Bệnh cường giáp

Cường giáp là căn bệnh khá phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh lý này. Đây là hội chứng nhiễm độc giáp, xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cơ thể sản sinh quá nhiều hormone tuyến giáp. Vậy bệnh cường giáp là gì và nguy hiểm tới mức nào? Bài viết ngay sau đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích này độc giả.

Bệnh cường giáp là gì? Đối tượng mắc bệnh

Cường giáp còn được gọi là cường chức năng tuyến giáp là bệnh lý xuất hiện khi tuyến giáp tăng cường hoạt động quá mức. Lúc này cơ thể bạn sẽ xuất hiện một số triệu chứng bất thường. Trong đó bướu cổ là hiện tượng giúp dễ nhận biết của bệnh cường giáp.

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng ở vị trí cổ. Nó có nhiệm vụ tiết ra các hormone giúp kiểm soát nhiều hoạt động bên trong cơ thể người. Trong đó, một số chức năng tiêu biểu của bộ phận này là kiểm soát hàm lượng canxi có trong máu, giúp tăng cường sự trao đổi chất của cơ thể.

Cường giáp là bệnh lý khá phổ biến liên quan đến tuyến giáp
Cường giáp là bệnh lý khá phổ biến liên quan đến tuyến giáp

Ngoài ra, tuyến giáp cũng còn một số chức năng khác như: Kiểm soát lượng canxi trong máu, điều hòa nhiệt lượng cơ thể, tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sự hoạt động của tim và cả thần kinh. Chính vì vậy, trong trường hợp tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone thì các hoạt động này nghiễm nhiên sẽ bị ảnh hưởng.

Đáng chú ý, bệnh cường giáp phổ biến ở nữ giới hơn so với nam giới. Cụ thể, theo thống kê, số bệnh nhân nữ mắc gặp phải tình trạng này cao gấp tới 3 lần bệnh nhân nam. Bên cạnh đó, cường giáp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng người cao tuổi thường ít gặp hơn.

Bệnh cường giáp có nguy hiểm tới tính mạng không?

Vậy bệnh cường giáp có nguy hiểm tới tính mạng không? Mặc dù đây là bệnh lý khá phổ biến nhưng nếu không được chẩn đoán và sớm chữa trị thì sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

  • Biến chứng về tim mạch: Gồm rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh và nguy hiểm nhất là suy tim nếu bệnh để lâu không được điều trị.
  • Biến chứng liên quan đến xương khớp: Nếu không điều trị sớm và đúng cách, cường giáp cũng có thể khiến xương của người bệnh trở nên yếu, giòn và dễ gãy hơn. Đây chính là biểu hiện đặc trưng của bệnh loãng xương, thoái hóa cột sống,…. Bởi hormone tuyến giáp tiết ra quá nhiều sẽ cản trở năng lực tổng hợp canxi vào xương của cơ thể.
  • Biến chứng về mắt: Đa số người bị bệnh lâu ngày đều gặp biến chứng về mắt. Cụ thể, mắt bị sưng, đỏ rất nhạy cảm với ánh sáng, giảm thị lực, viêm màng bồ đào,…
  • Người bệnh xuất hiện cơn cường giáp cấp: Khi hormone tuyến giáp tăng cao đột ngột , các triệu chứng sẽ diễn biến nghiêm trọng, nặng nề hơn. Khi đó, nếu không xử lý kịp thời, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Trong số biến chứng kể trên của bệnh thì nguy hiểm nhất chính là ảnh hưởng đến tim mạch. Bởi đây là bộ phận vô cùng quan trọng với cơ thể và khi nó bị tổn thương có thể đe dọa tính mạng của người bệnh bất cứ lúc nào mà không báo trước. Chính vì vậy khi nghi ngờ bị bệnh này, tốt nhất bạn hãy tới thăm khám bác sĩ ngay để có phác đồ điều trị kịp thời.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh cường giáp

Bệnh cường giáp có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Bên cạnh đó nó cũng có những triệu chứng đặc trưng, rất dễ nhận biết.

