Mụn Mủ Ở Trẻ Sơ Sinh

Mụn mủ ở trẻ sơ sinh là tình trạng phổ biến, thường gặp tại những đất nước có thời tiết nóng ẩm như ở nước ta. Do tình trạng này có thể xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, thế nên bố mẹ cần tìm hiểu kỹ lưỡng để lựa chọn được cách thức điều trị sao cho hiệu quả.

Mụn mủ ở trẻ sơ sinh là gì? Có nguy hiểm không?

Mụn mủ ở trẻ sơ sinh là hiện tượng không hiếm gặp, thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng. Đây có thể là dấu hiệu của một số vấn đề thường gặp sau:

  • Mụn trứng cá sinh lý: Trong khoảng thời gian từ 2-4 tuần sau khi sinh, trẻ thường xuất hiện mụn mủ ở cổ, trán, mũi và hai bên má. Đa phần các nốt mụn này sẽ tự biến mất nên bố mẹ không cần quá lo lắng.
  • Mụn sữa, mụn kê: Mụn mủ trắng ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở chân, má, cổ và cằm sau khi trẻ chào đời.
  • Viêm da có mủ: Đây là tình trạng da của bé bị viêm gồm hai loại là viêm da mủ do tụ cầu và viêm da mủ do liên cầu. Lúc này, trẻ thường xuất hiện mụn mủ ở một số vị trí trên cơ thể.
  • Mụn mủ trẻ sơ sinh do phát ban nhiệt: Trong những ngày thời tiết nắng nóng, thân nhiệt của bé cao kèm theo mồ hôi tiết ra nhiều sẽ khiến làn da bị bít tắc lỗ chân lông, sinh ra mụn mủ.

Nếu trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ ở lưng, mặt, cổ, đầu… là dạng mụn sữa hay các loại mụn do nóng, nhiễm khuẩn, các bạn không cần quá lo lắng bởi chúng thường tự biến mất sau thời gian ngắn. Tuy nhiên, với những trẻ có sức đề kháng kém hoặc mụn trở nặng, lâu ngày không khỏi, bố mẹ cần đưa trẻ thăm khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn điều trị tốt nhất. Bởi lẽ trong một số trường hợp, mụn mủ ở trẻ sơ sinh có thể gây ra những biến chứng như:

  • Viêm da bội nhiễm: Khi tình trạng viêm da bùng phát trên diện rộng, khó kiểm soát sẽ có nguy cơ hoại tử da.
  • Sẹo: Trong trường hợp da xuất hiện những tổn thương sâu sẽ dễ để lại sẹo thâm, mất thẩm mỹ.
  • Nhiễm trùng huyết: Nếu vi khuẩn xâm nhập vào máu sẽ gây nhiễm trùng, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ.
  • Viêm não: Đâu là hậu quả gián tiếp do nhiễm trùng huyết, vi khuẩn chạy lên não theo đường tuần hoàn máu sẽ dẫn tới xuất huyết, viêm màng não,…
  • Trẻ biếng ăn, quấy khóc: Khi mụn mủ tồn tại lâu ngày, lây lan trên da sẽ khiến trẻ đau nhức, sức đề kháng và hệ miễn dịch suy yếu.

Bởi những nguy cơ tiềm ẩn trên, việc theo dõi sát sao khi xuất hiện mụn mủ ở trẻ sơ sinh là điều vô cùng cần thiết.

Những nguyên nhân gây mụn mủ ở trẻ?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ sơ sinh bị mụn mủ trắng ở đầu hoặc ở một vài vị trí khác trên cơ thể. Tiêu biểu trong số đó có thể kể đến những yếu tố như:

  • Một số kích thích tố trong cơ thể mẹ truyền sang trẻ sơ sinh thông qua nguồn sữa không được chuyển hóa sẽ gây tích tụ trong cơ thể trẻ. Từ đây sẽ gây ra mụn mủ ở trẻ sơ sinh.
  • Vệ sinh cho trẻ chưa đúng cách là nguyên nhân gây mụn mủ ở đầu, cổ, lưng và nhiều vị trí khác.
  • Da trẻ bị trầy xước khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong gây ra tình trạng nhiễm trùng. Từ đó sẽ gây xuất hiện các nốt mụn mủ ở trẻ sơ sinh.
  • Dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết cũng được xem là nguyên nhân gây ra mụn mủ trắng ở trẻ sơ sinh với những dấu hiệu kèm theo như da bị kích ứng, ửng đỏ và ngứa.
  • Trẻ nhỏ bị mắc các căn bệnh ngoài da thường gặp như sởi, ghẻ, viêm da hay vảy nến.

Xem thêm: Mụn Mủ Ở Vùng Kín Là Bệnh Gì? Giải Pháp Khắc Phục Hiệu Quả

mun mu o tre so sinh
Vệ sinh chưa đúng cách là nguyên nhân gây mụn mủ ở trẻ sơ sinh

Cách trị mụn mủ ở trẻ sơ sinh an toàn hiệu quả

Để điều trị mụn mủ ở trẻ sơ sinh hiệu quả cần căn cứ vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay, các phương pháp điều trị bệnh phổ biến nhất là sử dụng thảo dược tự nhiên và dùng thuốc trị mụn mủ.

