Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu nguy hiểm không? Cách điều trị
Theo dõi Nhất Nam Y Viện trênBà bầu mất ngủ 3 tháng đầu do nhiều nguyên nhân như sự thay đổi hormone, thai nhi phát triển… Tình trạng này cần sớm được cải thiện nhằm tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và em bé. Cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân và hướng điều trị cho bà bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu qua bài viết sau.
Nhận biết tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu
Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu (tam cá nguyệt thứ nhất) do những sự thay đổi về cơ thể. Khi này thai nhi mới hình thành, cả cơ thể mẹ và em bé đều rất nhạy cảm. Các dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ trong giai đoạn đầu thai kỳ được nhận biết như sau:
- Mẹ bầu gặp khó khăn để đi vào giấc ngủ, thường phải nằm trằn trọc nhiều giờ vẫn không ngủ được.
- Giấc ngủ của mẹ bầu thường không kéo dài được lâu, dễ tỉnh giấc và khó ngủ lại.
- Biểu hiện mất ngủ trong 3 tháng đầu mang thai thường khiến người mẹ thức dậy sớm vào buổi sáng và có tình trạng mệt mỏi, uể oải.
- Đầu óc bà bầu thiếu tỉnh táo, khó tập trung, dễ thấy đau đầu, chóng mặt.
- Cảm xúc của người bệnh dễ bị tác động trở nên nóng nảy, khó chịu và dễ xúc động.
Bị mất ngủ khi mang thai tháng đầu thường có các dấu hiệu bên trên. Các triệu chứng có thể thuyên giảm nhưng cũng có khả năng kéo dài suốt cả thai kỳ.
Nguyên nhân mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu
Để giúp bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu ngủ ngon giấc hơn, trước hết phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, ở giai đoạn này, người mẹ gặp khó khăn để ngủ ngon do những tác động như:
Ốm nghén khiến bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu
Ốm nghén là tình trạng hay gặp ở mẹ bầu giai đoạn 3 tháng đầu. Mức độ nặng nhẹ của ốm nghén còn phụ thuộc vào cơ địa và thể trạng mỗi người. Khi này hormone HCG được sản sinh trong cơ thể và tăng trưởng nhanh gây buồn nôn, chóng mặt, chán ăn, mệt mỏi…
Ốm nghén làm giảm sức đề kháng của cơ thể và gây ra những đảo lộn trọng sinh hoạt hàng ngày. Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu đa phần là do nguyên nhân này.
Tình trạng tiểu đêm nhiều lần
Khi mang thai, để tạo không gian cho thai nhi phát triển, dạ con của người mẹ sẽ phát triển lớn hơn, chèn ép lên bàng quang. Ngoài ra, hoạt động của thận trong thai kỳ cũng phải làm việc nhiều hơn. Điều này làm gia tăng hàm lượng ure, kích thích sản sinh nước tiểu.
Theo đó, bầu 3 tháng bị mất ngủ trong thời gian dài do phải đi vệ sinh nhiều lần vào ban đêm. Giấc ngủ bị gián đoạn, khiến người mẹ cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ lại khi đã thức giấc.
Đau mỏi cơ, khó thở
Những tuần đầu mang thai, phụ nữ thường gặp hiện tượng đau bụng dưới giống với khi có kinh nguyệt. Những cơn đau mỏi cơ bắp, đau bụng là nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai dễ bị nhức chân tay, có cảm giác cơ thể không có sức lực…
Dạ con khi này cũng bắt đầu chèn ép cơ hoành gây khó thở. Khi thở, người mẹ phải cố thở sâu và thể nhiều hơn. Vào ban đêm những hiện tượng trên sẽ cản trở quá trình nghỉ ngơi của mẹ bầu.
Nguyên nhân khác khiến bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu
Khó ngủ khi mang thai 3 tháng đầu còn có thể do nguyên nhân như:
- Tăng nhịp tim để bơm máu nuôi dưỡng thai nhi.
- Các vấn đề về tiêu hóa ở mẹ bầu như ợ nóng, táo bón, khó tiêu, trào ngược dạ dày…
- Những áp lực về tâm lý, lo lắng về em bé trong giai đoạn mang thai của phụ nữ.
- Mẹ bầu bị thiếu dinh dưỡng gây mệt mỏi, khó ngủ…
- Các bệnh lý nề như xương khớp, hô hấp, tiểu đường thai kỳ tác động vào giấc ngủ.
Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu có ảnh hưởng gì không?
Thiếu ngủ, rối loạn giấc ngủ kéo dài gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người mẹ và thai nhi. Đặc biệt trong 3 tháng đầu, nếu người mẹ ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày thì có những nguy cơ sau:
- Tăng nguy cơ trầm cảm trong quá trình mang thai và sau sinh
- Rối loạn huyết áp, đau đầu trong thai kỳ
- Mẹ bầu kiệt sức, mệt mỏi, suy nhược cơ thể…
- Cơ thể nhanh lão hóa, suy giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh lý khác.