Nguyên nhân gây

Bệnh Basedow hay còn gọi là bệnh Graves là nguyên nhân phổ biến nhất khiến chúng ta bị cường giáp. Khi mắc loại bệnh này, tuyến giáp người bệnh sẽ tiết ra nhiều hormone quá mức. Theo thống kê y học, có khoảng 80- 90% người bị cường giáp có mắc bệnh Basedow.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh cường giáp
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh cường giáp

Ngoài ra, cũng còn nhiều nguyên nhân khác gây ra bệnh cường giáp. Tuy nhiên chúng lại ít phổ biến hơn, bao gồm:

  • Người bệnh bị viêm tuyến giáp.
  • Người bị u tuyến yên cũng có thể dẫn tới bệnh.
  • Người bệnh bị bướu độc, đây là một khối u nằm trong tuyến giáp. Nó cũng có thể tiết ra hormone tuyến giáp.
  • Thói quen ăn nhiều I-ốt hằng ngày.
  • Sử dụng thuốc tuyến giáp quá liều hay liên tục trong khoảng thời gian dài.
  • Yếu tố di truyền từ ông bà, bố mẹ cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra bệnh trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên trường hợp này sẽ không có khả năng lây nhiễm từ người sang người.

Triệu chứng

Các triệu chứng của bệnh cường giáp gần như xuất hiện toàn thân. Bởi tuyến giáp vốn dĩ tác động nhiều đến quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Qua đó, nếu nó có vấn đề sẽ gây ảnh hưởng tới nhiều bộ phận như tim mạch, tiêu hóa hô hấp và cả não bộ… Sớm nhận biết được những dấu hiệu bất thường của cơ thể sẽ giúp bạn nhận được sự điều trị từ bác sĩ sớm nhất có thể. Qua đó tăng cơ hội điều trị bệnh nhanh và dứt điểm nhất có thể.

Một số triệu chứng điển hình của bệnh cường giáp
Một số triệu chứng điển hình của bệnh cường giáp

Sau đây là một số triệu chứng điển hình giúp bạn nhận diện bệnh cường giáp:

  • Tim đập nhanh bất thường: Với người bị cường giáp, tim có thể đập tới 100 nhịp/phút hoặc tim đập loạn nhịp lúc nhanh lúc chậm. Thậm chí người bệnh còn có cảm giác như đánh trống ngực khiến tâm trạng luôn bồn chồn, lo lắng và cả thở hụt hơi hay khó thở.
  • Người bệnh bị sụt cân: Nếu gặp phải chứng cường giáp, ngay cả người bệnh ăn uống ngon miệng, chế độ ăn dinh dưỡng nhưng cũng vẫn sẽ bị sụt cân nhanh chóng.
  • Hạn chế khả năng vận động hơn so với người bình thường: Bởi bệnh cường giáp ảnh hưởng nhiều tới xương khớp và cơ bắp nên chắc chắn khả năng vận động của bạn sẽ bị thuyên giảm đáng kể. Thường xuyên bị mệt mỏi và đuối sức khi thể dục thể thao hay làm việc.
  • Rơi vào tình trạng lo lắng, căng thẳng thậm chí stress: Đây đều là những biểu hiện thường gặp của người bị bệnh cường giáp. Lúc này bệnh nhân rất dễ bị trầm cảm, mất ngủ và chứng rối loạn lo âu.
  • Bị run tay và ra nhiều mồ hôi: Triệu chứng này có thể xuất hiện ở một số trường hợp người bệnh bị cường giáp.
  • Gặp một số vấn đề về đường ruột: Gồm tiêu chảy, ăn khó tiêu, rối loạn tiêu hóa,…
  • Tuyến giáp bị phì đại: Cổ của người bệnh bị to ra bất thường, đôi khi còn có thể nghe thấy tiếng gió thổi mạnh tại vị trí này. Đây là dấu hiệu của chứng bướu cổ.
  • Nồng độ cholesterol tăng bất thường: Thường gặp ở bệnh nhân nữ và có thể gây tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Chẩn đoán và biện pháp chữa trị hiệu quả

Chẩn đoán và chữa trị bệnh cường giáp sẽ giúp bạn xác định rõ nguyên nhân gây nên bệnh cường giáp. Đồng thời giúp đưa ra phác đồ điều trị bệnh hợp lý, hiệu quả nhất.