Trị mụn ở trẻ bằng thảo dược tự nhiên

Đây là phương pháp đã được ứng dụng từ lâu với hiệu quả khá tốt, ít gây ra tác dụng phụ đối với sức khỏe. Cụ thể, các bạn có thể sử dụng các loại thảo dược tự nhiên sau đây để đun nước tắm ngoài da cho trẻ sẽ giúp giảm ngứa, đỏ rát, khó chịu cho trẻ.

  • Sử dụng từ lá tía tô: Trong lá tía tô có chứa nhiều thành phần giúp kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Bạn hãy sử dụng loại lá này để đun sôi với nước, chờ nước nguội bớt rồi dùng nước đun để tắm cho bé.
mun mu o tre so sinh
Sử dụng lá tía tô giúp loại bỏ mụn hiệu quả
  • Sử dụng lá trầu không: Bạn sử dụng vài lá trầu không, rửa sạch sẽ và đun sôi với nước. Sau đó, hãy dùng nước trầu không pha loãng để tắm cho bé. Trong quá trình tắm, bạn có thể sử dụng bã lá trầu chà nhẹ lên da để tăng hiệu quả.
  • Sử dụng lá trà xanh: Bạn dùng một nắm lá trà xanh đun sôi kỹ với một lượng nước vừa đủ. Tiếp đến, hãy chờ cho nước nguội bớt rồi sử dụng để tắm ngoài da cho trẻ.

Bạn đang gặp phải VẤN ĐỀ VỀ MỤN nào trên da?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Thuốc trị mụn mủ cho trẻ sơ sinh Tây y

Với những trường hợp bé bị mụn mủ nặng hoặc mụn mủ sưng to do bệnh lý, bố mẹ cần đưa bé thăm khám tại các cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị tốt nhất. Thông thường, bác sĩ sẽ sát khuẩn để vệ sinh da cho bé hoặc sử dụng thuốc trị mụn mủ cho trẻ sơ sinh tùy thuộc vào tình trạng mụn mủ cụ thể:

  • Dung dịch million hoặc thuốc màu: Sử dụng với mục đích khử trùng vết thương, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn.
  • Thuốc chống viêm: Các loại thuốc phổ biến nhất bao gồm Milian, Eosine, Fucidin và Bactroban,…được sử dụng giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm lan rộng.
  • Sữa tắm chuyên dụng có độ pH chuẩn: Sử dụng để tắm, vệ sinh toàn thân cho trẻ mỗi ngày nhằm đảm bảo vệ sinh và tránh tình trạng mụn mủ ở trẻ sơ sinh lây lan.
  • Vitamin: Được bổ sung cho trẻ nhằm tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho trẻ nhỏ.
mun mu o tre so sinh
Chọn sản phẩm làm sạch da phù hợp giúp loại bỏ mụn ở trẻ

Khi sử dụng thuốc Tây y, bố mẹ cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, bạn cũng cần chú ý dùng đúng liều lượng và đúng loại thuốc được chỉ định để đảm bảo an toàn nhất.

Một số lưu ý khi trị mụn mủ cho trẻ

Để điều trị mụn sưng to ở trẻ hiệu quả, ngăn ngừa tái phát, bố mẹ cần lưu ý một số yếu tố sau đây:

  • Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm ở nhiệt độ từ 30 tới dưới 40 độ C. Sau khi tắm nên sử dụng khăn bông mềm hoặc khăn sữa để lau khô cơ thể bé, không để cơ thể ẩm ướt.
  • Lựa chọn tã lót và quần áo mềm và có độ thông thoáng cao giúp da trẻ luôn khô thoáng.
  • Bố mẹ nên rửa tay thật sạch trước khi tiếp xúc với con.
  • Không nặn, chà sát các nốt mụn mủ vì có thể gây gia tăng tình trạng mụn mủ hoặc gây nhiễm trùng da trẻ.
  • Người mẹ đang cho con bú cần xây dựng chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ qua đường sữa mẹ, giúp con tăng sức đề kháng.
  • Giữ gìn môi trường sống của bé đảm bảo sạch sẽ, khô thoáng, hạn chế tối đa vi khuẩn.

Trên đây là một số thông tin cần biết về mụn mủ ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ có thể tham khảo để nắm được tình trạng của con. Do một số trường hợp mụn mủ là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nếu như không được điều trị kịp thời. Thế nên, khi thấy tình trạng mụn kéo dài, phụ huynh cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được tư vấn tốt nhất.

GỢI Ý HAY

Mụn mủ trên mặt là vấn đề ám ảnh của rất nhiều người, nhất là đối với chị em phụ nữ. Đặc biệt, mụn thường bị vỡ bất chợt, gây ra những ảnh hưởng xấu…

Xem chi tiết

Mụn mủ là tình trạng mụn bị viêm sưng và tích tụ mủ trắng bên trong. Khi mụn xuất hiện với số lượng nhiều thường gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của làn da.…

Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *