưỡng có thể thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu, ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
Vậy với những tác dụng tuyệt vời này của chuối thì người bệnh trào ngược dạ dày có được ăn chuối không? Câu trả lời là CÓ. Bởi trong chuối không chứa bất kỳ axit hay thành phần kích thích gây hại cho đường tiêu hóa hoặc biểu hiện trào ngược.
Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể bổ sung chuối vào chế độ ăn uống hằng ngày. Các dưỡng chất trong loại quả này vừa có thể cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, làm dịu những cơn đau ở niêm mạc dạ dày, hạn chế tiết dịch vị acid và trào ngược dạ dày.
Ngoài việc ăn uống chuối chín, người ta còn sử dụng chuối xanh trong một số mẹo dân gian để chữa trào ngược tại nhà. Bởi trong chuối xanh có thành phần tanin có thể làm lành và se khít những vùng niêm mạc bị tổn thương. Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng đúng liều lượng được chỉ định để tránh táo bón.
Bệnh nhân bị trào ngược ăn chuối cần chú ý điều gì?
Như vậy người bị trào ngược dạ dày có thể bổ sung chuối vào chế độ ăn uống hằng ngày. Tuy nhiên, bạn cần chú ý một số những điều sau để dưỡng chất từ chuối vào dạ dày được hấp thụ hết dưỡng chất một cách tốt nhất. Cụ thể như sau:
- Chỉ nên ăn chuối khi đã ăn no, không nên ăn khi quá đói. Bởi khi ăn lúc đói có thể gây cảm giác xót ruột vì chất pectin có trong chuối sẽ gây phản ứng với dịch vị acid dạ dày gây ợ, trào ngược.
- Người bệnh chỉ nên ăn chuối chín mà không enne dùng những loại chuối sấy, chuối chiên giòn. Bởi phần lớn những loại chuối này đều được chế biến khi chúng còn xanh, lại được tẩm thêm nhiều loại gia vị và chiên qua dầu mỡ không tốt cho dạ dày.
- Bạn chỉ nên ăn từ 1 – 3 trái chuối/ ngày, không nên ăn quá nhiều. Bổ sung vừa đủ thì chuối giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn nhưng quá nhiều lại gây đầy bụng và khó chịu.
- Người bệnh bị trào ngược chỉ nên ăn những loại chuối như: Chuối hương, chuối cau, chuối lùn,… Đặc biệt không dùng chuối tiêu, bởi trong loại chuối này có thành phần gây kích thích niêm mạc dạ dày tổn thương cũng như làm bệnh tình nặng hơn. Đó cũng là giải đáp cho câu hỏi trào ngược dạ dày có nên ăn chuối tiêu không?
- Những đối tượng đang sử dụng thuốc điều trị huyết áp cần tránh dùng chuối trong chế độ ăn uống hằng ngày hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Ngoài những vấn đề trên thì người dùng có thể chế biến chuối thành nhiều món thức uống bổ dưỡng thay vì chỉ ăn nguyên quả. Ví dụ như bánh chuối hấp, sinh tố chuối, sữa chua chuối,….thay đổi cách chế biến để tăng hương vị hơn.
Trên đây là một số thông tin giải đáp vấn đề trào ngược dạ dày có được ăn chuối không chi tiết nhất. Hy vọng qua đây giúp bạn hiểu hơn cũng như biết cách để chăm sóc sức khỏe của bản thân, hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!