Khi có những dấu hiệu bất thường nên tới thăm khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị
Khi có những dấu hiệu bất thường nên tới thăm khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị

Phương pháp chẩn đoán

Bác sĩ có thể kết hợp nhiều phương pháp để giúp chẩn đoán bệnh cường giáp. Cụ thể:

  • Dựa trên tiền sử bệnh để xem người bệnh đã bị bệnh lý nào liên quan đến bệnh cường giáp trước đây hay chưa.
  • Thực hiện các xét nghiệm máu nhằm xác định chính xác lượng hormone tuyến giáp của người bệnh.
  • Scan tuyến giáp hoặc thực hiện siêu âm để nhìn rõ được hình ảnh cắt lớp của tuyến giáp.
  • Người bệnh có thể được chỉ định gặp chuyên gia nội tiết hay tuyến giáp để được chẩn đoán và tư vấn.

Cách chữa trị bệnh cường giáp

Có nhiều phương pháp có thể được áp dụng để điều trị bệnh như dùng thuốc, phóng xạ i-ốt hay phẫu thuật. Tùy thuộc vào biểu hiện và mức độ nặng nhẹ của bệnh mà các bác sĩ lựa chọn cách chữa dao cho phù hợp.

  • Sử dụng thuốc: Khi mới phát hiện bệnh, người bệnh có thể được điều trị dễ dàng bằng thuốc. Các loại ức chế sự sản xuất hormone tuyến giáp gồm: Propylthiouracil và methimazole. Tuy nhiên bạn cần được kê đơn thuốc từ bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Với cách điều trị này, người bệnh cần kiên trì dùng thuốc trong vài tháng thậm chí vài năm và không được tự ý bỏ thuốc.
  • Phóng xạ i-ốt: Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích tiêu hủy tuyến giáp. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp với bệnh nhân có độ tuổi trên 21. Ngoài ra, bệnh nhân nhỏ tuổi hơn cũng có thể sử dụng nếu như việc dùng thuốc không thể kiểm soát được bệnh.
  • Phẫu thuật tuyến giáp: Nếu như người bệnh có tuyến giáp bị phì đại quá cỡ gây mất thẩm mỹ thì có thể sử dụng phương pháp này thay thế cho phóng xạ i-ốt. Đáng chú ý, phụ nữ mang thai cũng có thể được phẫu thuật tuyến giáp.

[Giải đáp chuyên gia] Một số câu hỏi thường gặp về bệnh cường giáp

Ngoài những vấn đề đã được đề cập ở trên, một số thắc mắc liên quan đến bệnh cường giáo cũng được khá nhiều người đặt ra. Sau đây sẽ là những lời giải đáp hữu ích đến từ các chuyên gia đầu ngành.

Bệnh cường giáp có lây không?

Với vấn đề: Bệnh cường giáp có lây không? Bạn có thể hoàn toàn yên tâm bởi các chuyên gia, bác sĩ đã khẳng định rằng căn bệnh này không hề lây nhiễm qua đường ăn uống, tiếp xúc hay đường thở,…

Bởi cường giáp là căn bệnh chủ yếu do các vấn đề nội tại của cơ thể. Hiện tượng các thành viên trong cùng gia đình đều mắc phải căn bệnh này không phải là do lây nhiễm mà là vì yếu tố di truyền qua gen.

Bệnh cường giáp không thể lây từ người sang người
Bệnh cường giáp không thể lây từ người sang người

Phụ nữ bị bệnh cường giáp mang bầu được không?

Tuyến giáp là bộ phận đảm nhiệm vai trò sản xuất ra các hormone thiết yếu giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển. Chính vì vậy, các bệnh lý về tuyến giáp trong đó có cường giáp sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của người bệnh trước, trong và cả sau khi mang thai.

Cường giáp gây dư thừa hàm lượng hormon tuyến giáp trong cơ thể. Qua đó tác động xấu tới việc sử dụng năng lượng của cơ thể, dẫn tới chứng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Như vậy, bệnh cường giáp có thể làm gia tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.

Theo khảo sát cụ thể, có tới khoảng 2,3% phụ nữ mắc bệnh cường giáp bị vô sinh. Tuy nhiên nếu được chữa trị kịp thời và đúng phương pháp và có sự giám sát của bác sĩ thì người bệnh vẫn có thể có thai và sinh sản một cách bình thường.

Còn trong trường hợp phụ nữ mang thai mắc bệnh thì có thể họ sẽ phải đối diện với việc sảy thai, sinh non thậm chí là thai nhi chết trước trước khi được chào đời. Bác sĩ khuyến cáo, nếu rơi vào trường hợp này thì tốt nhất không được dùng thuốc kháng tuyến giáp cũng như phóng xạ i- ốt để điều trị.

Thay vào đó, mẹ bầu hãy lựa chọn phương pháp phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn tuyến giáp ra khỏi cổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Thời điểm tốt nhất để mổ chúng là nửa đầu thai kỳ.

Bệnh cường giáp nên ăn gì?

Chế độ ăn uống, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bất cứ bệnh nào. Vậy bệnh cường giáp nên ăn gì? Một số gợi ý dành cho bạn gồm:

  • Các loại trái cây và rau củ giàu chất chống oxy hóa, nước ép cam, quýt, bưởi, dâu tây, việt quất hay rau họ cải.
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin D và omega 3: Cá hồi, cá ngừ, lòng đỏ trứng, quả óc chó, dầu hạt lanh, hạt chia.
  • Nhóm thực phẩm giàu kẽm: Hạt hạnh nhân, óc chó, hạt bí hay hạt lanh.
  • Thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc động vật: Trứng, thịt đỏ,..
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai hay váng sữa,…
Những loại thực phẩm tốt cho người bị bệnh cường giáp
Những loại thực phẩm tốt cho người bị bệnh cường giáp

Người bị bệnh nên kiêng gì để đảm bảo sức khỏe?

Về vấn đề bệnh cường giáp nên kiêng gì? Sau đây là nhóm thực phẩm mà người bệnh nên tránh xa:

  • Muối I- ốt và các loại thực phẩm chứa nhiều I- ốt như rong biển, tảo hay một số loại hải sản biển.
  • Thực phẩm có chứa nhiều đường: Bánh ngọt, kẹo, mứt, khoai tây, khoai lang, nước trái cây,…
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa: Mỡ và da của gia súc hay gia cầm; bơ tinh, kem tươi, bơ cacao, dầu dừa, dầu cọ,..
  • Chất béo chuyển hóa: Gồm bánh nướng, bánh ngọt, bánh rán, thực phẩm chiên rán như khoai tây, khoai lang chiên, bánh quy ngọt, đồ ăn vặt, đồ ăn chế biến sẵn, thịt đóng hộp, chất béo thực vật ở thể rắn,…
  • Các loại đồ uống không tốt cho sức khỏe như cafe, rượu bia, nước ngọt, đồ uống chứa cồn và ga.
  • Thuốc lá cực không tốt cho sức khỏe toàn diện nói chung và người bị cường giáp nói riêng.
  • Người bị bệnh cường giáp cũng không nên sử dụng sữa tươi nguyên kem bởi nó rất khó tiêu hóa gây chứng đầy bụng khó tiêu. Qua đó khiến bệnh trở nên nghiêm trọng và khó chịu hơn.
Người bị cường giáp tốt nhất nên kiêng muối I-ốt
Người bị cường giáp tốt nhất nên kiêng muối I-ốt