- Kéo dài quá trình chuyển dạ khiến mẹ bầu khó sinh hơn, khả năng phải sinh mổ cao…
Ngoài ra, thiếu ngủ còn tác động lên sự phát triển của thai nhi như em bé bị thiếu hụt dinh dưỡng, nhẹ cân và khó nuôi. Nguy cơ dị tật bẩm sinh theo đó cũng gia tăng… Khoảng 23h-3h là thời điểm cơ thể người mẹ cần nghỉ ngơi để tăng tuần hoàn máu trong bào thai. Nếu mất ngủ, thai nhi không có đủ oxy và các dưỡng chất cần thiết để phát triển khỏe mạnh.
Xem thêm: Nguyên nhân mất ngủ sau sinh
Cách chữa cho bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu
3 tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm của thai kỳ, do đó mẹ bầu cần có những biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp. Bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ có thể được cải thiện bằng những biện pháp sau:
Yếu tố dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tổng thể của phụ nữ mang thai và sự phát triển của em bé. Mẹ bầu cần có chế độ ăn hợp lý, không nên ăn quá nhiều hay ăn những thực phẩm có hại cho sức khỏe. Theo đó, chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai nên cần lưu ý những yếu tố sau:
- Mẹ bầu không nên ăn quá no trong 1 bữa mà nên chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều lần trong ngày.
- Phụ nữ mang thai nên bổ sung các thực phẩm giàu acid folic, vitamin B để cải thiện giấc ngủ và giúp em bé phát triển toàn diện.
- Rau xanh, trái cây tươi phù hợp cho mẹ bầu để tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe hệ thần kinh.
- Hạn chế những thực phẩm nhiều đường và chất kích thích để tránh tiểu đường thai kỳ cũng như tình trạng mất ngủ…
- Các loại trà thảo mộc như tâm sen, trà gừng sẽ giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn và an toàn cho em bé.
Các bài tập nhẹ cho bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu
Giai đoạn mới mang thai, mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng. Để cơ thể được khỏe mạnh và bảo vệ em bé thì một số bài tập thiền định, yoga sẽ rất có ích.
Việc tập luyện nhẹ nhàng giúp lưu thông khí huyết, giảm căng thẳng và đem lại giấc ngủ ngon. Những bài tập nhẹ còn giúp bà bầu cải thiện triệu chứng tiêu hóa, một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng giấc ngủ. Tập luyện mang đến cho phụ nữ một nền tảng sức khỏe tốt, sẵn sàng cho quá trình sinh nở.
Tư tế ngủ
3 tháng đầu, thai nhi chưa phát triển lớn nên mẹ bầu vẫn có thể nằm với nhiều tư thế thoải mái. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng bạn nên nằm nghiêng bên trái và gác chân cao. Đây là tư thế giúp tăng tuần hoàn máu lên tìm, giúp em bé trong bụng cảm thấy dễ chịu hơn. Người mẹ từ đó cũng thấy dễ chịu, cân bằng nhịp tim và ngủ dễ hơn.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Để ngủ ngon giấc vào ban đêm, phụ nữ mang thai nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt của bản thân. Bạn nên giữ thói quen ngủ trưa từ 30 phút đến 1 tiếng, buổi tối ngủ sớm và dậy sớm để cân chỉnh đồng hồ sinh học.
Ngoài ra, bà bầu không nên sử dụng thiết bị điện từ như tivi, điện thoại, máy tính sát trước giờ ngủ. Điều này nhằm tránh những tác hại của sóng điện tử lên não bộ, giấc ngủ từ đó trở nên dễ dàng hơn.
Không gian ngủ của mẹ bầu cần được cải thiện đạt những tiêu chí như: Ánh sáng phù hợp, không khí thoáng, sạch, phòng ngủ yên tĩnh, tránh tiếng ồn…
Massage và ngâm chân nước ấm
Trước khi đi ngủ, bà bầu nên ngâm chân với nước ấm hoặc nước đun cùng thảo dược như lá chanh, bạc hà, lá lốt, đinh lăng… Cách này giúp tăng tuần hoàn máu, giảm căng thẳng… Nhờ đó chất lượng giấc ngủ được cải thiện rõ rệt, mẹ bầu dễ ngủ hơn.
Việc massage nhẹ nhàng bàn chân hay vùng thái dương giúp giảm đau đầu, đau nhức cơ bắp ở mẹ bầu từ đó giấc ngủ được đảm bảo tốt hơn.
Loại bỏ chứng mất ngủ sau sinh với bài thuốc an toàn – lành tính Nhất Nam Định Tâm Khang
Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu nên được chăm sóc và có biện pháp can thiệp sớm. Ngủ ngon giấc giúp mẹ bầu khỏe mạnh, tránh được những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi và cả chính người phụ nữ.
Tham khảo thêm
Phòng khám Nhất Nam Y Viện :
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102
- Website: nhatnamyvien.com
- Thời gian khám bệnh: Các ngày trong tuần
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!