Lưu ý để phòng tránh bệnh cường giáp trong cuộc sống

Bệnh cường giáp không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh mà còn tác động xấu tới công việc, sinh hoạt cũng như gây mất thẩm mỹ. Chính vì vậy, mỗi người cần trang bị cho mình biện pháp phòng tránh bệnh này hiệu quả. Cụ thể:

  • Ở vùng nông thôn, nên chú ý tới nguồn nước ăn uống và sinh hoạt bởi trong các mạch nước ngầm chứa nhiều chất disulfure. Hoạt chất này có thể ức chế sự hữu cơ hoá trong việc tổng hợp hormone tuyến giáp, qua đó gây nên một số bệnh lý trong đó có bướu cổ, cường giáp.
  • Chú ý tới lượng I-ốt trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Để giảm nguy cơ bệnh, bạn chỉ nên ăn 3 – 5 gram muối/1 ngày, tương đương với 1 thìa cafe.
  • Bổ sung các khoáng chất và vitamin tốt cho cơ thể nói chung và tuyến giáp nói riêng như magie, kẽm, vitamin B6, A, E, C…
  • Hạn chế tối đa rượu bia, cà phê các chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá vì chúng là những thực phẩm làm tăng quá trình chuyển hóa, gây mất nước cho cơ thể.
  • Cố gắng vận động thể dục thể thao với các bài tập nhẹ nhàng trong thời gian ít nhất 30 phút/ngày.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm các bệnh lý trong đó có cả bệnh cường giáp để kịp thời điều trị.

Vừa rồi là những thông tin quan trọng liên quan đến bệnh cường giáp. Mặc dù đây là bệnh lý thường gặp nhưng chúng ta cũng không nên chủ quan. Tốt nhất hãy thăm khám bác sĩ ngay nếu cơ thể bạn xuất hiện một vài triệu chứng đã được đề cập ở trên.

Collagen là một loại protein có hàm lượng nhiều nhất trong cơ thể. Trong vài năm trở lại đây, việc bổ sung hoạt chất này đã trở nên thịnh hành. Vậy uống collagen có tác…

Xem chi tiết

Bà bầu bị nghẹt mũi đau họng là hiện tượng thường gặp. Tình trạng này có thể dễ dàng khắc phục bằng những biện pháp chữa trị đơn giản. Tuy nhiên bà bầu cần lưu…

Xem chi tiết

Nghiến răng khi ngủ là hiện tượng thường gặp ở khá nhiều đối tượng, nhất là trẻ em. Đây là một chứng rối loạn vận động giấc ngủ gây khó chịu cho những người xung…

Xem chi tiết

Huyết tương là một trong những thành phần chính cấu tạo nên máu. Nó không chỉ đảm bảo sự sống của con người mà còn giúp phản ánh tình trạng sức khỏe thông qua việc…

Xem chi tiết

Omega 3 là loại thực phẩm chức năng vô cùng quen thuộc với khá nhiều người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết được tác dụng của nó cũng như cách uống sao cho…

Xem chi tiết

Sốt siêu vi là một thuật ngữ Y học dùng để chỉ chung các trường hợp sốt do nhiễm các loại virus khác nhau. Tình trạng này thường không gây nguy hiểm và sẽ tự…

Xem chi tiết

Các sản phẩm vitamin tổng hợp cho bà bầu của Nhật được đánh giá cao về chất lượng và rất được tin dùng tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, sự đa dạng trong nhóm…

Xem chi tiết

Jet lag là gì? Đây là một hội chứng thường gặp khi có sự thay đổi múi giờ đột ngột trong trường hợp: Đi du lịch, du học,... khiến cơ thể rối loạn giấc ngủ…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyên gia

Chuyên khoa

Triệu chứng

Gửi câu hỏi tư vấn